Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Làm gì để tránh biến chứng bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, mang tính thời đại nhất hiện nay. Nhiều người biết mình mắc bệnh nhưng không có biện pháp điều trị và dự phòng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Tổ chức y tế thế giới, ước tính có khoảng 9% người lớn từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường, dự báo đến năm 2030, tiểu đường sẽ là một trong 7 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Riêng trong năm 2012, có tới 1,5 triệu người tử vong vì bệnh tiểu đường, 80% các trường hợp tử vong ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Lời khuyên phòng biến chứng bệnh tiểu đường
Vậy làm thế nào để hạn chế các biến chứng do tiểu đường, có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này? Hãy làm theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sau đây:
Chế độ ăn phòng tiểu đường
phong-bien-chung-tieu-duong
Lựa chọn thực phẩm có carbohydrate cẩn thận
Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa carbohydrate (carb) bởi khi vào cơ thể chúng đều biến thành glucose tạo năng lượng cho con người hoạt động. Nhiều người cho rằng nếu bị tiểu đường có nghĩa là phải cắt giảm hoàn toàn thực phẩm chứa carb, nhưng không phải như vậy. Có 2 loại thực phẩm chứa carb là carb cao và carb thấp. 
Những thực phẩm có carb cao bao gồm bánh mỳ, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt..., chúng là những thực phẩm nhiều calories, làm nồng độ glucose trong máu cao, dễ chuyển hóa thành chất béo nếu dư thừa. 
Trong khi đó những thực phẩm có carb thấp như rau các loại, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang... làm cho lượng đường vào máu chậm hơn, giữ ổn định đường huyết, có tác dụng làm quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm, no lâu. Người bệnh tiểu đường cần chọn các thực phẩm có carb thấp, và ăn thành nhiều bữa với lượng ít.
chon-thuc-pham-tot-cho-suc-khoe-phong-tieu-duong
Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe
Người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, theo bệnh trạng của mình. Một số những loại siêu thực phẩm rất tốt cho người tiểu đường như: dâu tây, khoai lang, cá có axit béo omega-3, rau màu xanh đậm. 
Đối với các thực phẩm đóng gói cần xem kỹ nhãn sản phẩm tránh chất béo bão hòa và chất béo có trans. Dùng dầu oliu thay cho các loại dầu khác.
an-nhat-phong-tieu-duong
Nói không với muối
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp cho con người hạ huyết áp và bảo vệ thận - cơ quan vốn đã chịu nhiều áp lực với căn bệnh tiểu đường. Những thực phẩm đã chế biến, hay thực phẩm đóng gói thường có hàm lượng muối rất cao, cần tránh ăn các loại này. Thay vào đó hãy ăn và sử dụng các nguyên liệu tươi, dùng các loại thảo mộc.
Người từ 51 tuổi trở lên, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, hoặc mắc bệnh thận mạn tính nên nói chuyện với bác sĩ về lượng muối (natri) được ăn mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những người bị bệnh tiểu đường nên giảm xuống dưới 6g mỗi ngày- tầm 1 muỗng cà phê, tuy nhiên bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn lượng thấp hơn.
Giảm cân
giam-can-phong-bien-chung-tieu-duong
Nếu bạn bị béo phì hãy bắt đầu giảm cân ngay bây giờ. Đối với bệnh nhân tiểu đường cần giảm cân từ từ, trong chế độ ăn cần giảm chất béo nhiều hơn là giảm carb. Một nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra ăn nhiều chất béo có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn, nhất là ở nhóm ăn đồ ăn nhanh và thịt. Nhóm ăn nhiều thực phẩm carb (tinh bột) lại không được cho là có nguy cơ cao mắc tiểu đường.
Chế độ sinh hoạt phòng tiểu đường
ngu-du-giac-phong-bien-chung-tieu-duong
Ngủ đủ giấc
Ngủ quá nhiều hay quá ít đều có thể làm ảnh hưởng đến căn bệnh tiểu đường mà bạn đang mắc phải. Bởi mất ngủ làm cơ thể đói và thèm ăn, nhất là đối với nhóm thực phẩm giàu carb. Điều đó có thể dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ bị các biến chứng của tiều đường như bệnh tim. Vì vậy, hãy duy trì một giấc ngủ đều đặn từ 7- 8 giờ một đêm là tốt nhất cho người mắc bệnh mạn tính.
tap-the-duc-phong-bien-chung-tieu-duong
Tập thể dục
Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích - có thể là đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp, hay chỉ là tập những động tác vận động tại chỗ... Hãy làm bất cứ điều gì để cơ thể được vận động nửa giờ mỗi ngày. 
Tập thể dục giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, giảm cholesterol, duy trì cân nặng, phòng tránh béo phì. Ngoài ra tập thể dục còn làm giảm căng thẳng và giúp hỗ trợ người bệnh tiểu đường.
giam-cang-thang-phong-tieu-duong
Học sống thảnh thơi - giảm căng thẳng
Khi người bệnh bị tiểu đường, nếu bị thêm stress có thể làm lượng đường trong máu tăng lên. Hãy loại bỏ những căng thẳng về thể chất và tinh thần bằng các bài tập thư giãn như tập thở, yoga, thiền định, nó có hiệu quả nhất là với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bỏ thói quen hút thuốc
hut-thuoc-tang-nguy-co-tu-vong-o-nguoi-benh-tieu-duong
Những người có bệnh tiểu đường mà nghiện thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong lên gấp đôi. Ngừng hút thuốc để bảo vệ tim và phổi của bạn bởi hút thuốc làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tổn thương thần kinh, và bệnh thận.
Dự phòng biến chứng bệnh tiểu đường
kiem-tra-duong-huyet-phong-tieu-duong
Kiểm tra đường huyết hàng ngày
Kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày là cách hữu hiệu giúp người bệnh tránh được các biến chứng bệnh tiểu đường như đau dây thần kinh, tim mạch, bệnh về mắt, thận.... 
Kiểm tra đường huyết còn giúp người bệnh biết mức độ đường trong máu của mình để từ đó có chế độ ăn uống, vận động hợp lý và theo dõi liệu trình điều trị bệnh của mình có hiệu quả hay không. 
Bác sĩ có thể giúp bạn thiết lập một mức glucose mục tiêu tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của mỗi người.
nguy-co-bien-chung-tim-mach-voi-tieu-duong
Nguy cơ biến chứng tim mạch với tiểu đường
Bệnh tim là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tiểu đường. Để phòng tránh mắc các biến chứng này bạn hãy kiểm tra định kỳ các chỉ số A1C, đây là biện pháp nhằm kiểm soát đường máu trung bình trong 2 - 3 tháng qua. 
Những người mắc bệnh tiểu đường có thể kiểm tra hai hoặc nhiều lần trong một năm. Kiểm tra trị số huyết áp, đảm bảo huyết áp mục tiêu dưới 140/80mm Hg. Kiểm tra mức độ cholesterol trong máu để tìm nguy cơ mắc bệnh tim mạch...
tieu-duong-tang-nguy-co-nhiem-trung
Chăm sóc cơ thể sau va đập hoặc bị thâm tím
Tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành vết thương, vì vậy khi người bệnh bị thương hay bị bầm tím do va đập, cần điều trị đầy đủ mới mong khỏi bệnh. 
Biến chứng bàn chân như biến dạng, loét chân, hoại tử chân là những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường. Cần kiểm tra bàn chân hàng ngày và điều trị, giữ vệ sinh những vết loét, mẩn đỏ, hoặc sưng.
kham-dinh-ky-de-phong-bien-chung-tieu-duong
Đến bác sĩ thăm khám định kỳ
Trung bình các bệnh nhân tiểu đường cần đi khám bác sĩ 2 - 4 lần một năm. Nếu người bệnh phải dùng insulin hoặc điều trị thường xuyên để duy trì lượng đường trong máu cần phải đi khám thường xuyên hơn. 
Hàng năm người bệnh nên được kiểm tra mắt, thần kinh, tổn thương thận và các biến chứng khác. Khi đi khám bệnh cần nói với bác sĩ về căn bệnh tiểu đường mà mình đang mắc phải.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nước giải khát có đường làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2

Nghiên cứu của Đại học Cambridge cho thấy cho dù bạn béo hay gầy thì uống nhiều nước giải khát có đường sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Trước đây, béo phì thường liên quan đến bệnh tiểu đường type 2. Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu thấy rằng ngay cả những người có cân nặng bình thường cũng có nguy cơ bị bệnh này nếu họ uống nước giải khát có đường.
Những người uống nước giải khát có đường mỗi ngày (trung bình 250ml/ngày) tăng 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Sau khi bỏ những người béo phì ra khỏi nghiên cứu, kết quả cho thấy những người có cân nặng bình thường cũng tăng 13% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 38.250 người trong 17 nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Medical.
Gần 55% người dân Mỹ và 50% người dân Anh thường uống các nước giải khát có ga có đường. Trong 10 năm qua, nghiên cứu cho thấy, nước uống có đường có liên quan đến 1,8 triệu ca tiểu đường type 2 (bao gồm cả những người không béo phì) ở Mỹ; 79.000 ca tiểu đường type 2 ở Anh.
Simon Stevens, CEO của Dịch vụ Y tế quốc gia của Vương quốc Anh (NHS England), nói rằng tuyệt đối không có lý do nào để cho trẻ uống nước giải khát có ga.
Nghiên cứu này được hoan nghênh bởi các chuyên gia mặc dù ĐH Cambridge chỉ mới phát hiện ra mối liên hệ mang tính chất thống kê chứ không chứng minh cụ thể được nguyên nhân và hệ quả.
TS Alasdair Rankin, Giám đốc nghiên cứu bệnh tiểu đường ở Anh nói: "Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng rằng nước giải khát có đường là có hại cho sức khỏe và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2… Chúng tôi khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng các nước giải khát có đường để giảm nguy cơ mắc bệnh này."


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Khôi phục bản lĩnh đàn ông cho người đái tháo đường

Nguy hiểm không kém những bệnh ăn theo như tim mạch, ung thư gan, tai biến mạch máu não… tổ ấm của nam giới bị đái tháo đường có thể tan vỡ khi gặp phải chứng dối loạn cương dương.


Theo một nghiên cứu, có tới gần 1/3 số người đái tháo đường bị giảm xuất tinh, hoặc không xuất tinh. Ở lứa tuổi 40 trở lên rất nhiều bệnh nhân nam bị rối loạn cương dương, nhưng không ít người vì tâm lý mặc cảm, xa lánh chuyện "yêu", họ thường tỏ ra cam chịu khi gặp trục trặc trong đời sống chăn gối. 
Hạnh phúc gia đình sẽ là không trọn vẹn khi hai người không biết chia sẻ, thông cảm, và thiếu"yêu" cũng là một trong những nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc.
Có thể vô sinh
Theo BS. Lâm Đình Phúc (Phó Chủ tịch CLB Đái tháo đường Hà Nội, Nguyên Trưởng khoa Nội tiết-Đái tháo đường, BV Nội tiết TW): Cũng như một số biến chứng như tim mạch, thần kinh, trầm cảm, dạ dày... những người bị đái tháo đường thường gặp, đặc biệt là những người bị đái tháo đường tuýp 1 thì không ít nam giới cũng bị dối loạn cương dương.
Nguyên nhân chính là do bệnh đái tháo đường gây độc thần kinh của hệ thần kinh điều khiển cung phản xạ của việc cương dương. Tình trạng trên bảo dưới không nghe là do hệ thần kinh bị tổn thương làm rối loạn phản xạ cương.
Các dây thần kinh và động mạch có liên quan đến dương vật trong quá trình điều trị các bệnh ăn theo bệnh đái tháo đường cũng có thể bị tổn thương bởi các chấn thương do phẫu thuật. Nhiều loại thuốc thông thường (bao gồm cả thuốc chống trầm cảm và thuốc huyết áp) có thể gây rối loạn cương.
Chứng rối loạn cương dương cũng có thể là do testosterone trong máu người bệnh giảm, vì testosterone là một nội tiết tố nam, kích thích ham muốn, tạo cung phản xạ chỉ đạo việc dương vật cương. 
Lượng đường trong máu càng giao động, bắp thịt càng thoái hóa, ham muốn càng sớm triệt tiêu trong cuộc sống lứa đôi của nạn nhân. Thiếu testosterone nam giới như mất đi vị nhạc trưởng điều tiết bản nhạc gây ra loạn nhịp.
Nguy hiểm nhất là đái tháo đường còn có thể dẫn tới chứng vô sinh do biến chứng xuất tinh ngược. Xuất tinh ngược lúc này là do các bệnh trên hệ thống thần kinh tự động làm huỷ hoại sự phân bố các nhánh thần kinh giao cảm tới vùng cổ bàng quang. Những người mắc bệnh này, nếu muốn có con cần được lọc rửa tinh trùng trong nước tiểu, hay qua chọc hút tinh hoàn để thụ tinh nhân tạo.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị
- Để có một đời sống lành mạnh, các bệnh nhân nam muốn muốn duy trì phong độ trong đời sống chăn gối, trước tiên phải chữa điều trị ổn định bệnh, sau đó cần bổ sung testosterone và các thuốc hỗ trợ cương dương với liều lượng tùy theo sức khỏe của mỗi người.
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện, bởi rất có thể nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhất là ảnh hưởng tới nhịp tim, mà phải luôn tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và khám định kỳ.
- Sức khỏe của bệnh nhân và khả năng chịu đựng điều trị của bệnh nhân là điều quan trọng nhất cho việc điều trị bệnh. Để xác định cách điều trị tốt nhất các bệnh nhân nên tìm đến các chuyên gia tiết niệu, các phòng khám nam khoa để các bác sĩ tư vấn điều trị.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai

Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.


Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai
Thai chết lưu. Nguy cơ thai chết lưu tăng lên đáng kể khi thai nhi quá lớn và nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn khi các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-2
Tiền sản giật. 8% phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh cao huyết áp, phù (giữ nước) và mức độ cao protein trong nước tiểu, thường là sau tuần 20 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-3
Sinh non. Glucose tăng cao trong thời kỳ mang thai ở người mẹ có thể dẫn đến việc sinh non. Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao hơn với các vấn đề về hô hấp và tim, xuất huyết não, khó khăn về tiêu hóa và thị lực kém.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-4
Dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong thời gian này, cơ thể của thai nhi đang dần hình thành, lượng đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tim, tủy sống cũng như xương, thận và hệ thống tiêu hóa.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-5
Vàng da. Khi bà bầu tiểu đường, trẻ sinh ra có thể vàng da. Vàng da xảy ra khi máu có chứa quá nhiều bilirubin, xảy ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Tuy nhiên, chứng vàng da thường là vô hại và sẽ mất dần sau một vài ngày.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-6
Hạ đường huyết sau khi sinh. Thai nhi nhận oxy từ máu của mẹ, đi qua nhau thai. Các chất dinh dưỡng, bao gồm đường sẽ đi qua nhau thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết sẽ gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được ít lượng đường hơn so với khi còn ở trong tử cung của người mẹ. Do vậy, sự dư thừa insulin sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ, nếu không được điều trị kịp thời.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-7
Cân nặng quá mức. Thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về insulin trong tuyến tụy gây ra việc tăng cân quá mức bình thường. Điều này có thể gây ra tổn thương cho thai nhi, nếu thai nhi phát triển quá lớn có thể yêu cầu sinh mổ thay vì sinh bình thường.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-8
Polyhydramnios. Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.
Bien chung nguy hiem cua benh tieu duong khi mang thai-Hinh-9
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai cao hơn. Trẻ do các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường mang thai và sinh ra có nguy cơ cao hơn trẻ em bình thường trong việc béo phì và mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sơ cứu hạ đường huyết ở trẻ

Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như dẫn đến bệnh đái tháo đường, gây hôn mê, chết não và có thể tử vong cho bệnh nhân.

Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết có nghĩa là lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường. Nó là một trong những bệnh nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ dẫn đến những nguy hiểm không lường được cao nhất có thể tử vong. Do đó, cha mẹ cần biết cách sơ cứu hạ đường huyết cho trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Biến chứng của bệnh hạ đường huyết
Sơ cứu hạ đường huyết cho trẻCha mẹ cần biết cách sơ cứu hạ đường huyết cho con để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra
Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như dẫn đến bệnh đái tháo đường, gây hôn mê, chết não và có thể tử vong cho bệnh nhân. Sau cơn bệnh, đường huyết thường không ổn định do có sự thay đổi liều thuốc và chế độ ăn. Do vậy, sau khi gặp vấn đề này, trẻ cần được theo dõi bởi các bác sĩ nội tiết để điều chỉnh liều thuốc và chế độ ăn phù hợp, tránh các biến chứng lâu dài về sau.
Đối với trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị tức thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài. Tai biến này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và thường hay gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dưới 2.500g.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có tới 41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và điều trị tốt nhất có thể.
Nhận biết bé bị hạ đường huyết
Thông thường, cha mẹ khó có thể nhận biết được trẻ có mắc bệnh hạ đường huyết hay không nếu như không có sự hỗ trợ chuẩn đoán của các phương tiện máy móc hiện đại. Ở trẻ sơ sinh các dấu hiệu của bệnh thường không rõ nét và không đặc hiệu. Hầu hết các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong vòng từ 3-48 giờ sau khi sinh. Cha mẹ có thể dựa vào các đặc điểm sau đây để xác định trẻ mắc bệnh hạ đường huyết hay không.
Trước tiên, trẻ mắc bệnh hạ đường huyết thường run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt cơ thể giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh có thể tím, giảm trương lực toàn thân. Ngoài ra, trẻ bị hạ đường huyết cũng có các biểu hiện nghiêm trọng như thở nhanh, nhịp thở gấp, mạnh. Một số trường hợp trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu bệnh nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi chìm vào trạng thái vô ý thức, hôn mê li bì.
Sơ cứu trẻ bị hạ đường huyết
Sơ cứu hạ đường huyết cho trẻĐể sơ cứu trẻ bị hạ đường huyết hiệu quả, cần kết hợp sơ cứu các biểu hiện bên ngoài, giữ ấm, cho bé bú và gọi cấp cứu ngay
Việc sơ cứu, chữa trị căn bệnh này cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc là lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu. Triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng đường tiêu thụ, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc đường để nâng cao độ đường trong máu.
Tùy thuộc vào các biểu hiện phát bệnh và độ tuổi mà chọn biện pháp sơ cứu, điều trị. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn, có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, co giật, hôn mê cần sơ cứu co giật và đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ được tiêm ngay TM 0,5-3g glucose dưới dạng dung dịch glucose 30% (2-10 ml, tuỳ theo tuổi nhỏ hay lớn).
Đồng thời, cần cho bé truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi, 4mg/kg/phút hay 0,25g/kg/giờ (2,5ml/kg/giờ) đối với trẻ sơ sinh và 0,5g/giờ hay 5ml/kg/giờ với trẻ ngoài sơ sinh. Đồng thời cần tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ. Lưu ý với trẻ đang trong tình trạng tiểu đường cần được tiêm đường ưu trương liều để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, cha mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
Trong thời gian này, nên cho bé bú mẹ thường xuyên, đặc biệt với bé hay ngủ và không chịu bú mẹ. Ôm bé thật gần với mẹ (tiếp xúc da mẹ với da bé là tốt nhất) vì điều này khuyến khích bé bú mẹ và cũng giữ ấm cho bé, giảm nguy cơ hạ đường huyết. Nếu lượng đường trong máu của bé vẫn thấp, bác sĩ sẽ trao đổi với cha mẹ về các giải pháp khác như cho bé tạm thời bú bình, bổ sung đường (hoặc glucose) cho bé. Nếu hạ đường huyết vẫn xảy ra, bé sẽ cần làm xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cách chăm sóc mắt khi bị đái tháo đường

Biến chứng về mắt là một trong những nguy hiểm mà người bệnh đái tháo đường phải đối mặt. Nếu không chăm sóc mắt và điều trị tốt, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn.


Cách chăm sóc mắt khi bị đái tháo đường
Tiến triển âm thầm
Biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường có thể biểu hiện âm thầm, từ nhẹ đến nặng. Ban đầu người bệnh thường thấy mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm, vướng, ngứa mắt... Hạn chế hoặc liệt vận động nhãn cầu: Người bệnh nhìn một thành hai (khi hai mắt cùng mở) còn gọi là triệu chứng song thị, có thể kèm theo lệch đầu, vẹo cổ. Mắt không liếc về một phía của cơ bị liệt, có thể kèm theo sụp mi. Mắt bị lác gọi là lác liệt. Đục thể thủy tinh gây nhìn mờ.
Cách chăm sóc mắt khi bị đái tháo đường
Đường máu tăng sẽ phá hủy các mạch máu ở võng mạc và gây ra bệnh võng mạc ĐTĐ, đây là hậu quả về mắt nặng nề nhất do ĐTĐ gây ra. Ở thời kỳ đầu của bệnh, những tổn thương võng mạc chưa làm giảm thị lực nhiều nên người bệnh chưa thể nhận ra.
Đó là những tổn thương mạch máu do mạch máu bị dãn ra gọi là phình vi mạch. Lâu ngày, các chất dịch trong máu sẽ dò qua thành mạch gây phù võng mạc và phù hoàng điểm làm cho người bệnh nhìn thấy ám điểm ở giữa vùng nhìn, hình ảnh bị mờ và nhòe đi, thời gian sau sẽ phát sinh các mạch máu mới, gọi là tân mạch, phù, xuất tiết và nặng hơn nữa là xuất huyết võng mạc và có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, dẫn đến mù lòa.
Ngoài ra, tân mạch có thể phát sinh ở phần phía trước nhãn cầu (mống mắt và góc tiền phòng) gây tăng nhãn áp làm đau nhức và mù nhanh.
Điều nguy hiểm là quá trình này lại tiến triển âm thầm, mặc dù đã có tổn thương sớm ở võng mạc và thủy tinh thể nhưng đa số người không thấy có rõ triệu chứng bất thường về mắt cho đến khi đột nhiên bị giảm hoặc mất thị lực. Khi đó khả năng phục hồi của mắt rất kém, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn.
Dấu hiệu cần khám ngay
Bệnh nhân đái tháo đường cần đặc biệt chú ý chăm sóc đôi mắt của mình, đừng chờ đợi mắt mờ mới đi khám mắt mà hãy khám mắt ngay khi biết mình bị bệnh đái tháo đường để phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh mù loà.
Cách chăm sóc mắt khi bị đái tháo đường
Để phòng ngừa biến chứng trên mắt, bênh nhân đái tháo đường cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Duy trì đường huyết và kiểm soát huyết áp ổn định theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, bỏ thuốc lá. Cần đi khám mắt tại các cơ sở y tế chuyên khoa định kỳ, ít nhất là 1 lần/năm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các biến chứng về mắt.
Đặc biệt, cần đi khám mắt ngay khi có thấy một trong các dấu hiệu: Nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay,..



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tác dụng chữa tiểu đường vượt trội của cây bằng lăng

Những nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh trong lá và quả già của bằng lăng chứa nhiều axít corosolic có tác dụng giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin.

Bằng lăng chữa bệnh tiểu đường

Lá của cây bằng lăng được người dân sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Những nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh trong lá và quả già của bằng lăng có chứa nhiều axít corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin.
Phân tích ra cứ mỗi 20g lá và quả khô trong 100 cc nước có tác dụng tương đương với 6 - 7,7 đơn vị insulin. Tuy nhiên, tác dụng hạ đường huyết tốt nhất là ở quả già và lá già của cây bằng lăng, còn lá non và hoa cũng có tác dụng nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.
Ngoài ra, các hợp chất tanin như ellagitannins, lagertannins, lagerstroemia trong lá bằng lăng cũng được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết.Cách dùng để chữa tiểu đường như sau: Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.
Cây bằng lăng chữa bệnh gút, tiểu đườngCây bằng lăng chữa bệnh gút, tiểu đường và nhiều bệnh tật khác
Tác dụng chữa bệnh khác của cây bằng lăng
Vỏ cây và lá dùng để hãm với nước uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất có ích đối với người có bệnh về bàng quang. Quả bằng lăng được dùng đắp ngoài trị viêm loét miệng. Hạt có tác dụng an thần, gây ngủ. Vỏ cây còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón.
Chữa béo phì, thừa cân - nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: chất có trong lá cây bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ. Đó là thành phần acid corosolic ngoài việc giảm đường huyết còn được chứng minh là giúp làm giảm béo phì. Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể giảm 1 đến 2kg mỗi tuần nhờ sử dụng chiết xuất lá bằng lăng.
Chữa bệnh gout: các nhà khoa học đã chứng minh chất valoneic acid dilactone (VAD) dùng để chữa bệnh gout còn tốt hơn thuốc. Chất này có khả năng ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. Vì vậy người bệnh có thể dùng lá cây bằng lăng cũng theo cách hãm nước uống là cách chữa bệnh rẽ tiền mà rất hiệu quả.
Bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317