Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Các bước chẩn đoán đái tháo đường type 2

Chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thường bao gồm kiểm trađường huyết, đặc biệt khi có nhiều nguyên nhân khác gây ra lượng đường trong máu cao, và phát hiện xem có các tác dụng phụ mà đái tháo đường gây ra trên cơ thể bạn hay không.
Bước 1: Tôi có bị mắc đái tháo đường hay không?
Bác sĩ của bạn sẽ chẩn đoán đái tháo đường type 2 dựa trên các triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, kiểm tra sức khỏe, và kết quả xét nghiệm máu của bạn.
Kiểm tra lượng đường trong máu sẽ chỉ ra nếu bạn bị đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường. Nếu bạn không bị đái tháo đường type 2 nhưng bạn có các triệu chứng như rất mệt, bác sĩ của bạn sẽ tìm hiểu các nguyên nhân khác.
Xét nghiệm máu là một trong các bước kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường hay không
Xét nghiệm máu là một trong các bước kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường hay không
Bước 2: Có một nguyên nhân nào khác khiến tôi bị đái tháo đường?
Đôi khi có một nguyên nhân y học khác gây ra đường huyết cao dù bạn không bị đái tháo đường gọi là đái tháo đường thứ phát. Đối với một vài người bị đái tháo đường thứ phát, tình trạng đái tháo đường sẽ biến mất khi nguyên nhân biến mất. Chẳng hạn như khi mang thai, một số sản phụ có đường huyết tăng cao hơn so với mức bình thường. Đó là đái tháo đường thứ phát.
Bước 3: Tôi có bị đái tháo đường type 2 hay không?
Điều trị đái tháo đường dựa trên thể loại đái tháo đường mà bạn mắc phải. Có 2 dạng là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.
*Nếu cơ thể bạn không sản sinh insulin, bạn bị mắc đái tháo đường type 1.
*Nếu cơ thể bạn sản sinh quá ít insulin hay trở nên kháng insulin, bạn mắc đái tháo đường type 2.
Các bước chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2
Một số yếu tố nguy cơ và triệu chứng của đái tháo đường tuýp 2:
- Ngồi nhiều, thiếu vận động
- Yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình
- Tuổi trung bình trên 50 trở đi
- Huyết áp cao
- Mệt mỏi
- Béo phì
- Mắc bệnh truyền nhiễm tái đi tái lại
- Mắc chứng đi tiểu nhiều
- Hay cảm thấy khát
- FBS>126 mg/dl
Bước 4: Bạn có bị biến chứng đái tháo đường hay không?
Nếu bạn mắc đái tháo đường, bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra các dấu hiệu biến chứng của đái tháo đường. Biến chứng này có thể ảnh hưởng đến mắt, thận, tim, mạch máu và thần kinh của bạn. Nhiều người mắc đái tháo đường hàng năm trời mà không hay biết. Biến chứng của đái tháo đường bắt đầu từ thời điểm bạn bắt đầu mắc bệnh.
Những người bị đái tháo đường thường mắc các bệnh khác như huyết áp cao hoặc cholesterol cao. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra các vấn đề này. Bởi vì khi bạn mắc đái tháo đường và đồng thời mắc các bệnh này, đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ đối với bạn.

Những loại rau dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những rối loạn sức khoẻ phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đã có nhiều loại thuốc cũng như các loại thực phẩm dành cho nhiều bệnh nhân tiểu đường.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn căn bệnh này với nguồn thực phẩm thiên nhiên. Hãy cùng nhau điểm danh các loại rau ngăn chặn bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.
Bông cải xanh: Trong bông cải xanh có chứa các hợp chất quan trọng của sulforaphane giúp điều hòa lượng đường trong máu của cơ thể.
Rau bina: Loại rau lá xanh được biết đến với việc làm giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Những người ăn rau bina hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gần 20 phần trăm.
Củ cải đường: Củ cải đường có khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu cũng như mức huyết áp trong cơ thể.
Đây là một trong những loại rau cho bệnh nhân tiểu đường. Một ly nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp.

Khoai lang: Khoai lang chứa anthocyanins có khả năng kiểm soát đường huyết trong máu.
Khoai lang cũng rất giàu các hợp chất chống viêm và chống virus là thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Cải lá xoăn: Rất giàu chất sắt, kali và vitamin B6 cần thiết và K. Đây là những thực phẩm tuyệt vời chống lại bệnh tiểu đường ở người lớn.
Bắp cải: Bắp cải là một loại rau tuyệt vời có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường.
Bắp cải giúp giảm lượng đường trong máu trong cơ thể và đảm bảo hoạt động của tuyến tụy.
Tuyến tụy giải phóng các enzyme quan trọng được gọi là insulin kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể.
Măng tây: Măng tây là một thực phẩm tuyệt vời giúp tăng chức năng của tụy và thận.
Giúp tăng mức độ insulin trong cơ thể, do đó kiểm soát mức độ glucose trong máu.
Đậu: Đậu có chứa chất xơ và protein và có mức GI thấp hơn những thực phẩm khác.
Thực phẩm chỉ số đường huyết thấp hơn là thực phẩm tự nhiên chống lại bệnh tiểu đường.
Cà rốt: Cà rốt có chứa beta- carotene được chú ý vì khả năng kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể rất tốt.
Cà rốt cũng chứa Vitamin A làm tăng chức năng của hệ miễn dịch.
Tỏi: Tỏi là một chất gia vị, là một trong những loại thực phẩm lành mạnh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Do thành phần dinh dưỡng đáng ngưỡng mộ có trong tỏi giúp điều hòa huyết áp, nồng độ cholesterol thấp hơn và lượng đường trong máu.

Báo động gia tăng đái tháo đường trẻ em: 8 tuổi đã bị bệnh... già

Đái tháo đường (ĐTĐ - tiểu đường) xưa nay thường được “mặc định” là bệnh mãn tính của tuổi già.

Tuy nhiên, hiện bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và các em có thể phải chịu cuộc sống tàn tật ngay từ lúc trẻ vì các biến chứng của bệnh.
Sai lầm từ các chế độ ăn
“Không chỉ trẻ em thành phố mà đã xuất hiện nhiều trẻ em ở vùng núi, nông thôn nhập viện vì các biến chứng nghiêm trọng do bệnh ĐTĐ” - BS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc BV Nội tiết T.Ư nhận định.
Chế độ ăn không hợp lý khiến trẻ béo phì - một nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường (ảnh minh họa).  T.L
Theo BS Phan Hướng Dương, 90% các ca bệnh ĐTĐ ở trẻ em là tuýp 1 - bệnh di truyền và mãn tính từ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhi bị ĐTĐ tuýp 2 - bệnh xưa nay chỉ người trên 45 tuổi mới mắc.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng (Thiệu Yên, Thanh Hóa) vào Bệnh viện Nội tiết T.Ư trong tình trạng người bị nhiều vết thâm tím mãi không khỏi, lại ngứa gãi thường xuyên. Tuy mới 13 tuổi nhưng em đã nặng hơn 70kg. Người nhà cho biết hồi nhỏ Hùng rất gầy nên gia đình đã mua nhiều loại sữa tăng cân cho Hùng uống. 
Cũng nghĩ là đồ ngọt có lợi cho việc tăng cân nên gia đình để Hùng ăn thoải mái khiến em béo phì. Kiểm tra cho thấy chỉ số đường huyết của em lên đến 15mmol/l (trong khi chỉ số đường huyết của người khỏe mạnh chỉ 6-6,5mmol/l). Các biểu hiện ngứa ngáy, thâm tím mãi không khỏi cũng là dấu hiệu bệnh ĐTĐ đã nặng. Gia đình phải chuyển lên Bệnh viện Nội tiết T.Ư để điều trị.
Trước đó, BV Bạch Mai cũng tiếp nhận bệnh nhân nam mới 8 tuổi (trú tại Hà Nội) nhưng đã mắc bệnh ĐTĐ. Bệnh nhi này cao 1m41, nặng tới 58kg. Chỉ số đường huyết của bệnh nhi này lúc đói cũng gấp đôi người khỏe. Theo lời người nhà, bệnh nhi là con một gia đình khá giả, lúc sinh ra chỉ nặng 2,9kg nhưng do được chiều chuộng, ăn uống thả phanh nên cân nặng của em cứ lên vùn vụt.
Theo BS Dương, tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng bệnh viện tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhi tuổi từ 11-15 bị ĐTĐ, có em chỉ số đường huyết lên tới 20mmol/l.
Bài thuốc: Đi bộ 30 phút
GS.TS Trịnh Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết - ĐTĐ chia sẻ, ĐTĐ không gây tử vong tức thì, tuy nhiên là kẻ thù số 1 của chất lượng dân số. Nếu trẻ em bị mắc ĐTĐ mà không được phát hiện kịp thời có thể gặp nhiều biến chứng như giảm thị lực do đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, biến chứng thận, biến chứng tim mạch, bị khuyết tật do phải tháo bỏ chi… 

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu người bị cắt cụt chi do ĐTĐ. 1% người mù lòa trên toàn cầu cũng có thể do ĐTĐ, ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận…
Trong khi đó, theo điều tra của BV Nội tiết T.Ư, tỷ lệ gia tăng người mắc ĐTĐ ở Việt Nam trong những năm qua rất đáng báo động. Chỉ trong 10 năm đã tăng 200% (từ 2,7% năm 2002 lên 5,4% năm 2012), cao gần gấp 8 lần so với sự báo của WHO (tăng 54% trong vòng 20 năm). Tuy nhiên, mới chỉ có 36,3% người bị ĐTĐ được phát hiện và chẩn đoán. Trong đó có 50% được khám và điều trị, 25% điều trị có hiệu quả…
Theo BS Dương, “bài thuốc” tốt nhất của ĐTĐ chỉ là duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động. Nhiều bệnh nhi bị ĐTĐ do béo phì, các bác sĩ tư vấn yêu cầu gia đình giúp bệnh nhi giảm cân bằng cách giảm khẩu phần ăn, năng tập thể dục, vận động. Nhiều em sau 3-4 năm đã không phải dùng thuốc. 
“Chỉ cần mỗi ngày ăn 3-5 suất rau và hoa quả (mỗi suất tương đương 80g), giảm đường và chất béo, đi bộ 30 phút là đã hạn chế được 40% số người bị mắc bệnh tiểu đường” - BS Dương nhấn mạnh.

Những dấu hiệu dễ nhận ra báo hiệu bạn đã bị tiểu đường

Trẻ em cũng không tránh khỏi bị đái tháo đường. Di truyền là một nhân tố gây bệnh, song thực tế bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây truyền cho trẻ ngay cả khi cha mẹ bị mắc bệnh.
Dưới đây là một số sự thật bạn cần biết về những dấu hiệu của bệnh tiểu đường để có thể điều trị và kiểm soát căn bệnh kịp thời
Những dấu hiệu bạn có thể mắc tiểu đường
Nghe và nhìn khó khăn hơn
Nghe kém là triệu chứng phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường, theo thống kê, những người mắc bệnh có tỷ lệ nghe kém cao gấp hai lần ở những người bình thường. Và việc tăng glucose trong máu có thể làm cho tầm nhìn của họ kém đi do tác động đến hình dạng của thủy tinh thể trong mắt.
Cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh
Tuổi tác có thể là yếu tố khiến con người chậm chạp đi một chút, nhưng nếu thường xuyên cảm thấy kiệt sức và cáu kỉnh thì lại là chuyện khác. Hãy nhanh chóng kiểm tra lại tình trạng cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc căn bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Làn da không bình thường hoặc có các triệu chứng thần kinh
Khô, ngứa da có thể là do làn da của bạn không đủ độ ẩm và dưỡng chất cần thiết, ví dụ do thời tiết, hay chế độ ăn uống… nhưng cũng có thể là dấu hiệu lén lút của căn bệnh. 
Hãy xem xét kỹ xem có các vết tối, sẫm trên da ở quanh cổ và các bộ phận khác của cơ thể, các vết cắt hoặc bầm tím không thể lành, dấu hiệu ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân. Nồng độ glucose cao quá mức có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể.
Luôn cảm thấy đói
Khi cơ thể không sử dụng đường hiệu quả, nó sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Đó chính là lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và thèm ăn, bất kể là đã ăn trước đó không lâu hay ăn một bữa hoàng tráng.
Liên tục khát nước và đi vệ sinh rất nhiều
Thực chất hai việc này có liên quan tới nhau. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể cố gắng đào thải bớt lượng đường đăng tăng cao trong máu, do đó sẽ đi tiểu thường xuyên. Khi đó, cơ thể sẽ mất rất mất nước rất nhanh, khiến bạn thấy khát nước và mệt mỏi.
Những việc bạn nên làm để phòng tránh bệnh tiểu đường
Thường xuyên tập thể dục thể thao
Ngủ đủ giấc
Giữ tinh thần thoải mái
Ăn nhiều chất xơ
Tăng cường Omega cho cơ thể
Bổ sung vitamin D
Tăng cường gia vị
 ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN

Học nhiều, lười vận động làm gia tăng đái tháo đường ở trẻ

Suốt ngày học, xem tivi nhiều và nghiện game, hay dùng thức ăn nhanh, lười vận động... Đó là những thói quen dẫn đến tình trạng gia tăng bệnh đái tháo đường ở trẻ em Việt Nam hiện nay.

Tình trạng trẻ em ít vận động thể chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường. Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Tình trạng trẻ em ít vận động thể chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường. Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Cha mẹ thường chủ quan
ThS.BS Phan Hướng Dương (PGĐ BV Nội tiết Trung ương) là người trực tiếp khám và điều trị cho nhiều trẻ em bị đái tháo đường (lứa tuổi từ 11-15) không khỏi giật mình và lo ngại cho một tương lai trẻ em Việt Nam khi lứa tuổi bị căn bệnh này ngày càng "trẻ hóa".
ThS.BS Phan Hướng Dương cho biết, trước đây bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) xuất hiện ở tuổi trên 40 thì hiện nay, có những trẻ 11 tuổi đã mắc. Và đặc biệt, không phải chỉ có trẻ ở thành phố, mà có những trẻ ở các địa phương nghèo vùng miền núi.
Phải học nhiều, không vận động thường xuyên, hay xem tivi và chơi trò chơi điện tử, dùng nhiều thức ăn nhanh là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em bị béo phì. Đây là một trong những nguyên nhân chính của bệnh ĐTĐ.
"Làm bác sĩ, hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân, từ năm này sang năm khác, chúng tôi có những so sánh về căn bệnh này và thực sự đáng lo ngại. Một đứa trẻ bị tiểu đường sẽ mang căn bệnh này suốt đời, nó sẽ kéo theo sự hạn chế phát triển trí tuệ, thể chất…
Khi bị tiểu đường, trẻ sẽ rất mặc cảm, thường không muốn mọi người biết căn bệnh của mình. Vì vậy, khi ăn uống, dự sinh nhật, lễ hội chúng vẫn sẽ hay dùng những thức ăn mà mình không nên và càng khiến bệnh nặng thêm…", ThS.BS Phan Hướng Dương cảnh báo.
Để phát hiện ĐTĐ typ 2 ở trẻ em rất khó, vì nếu đưa con đi khám sức khỏe, rất ít khi các bậc cha mẹ yêu cầu xét nghiệm đường huyết. Nhiều trẻ bị ốm, đi truyền dịch, sau đó được xét nghiệm thấy lượng đường huyết trong máu mới phát hiện được bệnh.
Có những trẻ lượng đường huyết đã tăng hơn 20 ml/lít máu, có biểu hiện của bệnh như đi tiểu nhiều, sụt cân, khát nước nhiều, lúc này gia đình mới đưa đến cơ sở y tế khám và phát hiện ra bệnh. Như một cháu ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nặng hơn 80 cân tự nhiên sụt xuống còn 70 cân, gia đình đưa cháu đi khám và phát hiện mắc bệnh ĐTĐ typ 2.
Theo ThS.BS Phan Hướng Dương, ĐTĐ typ 2 đang tăng nhanh ở người trẻ (dưới 35 tuổi và tăng lên ở trẻ em). Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ở trẻ em tăng cao là "nguồn" bổ sung thêm những người mắc ĐTĐ trẻ tuổi.
Việt Nam có số mắc bệnh đái tháo đường cao nhất Đông Nam Á
Theo ThS.BS Phan Hướng Dương, béo phì liên quan mật thiết với ĐTĐ. Trong khi đó lối sống thay đổi, trẻ em ngày nay đang vận động ít đi. Hiện bệnh ĐTĐ ở Việt Nam tăng quá nhanh, đặc biệt typ 2.
Theo điều tra của BV Nội tiết Trung ương từ năm 2002-2012 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ở độ tuổi từ 30-40 tăng 200%. Trong khi đó, dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2002- 2030 bệnh ĐTĐ typ 2 sẽ tăng lên 54%.
ThS.BS Phan Hướng Dương cho biết, ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ở ngoài cộng đồng chưa được phát hiện chiếm 63,6%. Tỷ lệ này quá cao so với thế giới. Việt Nam đang phấn đấu giảm tỷ lệ này xuống còn 50%. 
"Bởi vì bệnh ĐTĐ typ 2 tiến triển âm thầm trong cơ thể, người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi có những triệu chứng về lâm sàng. Theo nghiên cứu bệnh ĐTĐ có thể tiến triển âm thầm trong cơ thể từ 5-10 năm, thậm chí 12 năm sau mới phát bệnh", ThS.BS Phan Hướng Dương nói.
Ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, năm 2014, Việt Nam là quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, với gần 3,3 triệu người mắc. Đây là nguyên nhân đứng hàng thứ tư trên thế giới gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5-10 năm và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận giai đoạn cuối và cắt cụt chi không do biến chứng.
PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Trường ĐH Y Hà Nội) cho biết, số người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới đã tăng lên con số 382 triệu người. 
Riêng năm 2013, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây ra tử vong cho 5,1 triệu người. Trung bình, cứ 6 giây có 1 người tử vong do nguyên nhân ĐTĐ và các biến chứng; cứ 20 giây có 1 người ĐTĐ bị biến chứng bàn chân, bị cắt cụt chi.

27% dân số mắc bệnh tiền đái tháo đường

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam là 5% dân số và tiền đái tháo đường là 27%. Điều nguy hiểm là 65% số người mắc bệnh này lại không biết.
Tiền đái tháo đường là tình trạng suy giảm hoạt động của hóc-môn insulin trong cơ thể, dẫn đến đường huyết tăng cao vượt ngưỡng bình thường. Tuy mức đường huyết này chưa cao đến mức chẩn đoán đái tháo đường, nhưng tiền đái tháo đường là cửa ngõ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Nếu đã mắc tiền đái tháo đường nhưng không điều trị kịp thời thì hơn 60% số đó sẽ tiến triển thành đái tháo đường trong thời gian trung bình 6 tháng đến 3 năm.
Theo khảo sát hiện có khoảng 40% người Việt không có khái niệm về tiền đái tháo đường, 80% trong số đó thừa nhận biết rất ít hoặc không biết các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi đái tháo đường. 
Điều này được giải thích là do tiền đái tháo đường không có triệu chứng đặc trưng, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.Nhưng chính sự thiếu hiểu biết này đã tạo điều kiện cho tiền đái tháo đường âm thầm phát triển thành đái tháo đường. Và khi đó người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với căn bệnh này. 

Ảnh minh họa
Người béo phì có nguy cơ bị tiền đái tháo đường cao.
Các triệu chứng của tiền đái tháo đường
Tiền đái tháo đường g thường không có triệu chứng nào cả, bệnh tiến triển âm thầm và hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Chỉ một số rất ít các trường hợp có thể có biểu hiện như: thường xuyên đi tiểu, khát nước, thèm ăn, giảm cân, mờ mắt và mệt mỏi. 

Triệu chứng thường không rầm rộ và lẫn với nhiều căn bệnh khác nên người bệnh dễ bỏ qua hoặc không nghĩ đến là dấu hiệu của đái tháo đường.
Ai có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường?
- Những người sống trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh bé nặng hơn 4kg.
- Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang .
- Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở vòng 2.
- Những người có cholesterol cao, chất béo trung tính cao, tỷ lệ thấp HDL / LDL.
- Những người không hoạt động.
- Người già - khả năng sử dụng insulin kém đi khi chúng ta có tuổi. 
Lời khuyên ăn uống cho bệnh nhân tiền đái tháo đường 
- Ăn uống vừa đủ theo nhu cầu sẽ giúp duy trì cân nặng phù hợp và giảm cân ở người bị thừa cân béo phì. Cũng không nên nhịn ăn, chịu đói vì sẽ kích thích cơ chế tạo đường của gan làm đường huyết tăng cao hơn. 
- Ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất (trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày).
- Chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe: gạo không chà trắng, ngũ cốc còn nguyên cám, ăn nhiều các loại thực phẩm có nhiều chất xơ để chậm hấp thu đường vào máu sau ăn và giảm hấp thu cholesterol vào máu (bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi), dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.
- Thực đơn nên có cá tối thiểu 2 lần/tuần, dùng thêm đạm thực vật (các loại đậu, ngũ cốc) thay một phần thịt. 
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch (có trong mỡ động vật, lòng, phủ tạng, dầu cọ, dầu dừa...). 
- Hạn chế ăn mặn bằng cách giảm nêm muối hay tránh nêm thêm trên bàn ăn, hạn chế dùng các thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như thịt hộp, cá hộp, dưa muối, mắm, tương, chao, cá khô... 
- Hạn chế các loại đường mía, nước ép trái cây, nước ngọt, kẹo; bia, rượu, thuốc lá... 
- Không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.