Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Ăn uống trị bệnh đái tháo đường

Theo Đông ydinh dưỡng trong điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là cả một nghệ thuật, có cách nhìn tinh tế tùy theo thể bệnh để mang lại hiệu quả nhất định.
Chứng âm hư dương hư: với sự biểu hiện trong lâm sàng: đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, đặc, thậm chí số lần đi tiểu rất nhiều, lượng nước tiểu nhiều hơn nước uống, mặt xạm, vành tai khô, mỏi lưng, đau khớp, người hàn, sợ lạnh. Lưỡi nhợt, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa, mạch yếu.
Chè sữa tươi: sữa bò 1.000g, hạt óc chó rán 40g, hạt óc chó sống 20g, gạo lức 50g. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Chế biến: vo sạch gạo, ngâm trong nước khoảng 1 giờ đồng hồ, đựng vào rá để khô nước, trộn 4 nguyên liệu nói trên với nhau, dùng cối xay xay cho mịn, rồi sàng ra vụn nhỏ. Đổ nước vào nồi đun sôi, đổ sữa bò và bột óc chó vào, vừa đổ vừa khuấy, đun đến sôi là được. 
Công hiệu: bổ Tỳ ích Thận, ôn dương bổ âm. Dùng trong bữa sáng và bữa tối, trong 3 - 4 tuần liền.
Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà: nhân sâm 6g, trứng gà 1 quả.
Chế biến: nghiền nhân sâm thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng gà là có thể dùng. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giải khát. Mỗi ngày dùng một lần, trong bữa cơm.
Cháo hải sâm: hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lách lợn 1 quả, địa phu tử 10g, ruột cây hướng dương 10g. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Chế biến: ngâm hải sâm đến mức nở ra, rửa sạch thái miếng, lá lách lợn thái nhát, đập trứng gà vào bát, cho ít muối đánh trứng gà, đổ vào hải sâm và lá lách lợn, đưa lên khay hấp cách thủy cho chín, sau đó đổ vào nồi đất nấu với lượng nước vừa phải, sau khi đun sôi, lấy vải màn bọc lấy địa phu tử và ruột cây hướng dương cùng nấu 40 phút là được. 
Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt. Dùng trong bữa ăn hoặc dùng làm điểm tâm.
Biểu hiện điển hình là uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần, ăn nhiều, bên cạnh đó còn kèm theo chứng ngứa da, hay mọc mụn nhọt... Nếu như hiện tượng này kéo dài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng.
Món canh rau chân vịt ngân nhĩ: rễ rau chân vịt 10g, ngân nhĩ tức mộc nhĩ trắng 10g.
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)
Chế biến: rửa sạch rễ rau chân vịt, ngâm ngân nhĩ cho nở ra, cùng nấu canh uống. 
Công hiệu: bổ âm nhuận phổi, sản sinh nước bọt, giải khát. Mỗi ngày dùng 1 - 2 lần trong bữa ăn. Có thể dùng trong 3 - 4 tuần liền.
Chè xanh hấp cá rô phi: cá rô phi khoảng 500g, chè xanh lượng vừa phải. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Chế biến: cá rô phi không đánh vảy, rửa sạch, nhét chè xanh vào bụng cá, đặt lên đĩa cho vào nồi hấp chín là có thể dùng. Công hiệu: bổ hư, giải khát.
Cháo ngọc trúc: nguyên liệu: ngọc trúc từ 15 - 20g, trường hợp dùng ngọc trúc tươi thì dùng từ 30 - 60g, gạo lức 100g, đường phèn vừa phải. 
Cây ngọc trúc
Cây ngọc trúc
Ngọc trúc
Ngọc trúc
Chế biến: rửa sạch ngọc trúc tươi, bỏ rễ, thái vụn sắc nước lọc bã hoặc dùng ngọc trúc khô sắc nước lọc bã, đổ thêm lượng nước vừa phải cùng nấu cháo, nấu cháo nhừ cho đường phèn vào nấu sôi một hai lần là có thể dùng. 
Công hiệu: bổ âm nhuận phế, sản sinh nước bọt giải khát. Lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối, 5 - 10 ngày là một đợt điều trị.
Canh trai nấu mướp đắng: mướp đắng 250g, thịt trai 100g. 
Mướp đắng
Mướp đắng
Chế biến: ngâm trai trong nước sạch hai ngày để cho nó nhả hết bùn đất, rửa sạch thịt trai cùng nấu với mướp đắng với lượng nước vừa phải, nấu chín cho thêm gia vị là có thể dùng. 
Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trừ buồn bực, giải khát. Dùng trong bữa cơm.
Can thận âm hư: chứng can thận âm hư với những biểu hiện trong lâm sàng: đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu trắng, đặc, miệng khô, môi khô, không muốn uống nước, cơ thể suy nhược, mỏi lưng, đuối sức. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa.
Bí đỏ xào thịt ếch: bí đỏ 250g, thịt ếch đồng 90g. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng, tỏi giã nát.
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
 Đổ dầu vào chảo khi nhiệt độ dầu lên tới dầu sôi bắt đầu phi tỏi, sau đó đổ bí đỏ vào chảo xào đi xào lại, cho thêm thịt ếch và lượng nước vừa phải, hầm bằng lửa nhỏ trong nửa tiếng đồng hồ, cho thêm gia vị là có thể dùng. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát. Dùng trong bữa cơm.
Canh ba ba bổ thận: ba ba 1 con khoảng 500g, kỷ tử 30g, thục địa hoàng 15g. Chặt ba ba thành miếng, cho thêm các vị thuốc kỷ tử, địa hoàng, rượu gia vị và lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun sôi,sau đó giảmlửa hầm thịt ba ba đến nhừ là có thể dùng. Công hiệu: bổ can bổ thận, dưỡng âm bổ huyết. Cách dùng: dùng trong bữa ăn hoặc ăn riêng đều được.
Món canh sơn dược ngọc trúc thịt chim bồ câu: chim bồ câu 1 con, sơn dược tức hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g. Rửa sạch chim bồ câu cho vào nồi nấu với sơn dược và ngọc trúc với lượng nước vừa phải, nấu nhừ thịt chim bồ câu, cho thêm muối và các gia vị khác là có thể dùng. Công hiệu: dưỡng âm bổ khí, bổ can bổ thận. Mỗi ngày dùng một lần, ăn cả thịt và canh, có thể dùng thường xuyên.
Vị nhiệt phương hại chất tiết:
Triệu chứng vị nhiệt phương hại chất tiết ăn nhiều hay đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, nước tiểu nhiều; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, ít nước bọt, mạch trơn, đập mạnh.
Món mì nấu với hoài sơn: bột mì 250g, bột hoài sơn 100g, bột đậu xanh 10 gam, trứng gà 1 quả. Dùng nước muối nhào bột mì, bột hoài sơn và bột đậu xanh với trứng gà cho đều thành một khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, nấu chín là có thể dùng. Công hiệu: kiện Tỳ bổ phổi, củng cố chức năng thận và bổ ích tinh huyết. Mỗi ngày dùng 1 - 2 lần trong 3 - 4 tuần liền.
Món chè bách hợp, tì bà và củ sen: bách hợp tươi 30g, tì bà 30g, củ sen tươi 10g, hoa quế 2g. Củ sen thái lát, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với bách hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm hoa quế là được. Công hiệu: thanh nhiệt, nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát. Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối.
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Canh tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: tuỵ lợn 1 cái, trứng gà 3 quả, rau chân vịt 60g. Chế biến: thái tụy lợn thành nhát mỏng, trứng gà khuấy đều, rau chân vịt thái nhỏ. Trước tiên nấu chín tuỵ lợn, sau đó đổ trứng gà đánh tan vào nồi cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nồi nấu sôi, sau cùng cho thêm các gia vị như hành, gừng, muối. Công hiệu: bổ tỳ, ích Phế, nhuận giọng giải khát. Dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên.
Nấu cháo với bột cát căn: bột cát căn 30g, gạo lức 100g. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ, nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ. Công hiệu: thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Ăn uống trị bệnh đái tháo đường

Theo Đông ydinh dưỡng trong điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là cả một nghệ thuật, có cách nhìn tinh tế tùy theo thể bệnh để mang lại hiệu quả nhất định.
Chứng âm hư dương hư: với sự biểu hiện trong lâm sàng: đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, đặc, thậm chí số lần đi tiểu rất nhiều, lượng nước tiểu nhiều hơn nước uống, mặt xạm, vành tai khô, mỏi lưng, đau khớp, người hàn, sợ lạnh. Lưỡi nhợt, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa, mạch yếu.
Chè sữa tươi: sữa bò 1.000g, hạt óc chó rán 40g, hạt óc chó sống 20g, gạo lức 50g. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Chế biến: vo sạch gạo, ngâm trong nước khoảng 1 giờ đồng hồ, đựng vào rá để khô nước, trộn 4 nguyên liệu nói trên với nhau, dùng cối xay xay cho mịn, rồi sàng ra vụn nhỏ. Đổ nước vào nồi đun sôi, đổ sữa bò và bột óc chó vào, vừa đổ vừa khuấy, đun đến sôi là được. 
Công hiệu: bổ Tỳ ích Thận, ôn dương bổ âm. Dùng trong bữa sáng và bữa tối, trong 3 - 4 tuần liền.
Nhân sâm pha lòng trắng trứng gà: nhân sâm 6g, trứng gà 1 quả.
Chế biến: nghiền nhân sâm thành bột, trộn đều với lòng trắng trứng gà là có thể dùng. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giải khát. Mỗi ngày dùng một lần, trong bữa cơm.
Cháo hải sâm: hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lách lợn 1 quả, địa phu tử 10g, ruột cây hướng dương 10g. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Chế biến: ngâm hải sâm đến mức nở ra, rửa sạch thái miếng, lá lách lợn thái nhát, đập trứng gà vào bát, cho ít muối đánh trứng gà, đổ vào hải sâm và lá lách lợn, đưa lên khay hấp cách thủy cho chín, sau đó đổ vào nồi đất nấu với lượng nước vừa phải, sau khi đun sôi, lấy vải màn bọc lấy địa phu tử và ruột cây hướng dương cùng nấu 40 phút là được. 
Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt. Dùng trong bữa ăn hoặc dùng làm điểm tâm.
Biểu hiện điển hình là uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần, ăn nhiều, bên cạnh đó còn kèm theo chứng ngứa da, hay mọc mụn nhọt... Nếu như hiện tượng này kéo dài trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng.
Món canh rau chân vịt ngân nhĩ: rễ rau chân vịt 10g, ngân nhĩ tức mộc nhĩ trắng 10g.
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng)
Chế biến: rửa sạch rễ rau chân vịt, ngâm ngân nhĩ cho nở ra, cùng nấu canh uống. 
Công hiệu: bổ âm nhuận phổi, sản sinh nước bọt, giải khát. Mỗi ngày dùng 1 - 2 lần trong bữa ăn. Có thể dùng trong 3 - 4 tuần liền.
Chè xanh hấp cá rô phi: cá rô phi khoảng 500g, chè xanh lượng vừa phải. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Chế biến: cá rô phi không đánh vảy, rửa sạch, nhét chè xanh vào bụng cá, đặt lên đĩa cho vào nồi hấp chín là có thể dùng. Công hiệu: bổ hư, giải khát.
Cháo ngọc trúc: nguyên liệu: ngọc trúc từ 15 - 20g, trường hợp dùng ngọc trúc tươi thì dùng từ 30 - 60g, gạo lức 100g, đường phèn vừa phải. 
Cây ngọc trúc
Cây ngọc trúc
Ngọc trúc
Ngọc trúc
Chế biến: rửa sạch ngọc trúc tươi, bỏ rễ, thái vụn sắc nước lọc bã hoặc dùng ngọc trúc khô sắc nước lọc bã, đổ thêm lượng nước vừa phải cùng nấu cháo, nấu cháo nhừ cho đường phèn vào nấu sôi một hai lần là có thể dùng. 
Công hiệu: bổ âm nhuận phế, sản sinh nước bọt giải khát. Lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối, 5 - 10 ngày là một đợt điều trị.
Canh trai nấu mướp đắng: mướp đắng 250g, thịt trai 100g. 
Mướp đắng
Mướp đắng
Chế biến: ngâm trai trong nước sạch hai ngày để cho nó nhả hết bùn đất, rửa sạch thịt trai cùng nấu với mướp đắng với lượng nước vừa phải, nấu chín cho thêm gia vị là có thể dùng. 
Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, trừ buồn bực, giải khát. Dùng trong bữa cơm.
Can thận âm hư: chứng can thận âm hư với những biểu hiện trong lâm sàng: đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu trắng, đặc, miệng khô, môi khô, không muốn uống nước, cơ thể suy nhược, mỏi lưng, đuối sức. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch trầm, mạch thưa.
Bí đỏ xào thịt ếch: bí đỏ 250g, thịt ếch đồng 90g. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng, tỏi giã nát.
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
 Đổ dầu vào chảo khi nhiệt độ dầu lên tới dầu sôi bắt đầu phi tỏi, sau đó đổ bí đỏ vào chảo xào đi xào lại, cho thêm thịt ếch và lượng nước vừa phải, hầm bằng lửa nhỏ trong nửa tiếng đồng hồ, cho thêm gia vị là có thể dùng. 
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Công hiệu: ích khí dưỡng âm, giảm lượng đường giải khát. Dùng trong bữa cơm.
Canh ba ba bổ thận: ba ba 1 con khoảng 500g, kỷ tử 30g, thục địa hoàng 15g. Chặt ba ba thành miếng, cho thêm các vị thuốc kỷ tử, địa hoàng, rượu gia vị và lượng nước vừa phải, dùng lửa to đun sôi,sau đó giảmlửa hầm thịt ba ba đến nhừ là có thể dùng. Công hiệu: bổ can bổ thận, dưỡng âm bổ huyết. Cách dùng: dùng trong bữa ăn hoặc ăn riêng đều được.
Món canh sơn dược ngọc trúc thịt chim bồ câu: chim bồ câu 1 con, sơn dược tức hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g. Rửa sạch chim bồ câu cho vào nồi nấu với sơn dược và ngọc trúc với lượng nước vừa phải, nấu nhừ thịt chim bồ câu, cho thêm muối và các gia vị khác là có thể dùng. Công hiệu: dưỡng âm bổ khí, bổ can bổ thận. Mỗi ngày dùng một lần, ăn cả thịt và canh, có thể dùng thường xuyên.
Vị nhiệt phương hại chất tiết:
Triệu chứng vị nhiệt phương hại chất tiết ăn nhiều hay đói, người gầy, buồn bực, cơ thể nóng, ra mồ hôi, táo bón, khát nước, nước tiểu nhiều; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, ít nước bọt, mạch trơn, đập mạnh.
Món mì nấu với hoài sơn: bột mì 250g, bột hoài sơn 100g, bột đậu xanh 10 gam, trứng gà 1 quả. Dùng nước muối nhào bột mì, bột hoài sơn và bột đậu xanh với trứng gà cho đều thành một khối mềm vừa phải, rồi thái thành mì sợi, nấu chín là có thể dùng. Công hiệu: kiện Tỳ bổ phổi, củng cố chức năng thận và bổ ích tinh huyết. Mỗi ngày dùng 1 - 2 lần trong 3 - 4 tuần liền.
Món chè bách hợp, tì bà và củ sen: bách hợp tươi 30g, tì bà 30g, củ sen tươi 10g, hoa quế 2g. Củ sen thái lát, tì bà bỏ hột, đổ nước vào cùng nấu với bách hợp tươi, nấu đến chín cho thêm bột đao thành dạng súp. Khi dùng cho thêm hoa quế là được. Công hiệu: thanh nhiệt, nhuận Phế, sản sinh nước bọt giải khát. Có thể dùng vào bữa sáng và bữa tối.
Ăn uống trị bệnh đái tháo đường
Canh tụy lợn nấu với rau chân vịt và trứng gà: tuỵ lợn 1 cái, trứng gà 3 quả, rau chân vịt 60g. Chế biến: thái tụy lợn thành nhát mỏng, trứng gà khuấy đều, rau chân vịt thái nhỏ. Trước tiên nấu chín tuỵ lợn, sau đó đổ trứng gà đánh tan vào nồi cho đến thành trứng hoa, rồi cho rau chân vịt thái nhỏ vào nồi nấu sôi, sau cùng cho thêm các gia vị như hành, gừng, muối. Công hiệu: bổ tỳ, ích Phế, nhuận giọng giải khát. Dùng trong bữa cơm và có thể dùng thường xuyên.
Nấu cháo với bột cát căn: bột cát căn 30g, gạo lức 100g. Chế biến: gạo lức với lượng nước vừa phải nấu bằng lửa to, rồi đổi thành lửa nhỏ, nấu thêm nửa tiếng đồng hồ, sau đó đổ bột cát căn khuấy đều nấu với cháo cho đến nhừ. Công hiệu: thanh nhiệt sản sinh nước bọt, loại trừ buồn bực giải khát. Dùng vào bữa sáng và bữa tối hàng ngày, có thể dùng trong ba bốn tuần liền.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Thay đổi lối sống ở người bệnh đái tháo đường

Thay đổi lối sống, hay còn gọi là điều trị không dùng thuốc, ở người đái tháo đường được xem là một mũi tên trúng hai muc tiêu: vừa kiểm soát đường huyết, vừa làm ổn định lượng mỡ máu. Thay đổi lối sống bao gồm 3 việc: ngừng thuốc lá và hạn chế bia rượu; thay đổi thói quen ăn uống; tăng cường hoạt động thể lực.
Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu (RLMM) và đái tháo đường (ĐTĐ) mặc dù là hai thể bệnh lý riêng biệt, nhưng đích đến cuối cùng của chúng là làm xơ vữa và tổn thương mạch máu.
Một khi người bệnh bị đồng thời hai tình trạng này sẽ làm cho biến chứng của đái tháo đường xảy ra nhanh và nghiêm trọng hơn.
Thay đổi lối sống ở người bệnh đái tháo đường
Những kiểu sống bất lợi
Lối sống bất lợi cho sức khỏe như ít vận động, béo phì, ăn nhiều chất béo và chất ngọt, dùng ít rau và trái cây, hút thuốc và uống nhiều bia rượu là nguyên nhân dẫn đến RLMM và ĐTĐ týp 2. Ở khía cạnh khác, RLMM là yếu tố nguy cơ gây ra ĐTĐ týp 2, còn ĐTĐ týp 2 là nguyên nhân thường gặp làm RLMM. Vì thế việc thay đổi lối sống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị ĐTĐ týp 2 và RLMM.
Hai thành phần quan trọng của mỡ trong máu là cholesterol và triglyceride, rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ của chúng trong máu tăng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. RLMM thường diễn tiến từ từ và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đến khi biến chứng xuất hiện thì không thể đảo ngược được. Vì thế, người bệnh cần làm xét nghiệm tầm soát mỡ máu định kỳ. Để đánh giá mỡ máu, thầy thuốc thường cho làm xét nghiệm bộ mỡ 4 thông số: cholesterol toàn phần, triglyceride (TG), LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c).
Bốn đặc trưng thường gặp của RLMM ở bệnh nhân ĐTĐ: tăng TG; tăng LDL-c; giảm HDL-c và tăng mỡ máu sau ăn. Nồng độ LDL-c ở bệnh nhân ĐTĐ thường không cao hơn so với người không bệnh ĐTĐ. Nguyên nhân gây ra RLMM ở người ĐTĐ týp 2 là do đề kháng với insulin cùng với rối loạn chức năng của men lipoprotein lipase.
Cơ chế gây xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường (ĐTĐ)
Tăng đường huyết và RLMM đều dẫn đến hậu quả sau cùng là xơ vữa động mạch và tắc mạch. Vì cơ quan nào cũng chứa nhiều mạch máu, vì vậy tổn thương mạch máu sẽ làm tổn hại cơ quan.
Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân ĐTĐ thường gây ra do các cơ chế: tăng đường huyết sẽ tạo điều kiện cho hiện tượng viêm mạch máu xảy ra. Đường huyết tăng cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương và viêm thành mạch, tạo tiền đề cho sự hình thành mảng xơ vữa và xơ cứng thành mạch.
RLMM dẫn đến tăng sự lắng đọng mỡ vào thành mạch. Các loại mỡ xấu như cholesterol toàn phần, TG, LDL-c là thủ phạm gây xơ vữa mạch máu. Khi lượng mỡ xấu tăng cao, nhất là LDL-c, tạo điều kiện cho sự lắng đọng mỡ trong các thành mạch, nội mạc mạch máu bị tổn thương, lâu dần tiến triển thành mảng xơ vữa khiến mạch máu trở nên xơ cứng và lòng mạch máu hẹp dần lại.
Giảm lượng HDL-c, vì đây là loại mỡ tốt có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm HDL-c sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch.
Tuần hoàn máu qua chỗ hẹp bị cản trở, nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn lòng mạch. Nếu động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn sẽ xuất hiện cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử; nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc sẽ dẫn đến đột quỵ, hôn mê, liệt nửa người; nếu động mạch cung cấp máu ở chi bị tổn thương thì sẽ dẫn đến viêm tắc động mạch chi và có thể gây hoại tử chi…
Kiểm soát RLMM ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Theo kết quả các nghiên cứu ở người ĐTĐ týp 2 cho thấy, có đến 40% người bệnh không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết và hơn 70% bệnh nhân không đạt mục tiêu kiểm soát lượng mỡ máu.
Bằng chứng lâm sàng cho thấy, cứ giảm được 1mmol/L (40mg/dL) LDL-c trong quá trình điều trị có ý nghĩa to lớn trong việc giảm đáng kể đến 10% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, 20% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, 24% nguy cơ biến cố tim mạch quan trọng và 15% nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, LDL-c là mục tiêu hàng đầu cần phải kiểm soát ở người ĐTĐ, bên cạnh đó còn phải để ý đến HDL-c và TG.
Những trường hợp RLMM nhẹ có thể ổn định được bằng cách thay đổi lối sống, sau 3 tháng kiểm tra lại nếu thấy chưa đạt mục tiêu thì có thể phối hợp thêm thuốc hạ mỡ máu.
Tuy nhiên, cần điều trị ngay bằng thuốc nhóm statin kết hợp với thay đổi lối sống ở những bệnh nhân ĐTĐ sau đây (bất kể trị số mỡ máu ban đầu là bao nhiêu): có bệnh tim mạch, không có bệnh tim mạch nhưng lớn hơn 40 tuổi và có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
Ở bệnh nhân không có các yếu tố vừa kể, nên xem xét điều trị thuốc nhóm statin kết hợp với thay đổi lối sống nếu nồng độ LDL-c vẫn còn > 100 mg/dL (2,6 mmol/L) hay có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch. Ở bệnh nhân không có bệnh tim mạch, mục tiêu chính là LDL-c < 100 mg/dL (2,6 mmol/L). Nếu có bệnh tim mạch, mục tiêu LDL-c < 70 mg/dL (1,8 mmol/L), có thể xem xét dùng thuốc nhóm statin liều cao.
Các mục tiêu mỡ máu khác bao gồm nồng độ TG < 150 mg/dL (1,7 mmol/L), HDL-c > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam giới và > 50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ giới. Cần chú ý ưu tiên mục tiêu điều trị LDL-c với thuốc nhóm statin trước.
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống, nếu thực hiện tốt có thể giảm được 15 - 20% cholesterol toàn phần. Gồm ba phần cơ bản sau đây: ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều bia rượu; thay đổi thói quen ăn uống; tăng cường hoạt động thể lực.
Thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng cholesterol gây hại như LDL-c, thuốc lá còn gây ra đề kháng insulin làm cho đường huyết tăng cao. Uống rượu quá nhiều sẽ dễ bị tăng triglyceride hơn.
Thay đổi thói quen ăn uống cần tập trung vào giảm mỡ bão hòa, mỡ trans và tổng lượng mỡ ăn vào; tăng acid béo omega-3, chất xơ hòa tan và stanols/sterols thực vật.
Thay đổi lối sống ở người bệnh đái tháo đường
Hoạt động thể lực cải thiện yếu tố nguy cơ tim mạch cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2
Lợi ích của hoạt động thể lực ở người ĐTĐ týp 2 là rất nhiều: cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như đường huyết, mỡ trong máu, huyết áp; giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chết đột ngột; tăng nhạy cảm với insulin; kiểm soát cân nặng và giảm mô mỡ; giúp cho xương chắc khỏe, khớp linh hoạt, cơ dẻo dai, giảm nguy cơ té ngã; giúp người bệnh tự tin, giảm căng thẳng.
Nên tập tối thiểu là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang… đều được. Nhưng chọn loại nào phải phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh.
Thuốc kiểm soát mỡ máu
Hiện nay có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ trong máu: nhóm Fibrate, nhóm Statin, nhóm Resin, nhóm Niacin... Mỗi nhóm có tác dụng hạ mỡ theo những cơ chế khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng loại nào phù hợp trong điều trị cho bệnh nhân sẽ do thầy thuốc chuyên khoa quyết định.
Cần lưu ý là hầu hết các thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng phụ nhất định cho cơ thể. Cho nên người bệnh không nên tự dùng thuốc nếu không có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

BS.CKI. NGUYỄN THANH HẢI

Công bố nghiên cứu lâm sàng mới về kiểm soát Đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo Jeppesen và cộng sự, năm 2010 thế giới có khoảng 220 triệu người bị ĐTĐ, phần lớn là type 2. Ước tính tới năm 2020 số người bị ĐTĐ sẽ là 300 triệu người.
Các thuốc hay được sử dụng trong điều trị ĐTĐ theo Tây y
Vì số lượng bệnh nhân ngày càng tăng nên nhu cầu về thuốc điều trị rất lớn. Trong điều trị ĐTĐ hiện nay bác sỹ thường sử dụng insulin và các thuốc uống. Insulin là nội tiết tố tuyến tụy có khả năng làm hạ đường huyết bằng cách giúp đường vào trong tế bào cơ, gan và mỡ để sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Các thuốc uống hạ đường huyết được phân loại dựa theo cơ chế tác dụng cơ bản của thuốc, gồm có: thuốc kích thích làm tăng tiết insulin (Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid), thuốc làm tăng nhạy cảm insulin và tăng sử dụng insulin ở ngoại vi (Metformin, Glucophage..), thuốc làm giảm hấp thu các chất đường bột sau ăn (Acarbose, Glucobay, Miglitol). Với mỗi thuốc này khi đưa vào sử dụng trong điều trị đều cần có hàng trăm nghiên cứu lâm sàng trong hàng chục năm.
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng hạ đường huyết từ thảo dược
Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện được tác dụng hạ đường huyết của Anemarrhena asphodeloides (cây măng tây), Stevia rebaudiana (cây cỏ ngọt) và Smilax glabra (thổ phục linh). Ở nước ta một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng hạ đường huyết của Mướp đắng, Bạch truật, Thổ phục linh. Tuy nhiên trong kho tàng kinh nghiệm dân gian vẫn còn nhiều cây thuốc loại này chưa được phát hiện.
Mới đây, khoa Đông y, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa công bố nghiên cứu lâm sàng sản phẩm TĐCARE (chiết xuất từ 7 thảo dược quý: khổ qua, dây thìa canh, hoài sơn, sinh địa, thương truật, linh chi và tảo spirulina) với đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của sản phẩm TĐCARE trong điều trị bệnh nhân ĐTĐ type 2” với 2 mục tiêu:
Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ đường máu, chỉ số HbA1c và các chỉ số xét nghiệm liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 của sản phẩm TĐCARE.
Các tác dụng phụ được ghi nhận khi bệnh nhân sử dụng sản phẩm TĐCARE.
Nghiên cứu đã chọn ra 60 bệnh nhân bị tiểu đường type 2 lâu năm (thường trên 10 năm) đang điều trị nội và ngoại trú tại bệnh viện TƯQĐ 108 trong thời gian từ 04/2013 đến 04/2014. Bệnh nhân khi được chẩn đoán xác định ĐTĐ type 2 chưa hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết sẽ được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm nghiên cứu (sử dụng thuốc hạ đường máu + TĐcare) và nhóm chứng (chỉ sử dụng thuốc hạ đường máu). Định kì bệnh nhân được theo dõi các chỉ số như Glucose máu, HbA1c, chỉ số về chức năng gan, thận, tác dụng phụ của thuốc.
Kết quả của nghiên cứu lâm sàng viên tiểu đường TĐCare
Sau điều trị 3 tháng, những bệnh nhân nhóm nghiên cứu có tác dụng làm hạ đường huyết tốt hơn từ 10,20 xuống 6,37 (p<0.05) so với nhóm chứng (từ 9,92 xuống 7,23). Ngoài ra, khi sử dụng viên tiểu đường TĐCare có thể giảm được liều thuốc tân dược ở những bệnh nhân ĐTĐ type 2 mức độ vừa và nhẹ.
Công bố nghiên cứu lâm sàng mới về kiểm soát Đái tháo đường
Chỉ số HbA1c của những bệnh nhân nhóm nghiên cứu sau 3 tháng điều trị có xu hướng giảm từ 8,63% xuống 6,14%. Ngược lại, HbA1c của bệnh nhân nhóm chứng có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (từ 7,77% xuống 7,47%). Kết quả đáng mừng hơn khi số người dùng TĐCARE sau nghiên cứu có mức ổn định đường huyết và HbA1c rất tốt và duy trì trong khoảng cho phép.
Công bố nghiên cứu lâm sàng mới về kiểm soát Đái tháo đường
Sau 3 tháng điều trị, ở nhóm nghiên cứu đã giảm được Cholesterol máu từ 6,72 xuống 4,53 và Triglycerid máu từ 4,86 xuống 2,13.
Công bố nghiên cứu lâm sàng mới về kiểm soát Đái tháo đường

Đánh giá tác dụng phụ ở nhóm nghiên cứu cho thấy sử dụng TĐCARE không gây dị ứng da, không gây rối loạn đại tiện, hay ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của cơ thể.

Đừng để đái tháo đường đe dọa tính mạng

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, bệnh mạch vành,... Trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người cao tuổi bị ĐTĐ. Tại Việt Nam, theo điều tra mới nhất của Viện Lão khoa, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người từ 60 tuổi trở lên là 12,1%.
ĐTĐ ở người cao tuổi xảy ra như thế nào?
Đường được đưa vào cơ thể bằng con đường thức ăn và chuyển hóa tạo thành đường đơn (glucose). Sau khi lưu hành trong máu, glucose được đưa vào tế bào để sử dụng tạo thành năng lượng trong cơ thể. Bình thường, tuyến tụy tiết ra lượng insulin vừa đủ để đáp ứng vận chuyển glucose. Khi lượng glucose trong máu xuống thấp, tuyến tụy sẽ ngừng bài tiết insulin. Trên 95% bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi là ĐTĐ týp 2 (còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin). Số người mắc bệnh tỷ lệ thuận với chế độ ăn uống, lối sinh hoạt tĩnh tại và bệnh tật có liên quan. Ở những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tuyến tuỵ bài tiết đủ insulin nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insulin, hoặc do lượng glucose được đưa vào cơ thể quá nhiều, lượng insulin do tụy bài tiết ra không đủ để đáp ứng cho việc vận chuyển glucose trong cơ thể. Kết quả là lượng đường trong máu tăng cao đến một mức nào đó sẽ bị đào thải ra nước tiểu, gây nên tình trạng ĐTĐ. Người bệnh thường có biểu hiện 4 nhiều: đái nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, ăn nhiều. Ngoài ra, còn có biểu hiện mệt mỏi, ngứa, tê bì ở tay, chân, nhìn mờ, khô da,... Bệnh khởi phát chậm, các triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng. Thường gặp ở người thể trạng béo và có liên quan mật thiết với tiền sử gia đình.
Đừng để đái tháo đường đe dọa tính mạng
Xơ vữa mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường.
ĐTĐ gây biến chứng gì?
Biến chứng của bệnh ĐTĐ là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể làm chậm tiến triển và hạn chế mức độ của các biến chứng bằng cách quản lý tốt bệnh ĐTĐ. Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh như hạ đường máu, nhiễm toan ceton, tăng đường máu. Các biến chứng mạn tính gồm: biến chứng chuyển hóa, bệnh lý thần kinh, bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu thận, bệnh lý bàn chân, bệnh lý mạch vành,...
Điều trị ĐTĐ như thế nào?
Điều trị ĐTĐ phải kết hợp thuốc hạ đường huyết, kiểm soát chế độ ăn uống và có phương pháp luyện tập phù hợp.
Chế độ ăn uống: Rất quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ, phụ thuộc vào các yếu tố: cân nặng; giới tính; nghề nghiệp (mức độ lao động); thói quen và sở thích. Chế độ ăn cho người ĐTĐ cần đáp ứng được các yêu cầu sau: đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường; thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, cân đối về tỷ lệ các chất lipid, protid, glucid; đủ các yếu tố vi lượng; thực hiện thời điểm ăn, số lượng bữa ăn trong ngày phù hợp với sự thay đổi sinh lý của từng lứa tuổi. Nếu người bệnh ĐTĐ kèm theo thừa cân hoặc béo phì, tỷ lệ các chất được đưa vào cơ thể cần giảm 10 - 20%; kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc điều trị (nếu có). Nên dùng các loại carbohydrat (chất bột) hấp thu chậm có trong khoai tây, ngũ cốc, gạo, sữa và các loại rau quả khác. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến, nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, ưu tiên ăn cá. Không dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh, nên chọn các loại trái cây nhưng với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. Một ngày nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi. Chất xơ ở rau quả làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường. Tuy nhiên, phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... Các loại thức ăn nên được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh; tránh xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối). Người bệnh ĐTĐ cần hạn chế rượu, bia vì rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh càng không được uống rượu để tránh biến chứng này nặng hơn.
Luyện tập: Luyện tập hằng ngày và đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Luyện tập giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, giảm lượng đường trong máu, giảm trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh ĐTĐ. Khi hướng dẫn chế độ luyện tập cho người cao tuổi, cần lưu ý những đặc điểm sau: Chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh. Không nên luyện tập quá sức vì luyện tập cường độ cao làm gia tăng nguy cơ tim mạch và chấn thương. Nên hướng dẫn người cao tuổi các bài tập ở cường độ thấp và trung bình. Nên tập thể dục hằng ngày với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khỏe. Không nên tập thể dục vào thời gian quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Hướng dẫn cách để phòng chống hạ đường máu trong khi tập. Không luyện tập khi đang mắc những bệnh cấp tính, lượng đường trong máu quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng. Cần tư vấn cho người bệnh về mức độ và thời gian luyện tập, xác định cường độ tập tối đa để giúp người bệnh luyện tập đúng cách.

ThS.BS.Nguyễn Hải Yến

Làm thế nào chung sống với bệnh đái tháo đường?

Ngày 23/3, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức thành công chương trình tọa đàm: “Dinh dưỡng cho người đái tháo đường”, với sự tham gia của chuyên gia và thạc sỹ đầu ngành bệnh viện.
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, tăng đường huyết mạn tính, do thiếu về số lượng hoặc chất lượng của Insulin. Bệnh đái tháo đường dẫn tới các biến chứng cấp tính, mạn tính đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Trên thực tế, sự hiểu biết của nhân dân về bệnh đái tháo đường còn hạn chế nên phần lớn chưa chủ động đi kiểm tra mà phát hiện bệnh tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cơ thể có biểu hiện bất thường. Khi phát hiện ra bệnh, không ít bệnh nhân “sợ” nên có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Người bệnh có dùng thuốc nhưng đôi khi lại chưa phù hợp… Tại buổi tọa đàm, các bệnh nhân thực sự quan tâm những vấn đề đó.
Bằng kinh nghiệm, kiến thức khoa học, PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia Dinh dưỡng và ThS Phan Thanh Sơn đã trao đổi, chia sẻ nhiều thông tin bổ ích với các bệnh nhân.
PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh: Điều trị đái tháo đường phải tuân theo nguyên tắc kiểm soát đường huyết: chế độ ăn, thay đổi lối sống, phối hợp thuốc. Dinh dưỡng cho người đái tháo đường bao gồm cả Glucid, Protid, Lipid nhưng quan trọng nhất là nhóm đường Glucid (tức bột đường) thì phải chọn các loại không ngọt quá, không có đường tinh chế nhiều, ví dụ: cơm, gạo, mì vẫn ăn hàng ngày nhưng không nên xay sát kỹ, gạo lức, gạo giã rối, bánh mì toàn phần, ngô, khoai hoặc sắn
Thuốc đông y hay thực phẩm chức năng chỉ có chức năng hỗ trợ. Những chế phẩm này vẫn có tác dụng không mong muốn, cần được theo dõi định kỳ. Mỗi người bệnh có phác đồ điều trị riêng, nên dùng thuốc điều trị theo đơn.
ThS Phan Thanh Sơn: đái tháo đường type 1 là do tình trạng thiếu hụt Insulin thứ phát, do sự phá hủy các tế bào beta tiểu đảo tụy theo cơ chế tự miễn. Một số trường hợp khác do sự mất khả năng sản xuất Insulin không rõ nguyên nhân. Đa số bệnh xuất hiện từ thời niên thiếu hoặc thanh thiếu niên. Bệnh có tính lệ thuộc Insulin, việc điều trị thường phải dùng Insulin.
đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc Insulin) có cơ chế bệnh sinh đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và kết hợp với béo phì trong 60-80% trường hợp, thường xuất hiện sau 30 tuổi. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và stress. Việc điều trị thường là sử dụng các loại thuốc uống, đôi khi cũng dùng Insulin.
Trong thời lượng gần 2 tiếng, tuy chưa đủ dài nhưng đã giải quyết phần nào thắc mắc, băn khoăn của khách mời về bệnh đái tháo đường. Bằng sự chia sẻ thông tin bổ ích, những hiểu biết căn bản về chế độ dinh dưỡng, giai đoạn điều trị hiệu quả bệnh …chương trình tọa đàm: “Dinh dưỡng cho người đái tháo đường” góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người để chung tay kiểm soát và hạn chế bệnh đái tháo đường trong nhân dân.

Thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mạn tính gây tổn hại sức khỏe, chi phí tốn kém do nhiều biến chứng nặng nề. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hẳn bệnh đái tháo đường nhưng 80% trường hợp ở tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng tăng cường hoạt động thể lực và chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường nên dùng hàng ngày:
Các loại đậu: Các loại hạt đậu như đậu nành, đậu tương, lạc, đậu hà lan… có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 47%. Đây là còn là loại thực phẩm hữu ích nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì chúng chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn, protein… giúp ổn định đường huyết. Vì vậy, nên sử dụng thường xuyên giúp ổn định đường huyết.
Thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường
Rau xanh tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Các loại trái cây ít ngọt: Hàng ngày bệnh nhân đái tháo đường cần ăn trái cây tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Không nên ép lấy nước uống, chất xơ ở trái cây là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và giảm lượng đường sau khi ăn. Các loại quả nên ăn là anh đào vì chứa rất nhiều chất anthocyanin với tác dụng kích thích sản xuất insulin; Ổi, bưởi cũng có tác dụng giảm đường huyết. Ngoài ra, táo, lê, mơ, quả kiwi, dâu tây, lựu, bơ, xoài,... là những loại quả có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng. Còn một số loại quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, nho, dưa hấu, dứa, cam…người bệnh nên rất hạn chế.
Để tránh làm tăng đường huyết người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn như; Không ăn nhiều hơn 150g mỗi lần, khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối thiểu 6 giờ. Uống nhiều nước ngay sau khi ăn trái cây.
Các loại rau: Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Rau nhiều chất xơ như: bông cải xanh, măng tây, cà rốt và rau bina, rau muống, ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, dưa chuột, củ cải trắng, đậu bắp,... nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2 - 3 bó rau) tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Vì trong nhiều loại rau khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormon giúp cơ thể hấp thụ glucose. Vì vậy, hàng ngày cần ăn một trong các loại rau trên tốt cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
Cá, tôm, thịt nạc: Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn thịt nạc hàng ngày. Cá bơn, cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm (bỏ da) và thịt thăn chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bệnh đái tháo đường.
Lưu ý: Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm. Không nên thay đổi chế độ ăn cũng như khối lượng của các bữa ăn.

Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Thị Kim

Béo phì - Mối nguy của bệnh đái tháo đường

Béo phì có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, nhưng các yếu tố nguy cơ gây bệnh thì lại khá rõ ràng. Cân nặng thấp khi sinh dễ trở nên béo phì ở tuổi trưởng thành. Đây cũng là đối tượng dễ bị mắc hội chứng chuyển hóa (béo trung tâm, rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp).
Béo phì và vấn đề kháng insulin
Năm 1962, James Neel đã giả thiết rằng sở dĩ bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) phát triển nhanh trên mức độ toàn cầu vì có những yếu tố trợ giúp trong môi trường vào yếu tố tiềm tàng có sẵn trong cơ thể; đó là yếu tố gen. 20 năm sau, cũng chính Neel đã cải chính lại giả thiết của ông chỉ đúng với ĐTĐ không phụ thuộc insulin.
Béo phì - Mối nguy của bệnh đái tháo đường
Những người béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường
Điểm chính yếu của giả thuyết này là yếu tố về “gen tiết kiệm”. Ngày nay khi mà xã hội đạt tới mức xã hội hóa cao, lao động thể lực giảm xuống, tình trạng thừa mỡ, thừa năng lượng tăng lên thì yếu tố này cũng được xem là thủ phạm của cả bệnh béo phì và ĐTĐ typ 2. Trong thực tế nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng giảm cân cải thiện tình trạng tăng nhạy cảm của insulin và ngược lại.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những biến chứng của béo phì như ĐTĐ là kết quả của chuyển hóa bất thường của sự dư thừa các acid béo tự do, các triglyceride trong các tế bào không phải tế bào mỡ. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các tế bào beta của đảo tụy khi bị tích lũy quá nhiều mỡ sẽ bị nhiễm độc mỡ. Chính nhiễm độc lipid là nguyên nhân gây chết tế bào. Đây cũng là luận cứ để giải thích sự tiến triển tịnh tiến, lâu dài hàng chục năm giai đoạn tiền lâm sàng của người mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Ngày nay giai đoạn này được gọi là giai đoạn “tiền ĐTĐ”.
Trong bệnh béo phì, quá trình tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglyceride dần được tích lũy lại. Người ta thấy ở người béo phì, ĐTĐ lâm sàng thường xuất hiện sau khi 50-70% tế bào tiểu đảo tụy bị tổn thương, trong khi thực nghiệm bằng cách cắt bỏ tụy thì phải trên 90% lượng tế bào đảo bị cắt bỏ, bệnh ĐTĐ mới xuất hiện.
Cũng trong thực nghiệm, nếu dùng leptin – một hormone có vai trò chống lại quá trình nhiễm mỡ, làm giảm lượng triglyceride trong tế bào thì khả năng bài tiết insulin được kích thích bởi nồng độ glucose cao, lưu hành trong máu sẽ được khôi phục. Trong bệnh béo phì, mức acid béo tự do tăng mạn tính đã có tác động ức chế sự tiếp nhận các glucose được hoạt hóa bởi insulin.
Các nghiên cứu cũng cho thấy tăng mức acid béo tự do trong huyết tương gây ra một khiếm khuyết vận chuyển hoặc phosphoryl hóa, bằng chứng là hoạt tính của glycogen synthase bị ức chế rõ rệt vào đúng thời điểm thu nhận các thay đổi trạng thái lỏng của màng tế bào, gây ảnh hưởng đến thụ thể insulin được gắn vào lớp lipid kép của bào tương. Acid béo tự do cũng làm tăng đề kháng insulin ở gan (đề kháng trung tâm) – tuy vấn đề này vẫn đang được tranh luận.
Trong ĐTĐ typ 2 kháng insulin được xem là giai đoạn sớm của quá trình tiến triển bệnh. Thực tế, ngay ở giai đoạn này cùng với kháng insulin, nhiều rối loạn khác đã xảy ra. Cũng từ thực tế là rất nhiều người bệnh ĐTĐ typ 2 có nồng độ insulin trong máu bình thường thậm chí tăng cao, ngay sau khi ăn hoặc uống nước đường, người ta đã đặt ra giả thuyết là có sự suy giảm hoạt động của insulin nội sinh. Sự suy giảm này có thể xảy ra ở các khâu như giảm độ nhạy của insulin, giảm đáp ứng trong bài tiết insulin và cuối cùng là do cả hai nguyên nhân kể trên.
ĐTĐ typ 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó béo phì là một trong những yếu tố đó. Những công bố gần đây nhất cho thấy chỉ số BMI ở người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 ở Hong Kong với nam là 24,3kg/m3; với nữ là 23,2kg/m3. Điều tra dịch tễ học ĐTĐ quốc gia của Việt Nam cho thấy khi chỉ số BMI là 22,6kg/m3 đã có liên quan chặt chẽ với người mắc bệnh ĐTĐ.
Làm thế nào để phòng bệnh?
Béo phì là vấn đề sức khỏe cộng đồng, mọi người đều phải quan tâm. Để phòng chống bệnh thừa cân, béo phì có hiệu quả buộc phải có những chương trình quốc gia để quản lý, giám sát. Phòng chống bệnh béo phì có 3 mục tiêu tiếp cận với 3 mục đích khác nhau: Phòng bệnh chung (mức độ cộng đồng); phòng bệnh chọn lọc tập trung vào nhóm người có yếu tố nguy cơ; Phòng bệnh với những mục tiêu cụ thể, chọn lọc từ nhóm trên, để lấy ra những người được xem là có yếu tố nguy cơ nổi trội nhất, đặt ra những mục tiêu cụ thể buộc phải được hoàn thành trong những giai đoạn nhất định.
Béo phì - Mối nguy của bệnh đái tháo đường
Tư vấn cho người béo phì về chế độ ăn hợp lý
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, nơi đang có những thay đổi nhanh chóng về môi trường sống, lối sống, đang có sự thay đổi đáng kể về mô hình bệnh tật. Cho tới nay, nhiều chuyên gia cho rằng ở khu vực này, nguyên nhân gây nên bệnh do các yếu tố môi trường, ngoại lai nhiều hơn là những khiếm khuyết trong chuyển hóa – vốn được coi là nguyên nhân chính trong bệnh căn của bệnh béo phì.
Để dự phòng bệnh ở cộng đồng chủ yếu bằng tuyên truyền, giáo dục để làm giảm cân bằng cách: thay đổi lối sống, tăng hoạt động thể lực, giảm và bỏ hẳn thuốc lá, hạn chế bia rượu và các thói quen có hại khác trong sinh hoạt.
Các đối tượng có yếu tố nguy cơ dễ mắc béo phì là những người có yếu tố gia đình, người lao động tĩnh tại, làm việc nhiều với máy tính…
Điều trị béo phì như thế nào?
Người ta đã ước tính chi phí cho điều trị béo phì là rất tốn kém, tuy nhiên nếu xét về mục đích dự phòng ĐTĐ typ 2 thì còn rẻ hơn nhiều. Cho đến nay điều trị béo phì chủ yếu vẫn là thực hiện chế độ ăn, chế độ luyện tập; những can thiệp y tế chỉ được đặt ra khi các biện pháp can thiệp trên không có kết quả.
Nhiều công trình khoa học đã chứng minh thay đổi lối sống bao gồm thực hiện hành vi, ăn uống hợp lý; tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện được tình trạng thừa cân. Nhiều quốc gia đã có chương trình hành động cụ thể và đã thu được kết quả tốt đẹp.
Về chế độ ăn, cần chọn những thực phẩm phổ biến, tiện lợi vốn rất nhiều ở nước ta; phân bố bữa ăn thích hợp; số lượng thực phẩm dành cho một bữa phù hợp, cố gắng không cần đến các bữa phụ. Tỷ lệ dầu mỡ cho người Việt Nam được đề nghị dưới 15%, tỉ lệ carbonhydrat 60-65%, protein dưới 15%. Ngoài ra hoa quả tươi, rau tươi và các thức ăn tự nhiên phải được tăng cường; hạn chế uống rượu bia.
Trong chiến lược phòng chống bệnh béo phì thì công tác giáo dục cho  cộng đồng nâng cao nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi để họ tự lựa chọn thực phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại. Các chất ngọt không  năng lượng, các thực phẩm thay thế chất béo cũng nên được khuyến khích sử dụng.
Tăng cường hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công. Tăng hoạt động thể lực nhưng phải phối hợp với thực hiện chế độ ăn. Kế hoạch tăng cường hoạt động thể lực còn phải dựa vào tuổi, vào những ham muốn và sở thích cá nhân, dựa trên cơ sở thói quen tập tục văn hóa của từng dân tộc.
Chế độ thuốc
Thuốc chỉ nên dùng trong những trường hợp bắt buộc, phải xem thuốc là phương tiện trợ giúp cho chế độ ăn uống và luyện tập. Về sử dụng thuốc nên được cân nhắc khi:
Ăn nhiều hoặc luôn có cảm giác đói là nguyên nhân chính gây tăng cân. Nhiều yếu tố nguy cơ cùng xuất hiện như: rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Các thuốc chống béo phì có thể chia ra 2 nhóm lớn là thuốc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và thuốc tác dụng lên hệ tiêu hóa. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ cho đơn thuốc phù hợp.
PGS. TS. Tạ Văn Bình