Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường, tim mạch

Khi kháng insuline và đái tháo đường (ĐTĐ) ở người bệnh có kèm theo các yếu tố như béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterole và triglyceride, nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến mạch não tăng hơn.

Những nguy cơ cao của bệnh nhân ĐTĐ
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (bao gồm nhồi máu cơ tim), tai biến mạch não, và bệnh mạch ngoại biên. Thực tế, trên 65% bệnh nhân đái đường chết do bệnh tim mạch. 
Đái đường nếu không được điều trị sẽ dẫn tới nhiều tác hại đối với sức khoẻ, như bệnh tim, tai biến mạch não, mù loà, bệnh thận, bệnh thần kinh... Tỷ lệ chết do bệnh tim mạch ở người có bệnh đái đường cao gấp 2 đến 4 lần so với người không mắc đái tháo đường. Nguy cơ bị tai biến mạch máu não cũng tăng 2 đến 4 lần ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường, tim mạch
Tập thể dục để giảm cân là cách phòng bệnh tốt nhất.
Bệnh nhân đái tháo đường khi bị nhồi máu cơ tim thường nặng hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn người không bị đái tháo đường.
Bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng bị giảm HDL cholesterol (yếu tố có lợi) và tăng glyceride, tăng LDL cholesterol (yếu tố có hại). Điều này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Làm gì để giảm nguy cơ bị tai biến và nhồi máu cơ tim?
Thay đổi thói quen sống: Đó là thay đổi chế độ ăn uống, chế độ vận động, giảm hoặc bỏ các thói quen sinh hoạt không có lợi như hút thuốc, uống rượu…
Điều trị nội khoa bằng thuốc: kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
Hoạt động thể lực: hoạt động thể lực thường xuyên giúp làm giảm tỷ lệ kháng insulin. Điều này có nghĩa là, cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn.
Giảm cân nếu bạn cần: Khi quá cân thì việc giảm cân có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trọng lượng giảm giúp làm giảm nguy cơ kháng Insulin, tỷ lệ mỡ cơ thể và tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít mỡ bão hoà và mỡ chuyển dạng giảm calo, tăng hoạt động thể lực giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng lý tưởng.
Điều trị bệnh
Bệnh tiểu đường nếu không được theo dõi và điều trị sẽ gây ra các biến chứng nghiệm trọng, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận. Thậm trí nếu đường máu quá cao có thể gây hôm mê do tăng áp lực thẩm thấu máu hoặc nhiễm acid máu (toan ceton). Do vậy việc điều trị nhằm kiểm soát đường máu và điều trị các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng.
Kiểm soát đường máu: bằng thực hiện chế độ ăn cho người bị tiểu đường, vận động và dung thuốc. Tiểu đường type I, bệnh nhân được chỉ định tiêm Insulin hàng ngày để kiểm soát đường máu. 
Với tiểu đường type II, đa phần điều trị bằng thuốc uống, có thể một hoặc vài loại thuốc kết hợp với nhau, khi kết hợp thuốc tối đa mà không kiểm soát được đường máu thì phải tiêm Insulin như điều trị tiểu đường type I. Theo dõi đường máu thường xuyên để điều chỉnh thuốc hạ đường máu.
Điều trị các yếu tố nguy cơ kèm theo: đặc biệt là tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Thuốc điều trị tăng huyết áp được chỉ định khí HA > 130/80mmHg (với người không bị tiểu đường là > 140/90mmHg). Thuốc điều trị tăng mỡ máu thường là nhóm statin.


Bệnh gút có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

Một nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh gút dường như làm tăng nguy cơ tiểu đường týp 2.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 35.000 người bị gút ở Anh và phát hiện ra rằng phụ nữ bị bệnh gút dễ bị tiểu đường hơn 71% so với những phụ nữ khôngbị gút. Đối với nam giới, nguy cơ tăng 22%.
Người dẫn đầu nghiên cứu, TS Hyon Choi, làm việc tại khoa thấp khớp, dị ứng và miễn dịch thuộc BVĐK Massachusetts ở Boston (Mỹ), nói “Bệnh gútdường như góp phần làm tăng nguy cơ tiểu đường mà không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác như béo phì”.
Trong nghiên cứu này các tác giả đã xem xét 35.000 người có chẩn đoán mắc bệnh gút và so sánh họ với hơn 137.000 người không bị bệnh này.
Kết quả cho thấy gần ¾ số trường hợp mới mắc gút là nam giới, độ tuổi trung bình là 61. Độ tuổi trung bình của phụ nữ mới có chẩn đoán mắc bệnh gút là 68.
Những người bị bệnh gút có xu hướng uống nhiều rượu hơn, có nhiều vấn đề sức khỏe và tới gặp bác sĩ nhiều hơn, sử dụng steroid và thuốc lợi tiểu thường xuyên hơn so với những người không bị bệnh gút.
TS Choi nói cách tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh gút hoặc tiểu đường là kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, cholesterol và cân nặng.

Bệnh đái tháo đường đã ai nghĩ đến việc phải sàng lọc chưa?

Ngày nay khi cuộc sống đầy đủ hơn, xã hội phát triển hơn thì lại kéo theo những mối lo tiềm ẩn nhất là về sức khỏe, mối lo từ những căn bệnh liên quan tới đường ăn uống đang có xu thế ngày càng tăng mạnh đáng kế tới là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những kiến thức bổ ích về bệnh đái tháo đường - nguyên nhân và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh.
Theo số liệu thống kê năm 1995 từ tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 135 triệu người bị bệnh ĐTĐ, chiếm 4% dân số, con số này hiện nay lên đến khoảng 246 triệu, sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. 
Người ta còn ước tính tói năm 2025 sẽ có 330 triệu người mắc mới bệnh đái tháo đường. ĐTĐ được coi là căn bệnh của thế kỉ 21, được xếp hàng thứ 4 về nguyên nhân tử vong ở các nước phát triển vì những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra như:
Nguy cơ đột quỵ ở người ĐTĐ sẽ cao hơn người không bị ĐTĐ từ 2 - 4 lần.
50% mù lòa là do đục thủy tinh thể gây nên bởi bệnh ĐTĐ.
Biến chứng thần kinh ngoại vi có thể phải cắt cụt chi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội khi phải nuôi dưỡng, chăm sóc người tàn tật.
45% các trường hợp suy thận là do bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, điều trị và theo dõi.
Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường được hiểu là tình trạng tăng đường máu mạn tính do rối loạn chuyển hóa Carbonhydrate hay là các chất đường, đạm, mỡ trong cơ thể dẫn đến bệnh nhân luôn ở trong tình trạng đường máu cao hay ngộ độc đường.
Những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây gia tăng nhanh bệnh đái tháo đường?
Có rất nhiều nguyên nhân & yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh đái tháo đường đáng kể tới như:
Cuộc sống đô thị hóa nhanh ở các thành phố lớn
Tỷ lệ béo phì trong cộng đồng dân cư ngày càng gia tăng,
Cuộc sống tĩnh tại, ít vận động thể lực.
Trong chế độ ăn sử dụng thức ăn nhanh.
Gia đình có tiền sử bố mẹ đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ, tiền sử sinh con to trên 4kg.
Bệnh Đái tháo đường đã ai nghĩ đến việc phải sàng lọc chưa?
Máy thử đường huyết
Với những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiều như vậy thì có những tiêu chuẩn nào để chẩn đoán xác định bệnh?
Để chẩn đoán ĐTĐ dựa hoàn toàn vào đường máu chứ không phải đường niệu như trước kia chúng ta vẫn hay suy nghĩ. Khi làm xét nghiệm đường máu thấy kết quả xét nghiệm đường máu đói tăng trên 7mmol/l, hoặc đường máu sau ăn hoặc đường máu ở một thời điểm bất kì trên 11.1mmol/l thì được gọi là đái tháo đường.
Hiện nay còn có phương pháp mới giúp phát hiện sớm đái tháo đường bằng cách sử dụng nghiệm pháp dung nạp đường huyết - biện pháp đơn giản dễ thực hiện, hiệu quả trong chẩn đoán sớm mà lại chính xác bệnh đặc biệt ở giai đoạn tiềm tàng hay còn gọi là tiền đái tháo đường.
Để tầm soát đái tháo đường sớm bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện có yếu tố nguy cơ thì làm sàng lọc đái tháo đường sớm để kịp thời đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh giúp có kế hoạch theo dõi và điều trị phù hợp.
Hơn nữa, đối tượng chủ yếu là những người từ 25 tuổi trở lên, có chế độ ăn uống thiếu hợp lý, thường xuyên ngồi văn phòng làm việc nhiều giờ, ít tập luyện thể dục, có uống rượu, bia, hút thuốc lá, tiền sử trong gia đình có người đã mắc bệnh tiểu đường,… thì việc tầm soát sớm bệnh lý Đái tháo đường cũng như các bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Mỡ máu, Gout…là rất cần thiết.

Có thực uống cà phê giảm đái tháo đường?

Ngoài những công dụng như giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần sảng khoái thì có thông tin cho rằng uống cà phê sẽ giảm được đái tháo đường.

Tuy nhiên, thông tin này liệu có thực sự đúng hay không.
Khó trở thành sự thật
Năm 2010, một nghiên cứu về tác dụng của cà phê trong việc trị bệnh đái tháo đường được công bố. Các nhà khoa học thuộc Đại học Sao Paulo tại Ribeirao Preto, Brazil cho hay, nếu uống ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày, loại cà phê đã lọc hết caffein vào buổi trưa, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. 
Các nhà khoa học cho hay chất chlorogenic axit, một chất chống ôxy hoá trong cà phê sẽ làm hạ lượng đường glucose có trong máu, tăng sự nhạy cảm về insulin, giảm lượng mỡ và lượng dự trữ carbohydrate, do đó có thể ngăn chặn được bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, đó mới là thử nghiệm trên cà phê được lọc hết caffein. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Cà phê thường không những không làm giảm lượng đường glucose máu, mà còn có nguy cơ làm tăng kích thích đường glucose máu sau ăn. Bởi vì cà phê thường có chứa caffein.
Mặc dù caffeine giúp người uống hứng thú tinh thần, minh mẫn và giảm căng thẳng mệt mỏi nhưng nếu người mắc bệnh đái tháo đường uống cà phê thường thì chất caffein sẽ kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin dẫn đến đường không thể đi vào tế bào, bị ứ lại trong máu, làm tăng đường huyết và làm bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát.
Không chỉ có vậy, TS Lâm cũng chia sẻ thêm: "Sau khi tham khảo các nguồn tài liệu của nước ngoài, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cho thử nghiệm và tiến hành nghiên cứu tác dụng của cà phê đối với bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam. Song, sau khi làm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng cà phê không có hiệu quả trong việc giảm đường huyết.
Thậm chí, chúng tôi còn dự kiến làm sản phẩm là cà phê dành cho người ăn kiêng để có thể dùng cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách cho thêm chất xơ hòa tan, đường chức năng như đường isomalt nhưng khi thử nghiệm diễn biến glucose máu sau ăn thì thấy không giảm, nếu có thì giảm rất ít ở bệnh nhân đã được kiểm soát tốt glucose máu. 
Do vậy, người dân không nên dựa vào thông tin uống cà phê giảm được đái tháo đường để trị bệnh".
Uống gì để giảm đường huyết?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm thì thay bằng uống cà phê, người mắc bệnh đái tháo đường nên uống trà nụ vối. Bởi nước vối chứa một hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng ức chế, không làm tăng glucose máu sau ăn. Do đó, bệnh nhân bị đường máu cao thì trước bữa ăn nên uống một cốc nước vối đặc. Ngoài ra, trà xanh, mướp đắng (khổ qua)… cũng là một thức uống tốt cho người muốn trị bệnh tiểu đường. Nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người mắc đái tháo đường tuýp 2 nếu vẫn muốn uống cà phê thì có thể uống cà phê đã lọc hết caffein, cà phê không đường dùng thêm với các loại đường chức năng như đường isomalt, đường panatinose để kiểm soát đường huyết hoặc thêm sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường, không uống cà phê sữa, cà phê pha với sữa đặc... nếu không sẽ làm tăng đường máu.
Đối với những bệnh nhân đái tháo đường đã được kiểm soát tốt có thể uống 1-2 lần/ngày là phù hợp nhất. Còn những bệnh nhân đái tháo đường có lượng đường huyết khó kiểm soát thì nên ngưng uống cà phê.


8 dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Có hai loại bệnh tiểu đường, cùng một nguyên tắc chẩn đoán triệu chứng: Lượng đường trong máu cao.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là tiểu đường bẩm sinh và xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, bắt đầu từ lúc mới sinh. Đây được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, mặc dù người lớn cũng có thể mắc.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phần lớn liên quan đến lối sống và là triệu chứng của sự giàu có trên toàn cầu; Chúng ta ăn thực phẩm phong phú hơn và tập thể dục ít hơn. Đây là căn bệnh âm thầm.
tieuduong-6134-1412583007.jpg
Ảnh: modifylifestyle.com.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 bắt đầu khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin. Trong vòng vài tháng, tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Các triệu chứng để theo dõi, đặc biệt là ở trẻ em, bao gồm:
- Khát nước: Bệnh nhân tiểu đường không được điều trị thường xuyên khát nước và không gì làm tan cơn khát.
- Đi tiểu thường xuyên: Không chỉ đơn giản là kết quả của việc uống nhiều chất lỏng, bệnh nhân tiểu đường không được điều trị sẽ đi tiểu rất thường xuyên.
- Buồn nôn: Nếu không chữa trị, người mắc bệnh tiểu đường sẽ thường buồn nôn và ói mửa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đang uống soda hay đồ uống có đường khác để làm dịu cơn khát không thể tắt của họ.
- Sụt cân: Bởi vì insulin rất cần thiết để chuyển hóa thức ăn đúng cách, bệnh nhân tiểu đường không được điều trị sẽ sụt cân dù họ có ăn nhiều thế nào.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt đầu chậm vì cơ thể bạn phát triển sự đề kháng insulin. Thuốc uống có thể giúp khôi phục sự trao đổi chất khỏe mạnh của cơ thể. 
Ở một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy cuối cùng sẽ không sản sinh insulin theo yêu cầu - hoặc bất kỳ lượng insulin nào - giống như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, và họ buộc phải tiêm bổ sung insulin. 
Mặc dù hiếm, song số trường hợp thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng tăng. Dưới đây là các triệu chứng của căn bệnh này:
- Khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, và giảm cân, giống với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
- Nhiễm trùng thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không được điều trị sẽ không thể tự lành một vết xước hay tổn thương khác một cách nhanh chóng.
- Mờ mắt nếu bệnh tiểu đường không được điều trị.
- Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân có thể xảy ra.
Bệnh tiểu đường không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến tất cả các loại biến chứng, bao gồm cả cái chết. Mù lòa và phẫu thuật cắt bỏ chi là kết quả chung nếu bệnh không được chữa trị hiệu quả.
Mặt khác, điều trị cho bệnh tiểu đường sẽ giúp hầu hết mọi người có cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nhiều người bị mắc biến chứng là do điều trị không hiệu quả. Bệnh nhân cần tự theo dõi và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh thuốc cho phù hợp, bệnh sẽ ít nguy cơ biến chứng hơn.
Nếu bạn quan sát thấy bất cứ triệu chứng của bệnh tiểu đường, hãy tiến hành xét nghiệm.


9 cách đơn giản giúp bạn không bao giờ mắc tiểu đường

Uống cà phê
Một cốc cà phê buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh táo cả ngày mà còn giúp bạn tránh xa căn bệnh này hữu hiệu. Tuy nhiên, hãy uống trên 3 cốc  cà phê mỗi ngày để phòng tránh bệnh tiểu đường tuyp 2.
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
Giảm cân
Bệnh tiểu đường thường gặp ở những người béo phì và giảm cân là cách khiến căn bệnh này ít gặp hơn ở những người này. Theo các nhà khoa hoc, giảm 2kg cũng đủ để kiểm soát căn bệnh này và những người quá béo có thể giảm khả năng mắc căn bệnh này xuống 70% khi giảm được 5% cân nặng hiện tại.
Vận động nhiều
Vận động nhiều giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngồi im một chỗ, không chịu vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao dân văn phòng thường hay mắc bệnh tiểu đường. Hãy dành mỗi ngày 15 phút đi bộ để phòng căn bệnh này.
Không ăn đồ ăn nhanh
Càng ăn nhiều thức ăn nhanh thì khả năng nguy cơ kháng insulin càng cao. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2.
Ăn ít thịt đỏ
f
Các loại thịt chế biến sẵn khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2
Hãy ăn ít và ăn không thường xuyên đối với những loại thịt đỏ. Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích cũng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.
Cho quế vào làm gia vị mỗi ngày
Quế là loại gia vị giúp giảm đường trong máu hiệu quả, kích thích các enzyme thụ quan insulin hoạt động.
Ngủ đủ giấc
Những người ngủ ít hơn 6h mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 2 lần những người khác và những người ngủ nhiều hơn 8h lại tăng gấp 3 lần. Hãy tạo cho mình một thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sâu để tốt cho sức khỏe.
Khám sức khỏe định kỳ
Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết được mình có mắc bệnh tiểu đường hay không và mắc ở giai đoạn nào để kịp thời chữa trị.


Quả na có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh phổ biến nhất trên người. Có rất nhiều phương pháp nhằm duy trì lượng đường tự nhiên trong cơ thể. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, khi lượng đường trong cơ thể không được kiểm soát, có thể gây ra các vấn đề liên quan. 

Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến và cố gắng chỉ tiêu thụ thức ăn tự nhiên. Trong số các thực phẩm tự nhiên, hãy lựa chọn quả na vì nhiều lợi ích đáng kể cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Thuộc tính phòng bệnh tiểu đường của quả na

Na có rất nhiều thuộc tính phòng bệnh tiểu đường. Na giúp kiểm soát lượng glucose và tăng cường hấp thu glucose ở cơ bắp. Điều này có nghĩa là na giúp kiểm soát quá trình sử dụng glucose trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân nhân mắc bệnh tiểu đường có thể ăn na với số lượng nhỏ hằng ngày.

Những lý do chứng tỏ qua na có lợi cho ngưởi bị bệnh tiểu đường 1Trong số các thực phẩm tự nhiên, người bị bệnh tiểu đường có thể lựa chọn quả na vì nó có nhiều lợi ích đáng kể trong việc kiểm soát bệnh. Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong quả na còn có một số loại vitamin, khoáng chất rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường như vitamin C, magie, kali hay sắt…

Vitamin C: Vitamin C là một trong những yếu tố cơ bản giúp kiểm soát được lượng đường trong máu bởi vitamin C giúp tái tạo các insulin trong cơ thể. Na rất giàu vitamin C, vậy nên ăn na giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn bất kỳ dược phẩm nào.

Magie: Magiê là một loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Trong cơ thể magiê tồn tại với số lượng nhỏ, khoảng 30g với cơ thể nặng 60kg. Đây là khoáng chất quan trọng thứ ba trong cơ thể chúng ta.

Ngoài tác dụng quan trọng trong hoạt động chức năng của tim, magie còn có tác dụng điều hoà hàm lượng đường trong máu (phòng ngừa bệnh tiểu đường. Những người có chế độ ăn giàu magiê hoặc ăn bổ sung magiê sẽ giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá, dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Quả na giàu magie nên ăn na có thể giúp hỗ trợ sản xuất insulin và điều tiết glucose trong cơ thể.

Những lý do chứng tỏ qua na có lợi cho ngưởi bị bệnh tiểu đường 2
Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn na ở mức vừa phải. Ảnh minh họa

Kali: Thiếu kali dẫn đến ức chế tuyến tụy giải phóng insulin và làm tăng đường huyết, bạn dễ mắc bệnh tiểu đường. Na giàu magie và kali giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Kali thông thường, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào, kali huyết thanh giúp điều chỉnh mức độ insulin trong cơ thể cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

Sắt: Một trong những lý do làm na là thực phẩm ý nghĩa với bệnh nhân tiểu đường là na chứa hàm lượng sắt cao. Điều này giúp bệnh nhân không bị thiếu máu và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Sắt cũng sẽ giúp đỡ trong việc sản xuất máu, tốt cho tim.

Tuy nhiên, có một vấn đề cần chú ý là lượng sắt quá cao có thể gây vấn đề sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó, bạn cần ăn na ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều. 

Hơn nữa, cũng như các loại trái cây có vị ngọt khác, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều, kể cả quả na, chỉ nên ăn ở mức có giới hạn để tốt nhất cho sức khỏe.