Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Việc kiểm soát đường máu không tốt sẽ gây nên các biến chứng nặng nề và đây cũng là lý do người bệnh nhập viện, nhiều khi là nguyên nhân gây tử vong.

Bệnh tiểu đường nằm trong nhóm bệnh chuyển hóa, đây là bệnh mạn tính mà người bệnh phải chung sống cùng nó suốt đời. Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể được xếp thành 2 nhóm tổn thương chính là tổn thương vi mạch và tổn thương các mạch máu lớn.
Biến chứng vi mạch máu:
Bệnh võng mạc biến chứng ở mắt trong bệnh tiểu đường biểu hiện nhiều nhất ở vi mạch ở võng mạccó thể dẫn đến mất thị lực, do đó cầnchẩn đoán sớm của bệnh lý võng mạc trong bệnh tiểu đường là điều cần thiết là sử dụng sớm phương pháp laser quang đông có thể làm chậm và ngăn ngừa tiến triển của biến chứng này. Để phát hiện sớm biến chứng này người bệnh cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe và soi đáy mắt định kỳ.
767586 Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh thận : biến chứng ở hệ tiết niệu từ các viêm nhiễm hay xuất hiện trên hệ thống tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận cho đến suy thận mạn tính không hồi phục được chức năng thận vĩnh viễn .Tỷ lệ suy giảm chức năng thận được tăng lên bởi sự hiện diện của bệnh tăng huyết áp - cũng là một biến chứng trong bệnh tiểu đường.
Đau thần kinh : .Bệnh thần kinh ngoại vi là biến chứng khá phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường, tổn thương điển hình của bệnh tiểu đường là ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác và vận động chi dưới, bệnh biểu hiện xuất phát từ ngoại vi.Đau thần kinh gây ra nguy cơ loét chân, cắt cụt chân tay, tổn thương khớp do thần kinh, rối loạn chức năng tình dục và rối loạn chức năng của các cơ quan khác bên trong như dạ dày, ruột và bàng quang.
767587 Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Hoại tử chi ở người bệnh đái tháo đường
Biến chứng ở mạch máu lớn:
Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường bao gồmxơ vữa động mạch tim mạch, bệnh mạch máu não và mạch máu ngoại biên.Tiểu đường là một yếu tố nguy cơ lớn đối với sự phát triển của xơ vữa động mạch của các mạch lớn, đặc biệt là động mạch vành và các hệ thống mạch máu cung cấp cho xương đùi gây nên các biểu hiện về thiếu máu cơ tim, đột quỵ não hay tiêu cổ xương đùi trên lâm sàng.
767588 Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Xơ vữa mạch máu
Ngăn ngừa các biến chứng tim mạch là một mục tiêu chính trong chiến lược điều trị hiện tại.Mặc dù giảm biến chứng mạch máu lớn phụ thuộc vào kiểm soát chặt chẽ đường huyết thì việc hạn chế các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá và rối loạn lipid máu là cũng quan trọng không kém.
Biến chứng bệnh tiểu đường có thể tránh được và hạn chế chúng ngay cả khi chúng đã xảy ra, sự tiến triển của các biến chứng có thể được ngăn chặn thông qua việc phát hiện sớm và điều trị.Phương pháp thích hợp để điều trị các biến chứng tiểu đường đầu tiên đảm bảo sự phù hợp của phương pháp điều trị và có thể tránh được các biến chứng khác . điều quan trong là phát hiện sớm các biến chứng trong giai đoạn sớm để có phục hồi được chức năng của cơ quan tổn thương.
Một số biến chứng đặc thù của bệnh tiểu đường Nhiễm toan acid ceton

Nhiễm toan acid ceton

bệnh tiểu đường gây nhiễm ceton-acid (DKA) .đây là hậu quả của việc tế bào không sử dụng được năng lượng chuyển hóa từ glucose trong máu cho các hoạt động sống mà thông qua chuyển hóa lipid tạo nên các sản phẩm là acid ceton gây nên toan hóa máu. Tình trạng này có thể gây tử vong cho người bệnh nếu toan hóa máu quá cao gây nên hôn mê do nhiễm ceton.
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Khi lượng glucose trong máu quá cao gây nên tăng áp lực thẩm thấu,các trường hợp nhẹ gây nên các biểu hiện thiếu nước như khát nhiều, da nhăn nheo, kèm theo đó là tiểu nhiều do thận thải nhiều glucose quá nước tiểu. các trường hợp nặng có thể gây ý thức bị rối loạn và có thể bị hôn mê dẫn đến tử vong cho người bệnh.
AloBacsi.vn

8 biến chứng đái tháo đường cần cảnh giác

Tiểu đường là căn bệnh "gậm mòn" sức khoẻ con người một cách thầm lặng, trong đó có những biến chứng thường gặp ở nhóm người cao tuổi do căn bệnh này gây ra.

1. Gia tăng bệnh tuyến giáp
Bệnh tiểu đường thường tạo ra các phản ứng miễn dịch gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp, phát sinh bệnh cường giáp và suy giáp. Tuyến giáp làm sai chức năng phát sinh ra nhiều hậu quả tiêu cực như suy yếu cơ bắp, gây sưng cổ, ra mồ hôi, mệt mỏi, nhạy cảm với nóng, lạnh, giảm thính lực, tăng cân, phàm ăn và mất ngủ ...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Bệnh về bụng
Bệnh tiểu đường thường là nguyên nhân làm cho ruột phản ứng với protein có trong thức ăn, dẫn đến mắc bệnh về đường ruột, đặc biệt là tiêu chảy. Nếu xuất hiện căn bệnh này thì nên tư vấn chuyên môn, thay đổi thực đơn. Tiêu chảy ở nhóm người cao niên gây ra nhiều nỗi cơ cực cho cơ thể, gây mệt mỏi và mất nước nghiêm trọng.
3. Tăng mỡ máu
Những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường thường có hai chỉ số liên quan đến mỡ máu tăng là cholesterol và tryglyceride. Đây chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Do mỡ máu cao nên làm cho động mạch tắc nghẽn, dễ gây ra các biến chứng viêm nhiễm, bệnh về chân.
4. Bệnh về mắt
Một trong những rủi ro bất lợi do bệnh tiểu đường gây ra là các chứng bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, glocôm và bệnh võng mạc. Do mắc bệnh tiểu đường nên thấu kính của mắt càng ngày càng dày và vẩn đục, gọi là bệnh đục thuỷ tinh thể. Khi các mạch máu trong võng mạc bị tổn thương, phát sinh bệnh võng mạc tiểu đường, còn bệnh glocôm là do áp lực trong mắt tăng cao, làm cho nguồn máu dẫn đến võng mạc và dây thần kinh bị gián đoạn. Cả ba căn bệnh này đều được xem là nguy hiểm, rất dễ gây tổn thương mắt và gây mù vĩnh viễn.
5. Bệnh thận
Do hàm lượng đường huyết tăng liên tục nên các động mạch trong thận bị tổn thương dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thận vì tiểu đường (Diabetic nephrophethy), gọi tắt là DN. Những người có thói quen hút thuốc lá hoặc cao huyết áp thì tình thế lại càng xấu hơn. Ở giai đoạn đầu, bệnh DN ít có dấu hiệu lộ mặt, nhưng thực tế nó đang ngấm ngầm phá hoại thận.
6. Tổn thương thần kinh
Tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh được chuyên môn gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Dấu hiệu dễ nhận biết khi mới mắc bệnh là tê chân, đau cứng hay mất cảm giác ở các chi chân tay. Không được điều trị kịp thời có thể cản trở các chức năng khác của cơ thể.
7. Bệnh răng lợi
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng răng lợi, nguyên do máu lưu thông đến lợi bị suy giảm, làm cho người bệnh bị tổn thất collagen nghiêm trọng, dễ bị sâu răng do lượng đường trong máu cao và liên tục bị khô miệng, thiếu nước bọt nên vi trùng tích tụ nhiều trong miệng, hốc chân răng và chờ thời cơ để sinh sôi nảy nở. Vì lý do này, người mắc bệnh tiểu đường nên vệ sinh răng lợi thường xuyên, khám răng lợi định kỳ.
8. Biến chứng ở chân
Người đái tháo đường rất dễ mắc biến chứng ở chân do thần kinh bị tổn thương, máu đưa xuống chân bị ức chế. Những dấu hiệu thường thấy về biến chứng ở người tiểu đường như khô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù và điều trị không khỏi.... Nếu có thói quen hút thuốc, lạm dụng chất kích thích thì rủi ro mắc các biến chứng này càng cao.

Nam giới bỏ bữa sáng dễ bị tiểu đường

Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học y tế công cộng - Đại học Harvard (Mỹ) khảo sát gần 30.000 nam giới trong suốt 16 năm và phát hiện thấy nam giới dù không bị béo phì và có chế độ ăn uống lành mạnh vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường nếu bỏ bữa sáng.

Các đối tượng khi bắt đầu tham gia nghiên cứu đều không mắc tiểu đường. Tuy nhiên, sau 16 năm, nhóm nam giới hầu như không ăn sáng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 21% so với nhóm ăn sáng đầy đủ.
Ăn đủ 3 bữa/ngày, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp tối ưu để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường type 2
Ăn đủ 3 bữa/ngày, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp tối ưu để ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Ở nhóm nam giới chỉ ăn 1-2 bữa/ngày, nguy cơ tiểu đường cao hơn 25% so với nhóm ăn đủ 3 bữa/ngày.

Theo các nhà khoa học, bữa sáng giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu lâu ngày đọng thành mảng bám, gây tắc động mạch quanh tim.

Những người bỏ ăn sáng thường có xu hướng "nhâm nhi" một số loại đồ ăn chứa nhiều đường cho đỡ đói và lười vận động.

Có điều, theo các nhà khoa học, chỉ ăn sáng thường xuyên vẫn chưa đủ đề phòng bệnh. Một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng không kém là chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn.

Theo đó, cần thực hành một chế độ ăn cân bằng, giàu rau xanh, trái cây và ít đường trong cả 3 bữa ăn trong ngày.

Các nhà khoa học tin rằng 3 bữa ăn một ngày, gồm cả bữa sáng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp tối ưu để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
AloBacsi.vn
Theo Bee

Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Căng thẳng kéo dài không chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch, teo não hay làm bạn già đi mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học thuộc Đại học Gothenburg tiến hành.
Nghiên cứu được tiến hành trên 7000 nam giới không mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và không có tiền sử đột quỵ. Sau đó các nhà nghiên cứu theo dõi dữ liệu sức khỏe để xem liệu họ có hoặc không mắc bệnh tiểu đường trong tương lai hay không.
cang-thang-keo-dai-lam-tang-nguy-co-mac-benh-tieu-duong
Khi bắt đầu nghiên cứu, gần 15,5% số nam giới này được thấy là bị quá căng thẳng trong công việc hoặc ở nhà. Sau 35 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người bị căng thẳng kéo dài tăng 45% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người không hoặc chỉ thỉnh thoảng mới bị căng thẳng.
Nguy cơ này vẫn giữ ở mức cao ngay cả khi các nhà nghiên cứu tính đến một số yếu tố khác như huyết áp, tuổi, mức độ luyện tập thể dục.
Theo dữ liệu mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì dự báo đến năm 2050 cứ 3 người thì sẽ có 1 người mắc loại rối loạn chuyển hóa này.

Hướng mới điều trị đái tháo đường týp1

Đái tháo đường là bệnh chưa có phương pháp điều trị tận gốc, nhất là týp 1 . Nhưng đến nay, người bệnh có nhiều cơ hội điều trị mới nhờ thành tựu của khoa học.

Nan giải đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường được hiểu là bệnh có tình trạng đường máu tăng cao. Điều này nghe như có vẻ bình thường và chẳng có gì đáng sợ. Nhưng thực tế, chúng lại đang tiềm ẩn sự rắc rối từ bên trong. Bởi cơ thể không thể sử dụng được đường, nguồn năng lượng cơ bản. Chúng ta phải thay đổi cách dinh dưỡng trong gốc rễ từng cơ quan, chuyển hóa đạm và mỡ thay thế cho đường. Điều này gây ra hàng loạt các biến cố kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Hướng mới điều trị đái tháo đường týp1 1
Dùng virut Adeno để truyền gen kiểm soát đường máu.
Bị bệnh thì dùng thuốc. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng lại là câu chuyện không mấy dễ dàng với căn bệnh có gốc rễ từ chuyển hóa này. Việc dùng thuốc sẽ phải kéo dài đến hết cuộc đời. Đối với đái tháo đường týp 2, chỉ cần dùng thuốc uống là xong. Nhưng với đái tháo đường týp 1, chúng ta chỉ có một phương thuốc duy nhất, không thể thay thế đó là insulin. Và cũng chỉ có một cách dùng duy nhất, không thể không lựa chọn, đó là dùng đường tiêm. Sự bó buộc này khiến cho việc điều trị trở nên vô cùng phức tạp và phiền hà.
Giải pháp an toàn và vĩnh viễn nhất với người bệnh đái tháo đường týp 1 đó là làm cách nào đó chúng ta có thể phục hồi chức năng tụy một cách hoàn hảo. Vì chỉ có làm như vậy mới có thể điều trị triệt để chứng bệnh này một cách hoàn toàn. Bởi tụy là cơ quan duy nhất tạo ra hormon làm hạ đường máu và cũng là cơ quan duy nhất có chức năng này.
Trong chiến lược tìm ra biện pháp điều trị tối ưu, người ta đã tính đến việc ghép tụy. Biện pháp này đem lại nhiều hứa hẹn thành công. Tuy nhiên, đó mới chỉ là biện pháp nằm trong giai đoạn thử nghiệm và thành quả chưa thực sự ấn tượng.
Khoa học chưa bó tay
Như một quy luật tất yếu, cái gì khó thì khoa học sẽ tìm ra lối thoát. Và với bệnh đái tháo đường cũng vậy. Người ta đã tìm ra biện pháp mới rất khả quan điều trị căn bệnh này và trong tương lai không xa, chúng ta có thể đầy tự tin điều trị khỏi căn bệnh đái tháo đường, kể cả đó là đái tháo đường týp 1.
Các nhà khoa học Trường đại học Autonoma de Barcelona (Tây Ban Nha) lần đầu tiên thử nghiệm phương pháp mới điều trị bệnh đái tháo đường týp 1 và thấy rất khả quan. Sau điều trị, các chú chó bị đái tháo đường týp 1 nhân tạo đã khỏi bệnh. Không một con chó nào xuất hiện các triệu chứng tái phát, sức khỏe dần dần hồi phục, người ta theo dõi liền sau 4 năm thì một số con hoàn toàn không bị bệnh trở lại. Liệu pháp được các nhà khoa học sử dụng ở đây là liệu pháp gen. Đây là biện pháp điều trị gen mang tính chất xâm nhập tối thiểu.
Các nhà khoa học đã tiêm các vector trong liệu pháp gen vào cơ của chân sau của các con chó thử nghiệm. Các vector này có nguồn gốc từ các virut Adeno. Chúng có khả năng mang gen, tích hợp và chuyển gen vào trong cơ thể vật chủ. Khi tiêm các vector mang gen, các virut này xâm nhập tế bào cơ và tế bào máu, truyền các đoạn gen cần thiết vào trong tế bào và làm cho tế bào có thể sử dụng được đường.
Các virut Adeno được sử dụng mang trên mình các gen với mục tiêu kép. Trình diện và kích hoạt gen tổng hợp insulin và gen tổng hợp men glucokinase. Khi các gen này được tích hợp và được hoạt hóa, insulin sẽ được tạo ra và men glucokinase được kích hoạt. Chúng có tác dụng điều hòa đường máu tương tự như tụy của người bình thường vậy.
Khi nồng độ đường máu cao, các gen sẽ hoạt động để hai chất trên hạ đường máu xuống. Còn khi nồng độ đường máu bình ổn, sự ức chế hai gen trên diễn ra và có tác dụng duy trì giá trị bình ổn này.
Trên nguyên tắc lý thuyết, biện pháp điều trị gen này hoàn toàn có kết quả. Và thực tế đã được kiểm nghiệm, với công nghệ sinh học, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tạo ra được các vector hoàn hảo. Và các vector này đã thực hiện được vai trò của mình, giúp các con chó bị bệnh đái tháo đường hồi phục ấn tượng. Sự hồi phục không chỉ diễn ra trong vài giờ hay vài ngày mà đã kéo dài lên đến 4 năm sau. Đây là một biện pháp điều trị mà chưa một biện pháp nào đạt được thành quả như vậy.
Hiện nay, cuộc thử nghiệm mới chỉ được thực hiện trên động vật. Chưa có số liệu nghiên cứu trên người được chứng minh. Nhưng với những kết quả khởi đầu tốt đẹp như vậy, người ta hoàn toàn có thể tin tưởng một tương lai tươi sáng cho bệnh nhân đái tháo đường với biện pháp điều trị một liệu trình mà không phải tiêm insulin hằng ngày.

Vì sao bị hạ đường huyết?

"Thỉnh thoảng tôi thấy người mệt lả, tay chân toát mồ hôi. Nếu ngay lúc đó uống một cốc nước đường thì sẽ đỡ. Đó có phải là bị hạ đường huyết không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hạ đường huyết như: Trước khi đi làm không ăn sáng, trong khi công việc đang làm phải tốn nhiều sức. Những người ốm nặng lâu ngày không ăn được, người mắc bệnh ung thư, bệnh gan, nội tiết cũng dễ bị hạ đường huyết. Tăng insulin đột ngột ở những người bị cắt dạ dày, sau gắng sức, cho con bú; người đang điều trị tiểu đường, bị hạ đường huyết 1-2 giờ sau khi tiêm insulin... cũng dễ hạ đường huyết.
Có thể nói hạ đường huyết sẽ dẫn tới những triệu chứng của thần kinh như co giật, hôn mê... làm ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc. Để phòng tránh, bạn nên có một chế độ ăn uống đủ chất, hợp lý, không nên ăn kiêng thái quá, không nên nhịn bữa sáng.

Làm sao phát hiện bướu cổ?

  
 
Bướu cổ là sự tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Bệnh bướu giáp đơn thuần (thường gọi là bướu cổ đơn thuần) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó là do thiếu iốt. Hậu quả của thiếu iốt còn nặng nề hơn, bởi có thể dẫn đến suy giáp và chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ cũng như người lớn.
Có thể phát hiện bệnh bướu cổ bằng khám: sờ nắn, yêu cầu bệnh nhân nuốt. Một trong những triệu chứng điển hình là nuốt khó, khó thở khi bướu dần lớn lên.
Bướu cổ đơn thuần thì không đáng lo ngại vì có thể tự hết nhưng ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nếu bướu cổ có nguy cơ ác tính thì rất nguy hiểm. Vì thế, khi biết bị bướu cổ, tốt nhất hãy tới bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thăm khám và làm các xét nghiệm điều trị kịp thời.
Để phòng tránh bướu cổ, việc ăn uống rất quan trọng, nhất là ăn đủ chất iốt là điều cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở những nơi xa biển. Khi bị bướu cổ, cần tránh những thực phẩm như bắp cải, củ cải, đậu nành vì những thực phẩm này làm cản trở sự hấp thu iốt.

Điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi: Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuần

Đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh ngày càng phổ biến và các biến chứng của ĐTĐ, nhất là các biến chứng tim mạch, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi.

Chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi có nhiều khó khăn so với những người trẻ tuổi vì vậy cả bệnh nhân và gia đình phải có hiểu biết rõ ràng về căn bệnh này.
 
Người cao tuổi là yếu tố nguy cơ đặc biệt
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng như rối loạn dung nạp glucose như tuổi, giới, chủng tộc, quốc gia, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi là một yếu tố rất quan trọng.
Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn năm 2003 cho kết quả tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người dưới 35 tuổi là 0,9% còn ở nhóm 45 - 54 tuổi là 6,5% và ở nhóm 55 - 64 tuổi cao tới 10,3%. Đồng thời nghiên cứu này cũng đã chứng minh tuổi cao là một yếu tố nguy cơ đặc biệt, có liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.
Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuần 1
Xét nghiệm đường huyết cho người cao tuổi. Ảnh: TL
Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ĐTĐ ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.
Những điểm khác khi điều trị cho người cao tuổi
Ngoài những nguyên tắc điều trị ĐTĐ nói chung, khi điều trị bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi cần lưu ý thêm những điểm sau:
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.
- Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.
- Mức đường máu cần đạt được ở những người cao tuổi có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8mmol/l, và đường máu sau ăn 2 giờ là 7 - 11mmol/l.
- Hậu quả của biến chứng hạ đường máu ở các bệnh nhân cao tuổi là cực kỳ nghiêm trọng và thường để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.
- Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngay cả khi bệnh nhân không hề có biểu hiện bị hạ đường máu.
Nhìn chung các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị hạ đường máu tuy nhiên bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm đánh giá đầy đủ chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị.
Phải tuyệt đối tuân thủ những chống chỉ của các nhóm thuốc điều trị bệnh ĐTĐ. Không nên điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi bằng các thuốc nhóm sulfonylurea hay gây hạ đường máu như chlopropamide hay glibenclamide.
Trong nhiều trường hợp, việc kiểm soát đường máu ở người cao tuổi có thể rất khó khăn, phức tạp do người bệnh thường phải điều trị đồng thời một số thuốc khác như lợi tiểu thiazide như Hypothiazide (do có tăng huyết áp hoặc suy tim), nội tiết tố tuyến giáp như Levothyroxin (do có suy giáp), corticosteroid như prednisolone (do bị bệnh viêm khớp, bệnh phổi mạn tính)… là những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.
- Khi điều trị bằng insulin thì có nhiều trường hợp chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ, thay vì phải tiêm 2 - 4 mũi/ngày như các bệnh nhân trẻ tuổi.
- Và cuối cùng, phải luôn cố gắng kiểm soát thật tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá… Luôn nhớ rằng chúng ta phải điều trị bệnh ĐTĐ chứ không phải là điều trị kiểm soát đường máu đơn thuần.

Chăm lo tinh thần người bệnh tiểu đường

Vướng vào căn bệnh nan y tiểu đường, hầu hết người bệnh bị suy sụp tinh thần khiến bệnh càng diễn biến xấu.

Sống chung với người mắc bệnh tiểu đường là cả một nghệ thuật sống mà người thân, nhất là người vợ hoặc chồng cần phải đặc biệt lưu tâm.
Thông cảm và hiểu rõ căn bệnh
Nếu người bạn đời của chúng ta vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, không khí trong nhà bỗng nhiên căng thẳng thì bạn đừng vội lo lắng hay lấy làm khó chịu vì đây cũng là cú sốc tâm lý lớn mà người bạn đời của bạn vừa mới trải qua. Sống với người bệnh tiểu đường cần có lòng tận tụy, dũng cảm và một tâm hồn đồng điệu. Khi đó, bạn phải thay đổi những thói quen ăn uống hằng ngày, cùng người bạn đời thực hiện những lối sống lành mạnh như tập thể dục và nhắc nhở người bệnh kiểm tra đường huyết...
Tiểu đường là căn bệnh thường gây hoang mang cho người bệnh. Ngoài nỗi sợ căn bản về sự sa sút sức khỏe, bệnh nhân còn phải đối đầu với các biến chứng do bệnh gây ra như mắt có thể bị mù, rối loạn tuần hoàn, đoạn chi, suy thận... Mặc dầu không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng có một kết thúc bi thảm nhưng cần có bạn là người đem lại niềm tin ấy cho người phối ngẫu của mình.
 
Theo BS tâm lý Paula Trief (Trường ĐH Y khoa Syracuse - New York), một khi người phối ngẫu của bạn cầm giấy kết luận mắc bệnh tiểu đường thì cả hai nên ngồi xuống, chuyện trò và nói cho nhau nghe cảm xúc của mình, làm sao để người kia biết bạn chấp nhận vấn đề lâu dài nhưng cũng không nên giấu giếm sự lo lắng của bạn. Làm như thế là chứng tỏ với người bạn đời rằng bạn đang rất quan tâm về căn bệnh mà người kia đang mắc phải và sẽ cùng người đó tìm ra một lối sống đồng điệu cho cả hai.
Bạn có thể đem lại cho người bạn đời mắc bệnh tiểu đường một chỗ dựa tinh thần vững chắc chỉ đơn giản bằng cách hỗ trợ người ấy một cách tận tâm
Những nghiên cứu về bệnh tiểu đường cũng cho thấy rằng nếu bạn hiểu rõ căn bệnh này thì người phối ngẫu của bạn sẽ hưởng một lợi ích to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe. Một cuộc nghiên cứu tại ĐH Chicago ghi nhận rằng bệnh nhân tiểu đường từ 65 tuổi trở lên có lượng đường trong máu cải thiện rõ rệt khi người phối ngẫu của họ hiểu biết nhiều về căn bệnh này. Vì vậy, bạn nên tham gia câu chuyện trao đổi giữa bác sĩ người phối ngẫu của mình về cách thử độ đường, ăn kiêng và tập thể dục. Cách tốt nhất là bạn nên tìm mua những cuốn sách nói về căn bệnh tiểu đường để tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn.
Mềm mỏng và kiên nhẫn đồng hành với người bệnh
Nếu thật lòng muốn chia sẻ cùng người bạn đời trong cuộc chiến với căn bệnh tiểu đường thì bạn nên quên kiểu ăn nói "cấp trên", chẳng hạn: "Kiểm tra đường huyết chưa?", "Uống thuốc chưa?" hay: "Ăn cái này, đừng ăn cái kia!". Kiểu nói "lên lớp" này thường làm bệnh nhân gia tăng mức độ stress mà hễ stress thì sẽ kéo theo việc tăng đường huyết. Hơn thế nữa, người bệnh sẽ mất lòng tin nơi bạn, cho rằng bạn không muốn hiểu căn bệnh của họ một cách tận tâm. Cho nên cần mềm mỏng, ngọt ngào, khéo léo hỏi xem người kia cần gì ở bạn.
Chế độ dinh dưỡng cũng sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho những bệnh nhân tiểu đường vì thức ăn là chìa khóa giúp kiểm soát độ đường. Trong lĩnh vực này, sự hỗ trợ của người phối ngẫu đóng vai trò số một. Cần ý thức rằng hỗ trợ không có nghĩa là cho bệnh nhân ăn toàn những thức ăn mà mình không đụng tới. Bày một đĩa xà lách bên cạnh một tô phở tái nạm đầy nước béo thì người bệnh khó mà vượt qua được sự cám dỗ. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà trở nên một người ăn kiêng khắc khổ.
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiểu đường tập thể thao nhiều hơn. Vì vậy hãy làm cho việc luyện tập thân thể của người bệnh trở nên vui tươi hơn, chẳng hạn cùng đi bộ công viên hoặc kiếm một công việc gì để cả hai cùng làm như cùng đi chợ mua thức ăn, cùng nhau nấu nướng, cùng trồng cây kiểng trong vườn... Người bệnh tiểu đường thích nghe khen tặng về những tiến bộ họ đạt được, nên bạn đừng tiếc lời khen. Nếu người bạn đời của bạn giữ được độ đường trong máu ổn định từng ngày như dự trù thì thỉnh thoảng nên ghi nhận thành tích ấy và ăn mừng bằng một chầu... kịch, một buổi trình diễn âm nhạc, một cuộc đi chơi đâu đó...

Tại sao cần kết hợp Đông Tây y trong điều trị tiểu đường?

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng dược liệu Đông Y và Tây Y là phương án hiệu quả để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Trước đây hai thập niên, ở một nước phát triển có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Suốt hai mươi năm qua, ngành y tế ở quốc gia này phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến việc truyền thông về chế độ dinh dưỡng, vận động để ngăn chặn di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này.
Nhưng thực tế cho thấy đất nước này hiện vẫn đang phải đối đầu với thực tế là không dưới 10% dân số mắc bệnh tiểu đường, một con số đủ để Tổ Chức Y Tế Thế Giới đặt tên cho bệnh tiểu đường là "Cơn đại dịch của thế kỷ".
Đáng nói hơn nữa là tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường, từ mù mắt do thoái hóa võng mạc, bước qua suy thận cho đến trường hợp phải đoạn chi vì hoại tử, vẫn tăng chứ không giảm, cho dù thầy thuốc bên đó không thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị.
Các thành phần câu kỷ tử, mạch môn, nhàu, hoài sơn & alpha lipoic acid hiện có trong sản phẩm Hộ Tạng Đường, giúp hỗ trợ điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường (trên tim, mắt, thận, thần kinh) đồng thời giúp điều hòa đường huyết
Thông tin tư vấn: 04.3775.9865- 0904.904.660- 08.3977.8085 (website: www.dongtay.net.vn)


Nghịch lý đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường không thể là giải pháp. Cũng từ nhận thức đó, thầy thuốc đặt nặng giá trị điều trị toàn diện đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian, đặc biệt là Đông Y.
Nhờ nhiều công trình nghiên cứu nhằm áp dụng hoạt chất sinh học để vừa tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết, vừa tăng cường sức đề kháng đồng thời kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, như Câu Kỷ Tử, Mạch Môn, Nhàu, Hoài Sơn… và nhất là Alpha lipoic acid thông qua công năng bảo vệ mạng lưới vi mạch trên vỏ não, đáy mắt, cầu thận…, thầy thuốc khắp nơi đều rõ lối thoát cho người bệnh tiểu đường chính là trở về với thiên nhiên.
Nhiều thầy thuốc Tây Y chắc chắn có lý do vững chắc khi quyết định phối hợp Đông Y trong phác đồ điều trị. Kết quả ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc ứng dụng dược liệu Đông Y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây Y là phương án hiệu quả và an toàn để phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Người bị stress dễ mắc đái tháo đường

Theo chuyên gia về bệnh lý do stress ở Trường Đại học Munich (Đức), một trong các thói quen bất lợi cho sức khỏe của 80% người có cuộc sống căng thẳng là ăn quá nhanh.

Đáng nói hơn nữa, trái với định kiến mệt quá khó nuốt cho trôi, họ thậm chí ăn nhiều lần trong ngày. Tổng lượng thực phẩm vì thế cao hơn ở những người thong dong. Hơn nữa, họ rất thích ăn vặt với món ngọt vì đường vừa cung cấp ngay năng lượng vừa trấn an hệ thần kinh cho dù tác dụng chỉ là chữa cháy.

Người béo phì cần ăn nhiều rau xanh. Ảnh: HỒNG THÚY
Ăn quen, ăn hoài
Cũng chính vì tác dụng cung ứng năng lượng từa tựa như lửa rơm, bùng lên không được bao lâu phải châm tiếp nên người quen ăn ngọt phải ăn hoài, nhất là khi nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng do stress một khi đã vào nhà mấy khi chịu giậm chân một chỗ. Thói quen ăn ngọt do đó cũng từa tựa như ghiền cà phê, thuốc lá, nghĩa là sớm muộn cũng phải tăng "đô".
 
Nếu lệ thuộc thuốc nguy hại thế nào thì dính vào chất đường cũng không khá gì hơn. Nếu với người không bị stress, thiếu chút đường trong máu không đến độ trầm trọng trong khi chờ đợi gia chủ điều chỉnh thì ngược lại, với nạn nhân của stress lại là chuyện nghiêm trọng chẳng khác nào thiếu… thuốc! Vì quen với lượng đường phải cao trong máu nên "stress nhân" rất dễ đói bụng, thậm chí "xấu nết" nếu không kịp ăn!
 
Cảm giác mau đói, tâm trạng quạu quọ khi thiếu chất ngọt, tất cả hòa quyện vào nhau thành một loại stress nặng ký hơn căng thẳng vì công việc. Hậu quả là cơ thể phản ứng sai lệch dưới hình thức phóng thích liên tục nội tiết tố corticosteroid từ tuyến thượng thận.
 
Phản ứng trên cơ bản là đúng nhưng éo le là tuyến thượng thận bao giờ cũng xài sang nên không cung cấp corticosteroid ở lượng đủ dùng mà lần nào cũng thế, cao hơn nhu cầu trên thực tế của gia chủ. Do đó, người càng nhiều tham sân si càng mau thừa corticosteroid. Lâu ngày, gia chủ chẳng khác nào bị ngộ độc thuốc dù không dùng thuốc chỉ vì ngày đêm "nuôi ong tay áo" mà không biết!
Có vay, có trả
Chuyện không chỉ có thế. Vì chất đường trong máu nhiều lần đột biến cả ngày lẫn đêm nên nạn nhân sớm muộn cũng lãnh 2 đòn đánh nguội. Trước hết, tụy tạng, cơ quan có trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu, dễ kiệt sức. Bệnh đái tháo đường chỉ chờ có thế. Kế đến, hễ trục trặc với chất đường thì rối loạn biến dưỡng chất béo len lén vào nhà hồi nào không hay. Hậu quả là nạn nhân bị tăng mỡ máu cho dù có cữ béo đến phát thèm.
 
Tình trạng này càng rõ nét nếu gia chủ chọn thái độ bình chân như vại trước bàn viết, trước máy vi tính, lại thêm ngủ ít. Khi đó, đường huyết sáng nào cũng cao hơn bình thường cho dù nạn nhân suốt đêm không ăn! Khi đó, mỡ tự động ký gửi dưới thành bụng khiến vòng số 2 nổi bật, trong khi vòng số 1 và số 3 của nạn nhân thường xẹp lép do bắp thịt nhão nhoẹt vì không còn đủ năng lượng cho chức năng vận động.
Phòng cháy hơn chữa cháy
Chất đường trong thực phẩm không được thoái biến đúng mức để cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là vận động bắp thịt và dẫn truyền thần kinh, nếu thiếu sinh tố B1. Càng stress càng mau thiếu B1. Hậu quả là cho dù ăn ngọt nhưng vẫn thiếu năng lượng. Cơ quan rất nhạy cảm với tình trạng thiếu năng lượng chính là não bộ. Do đó, bị stress khiến dư đường trong máu nhưng thiếu B1 là lý do khiến đầu óc lơ tơ mơ. Không lạ gì nếu người ăn ngọt quá thường mau đãng trí vì sinh tố B1 chẳng khác nào chiếc nến điện trong động cơ. Chỉ cần bu-gi không nẹt lửa thì máy có hàng hiệu thế nào cũng đành nằm không!
Ai cũng cần năng lượng. Hay dở chỉ ở chỗ tiếp tế cho đúng lúc. Khéo hơn nữa là cung ứng cho sớm, trước khi lâm trận và sau đó bổ sung để chuẩn bị cho trận kế tiếp. Ăn ngọt ngay lúc căng thẳng chẳng khác nào châm dầu vào lửa. Vừa cháy sạch lại thêm phỏng nặng là chuyện bình thường.

Kiểm soát tiểu đường không cần ăn kiêng khổ hạnh

Một số hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn phần nào kiểm soát được căn bệnh nguy hiểm này mà không cần phải ăn kiêng quá nhiều.

Đái tháo đường týp 1.5?

Bạn thường nghe nói bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1, ĐTĐ týp 2. Vậy bạn có khi nào nghe bệnh ĐTĐ týp 1.5 hay không.

Trước nay chúng ta thường biết đến các dạng ĐTĐ như týp 1 xảy ra khi tuyến tụy ngưng sản xuất insulin, bệnh ĐTĐ týp 2 xảy ra khi tuyến tụy vẫn sản xuất insulin tuy nhiên lượng insulin này không đủ dùng cho cơ thể hoặc khi cơ thể không thể sử dụng insulin. Cũng có thêm một dạng bệnh ĐTĐ nữa là ĐTĐ thai kỳ (gestational diabetes), dạng ĐTĐ này xuất hiện ở một số phụ nữ mang thai, khi đó đường huyết sẽ tăng suốt thai kỳ nhưng sẽ trở lại ở mức bình thường nếu được chăm sóc tốt trước khi sinh. Gần đây, các nhà y học còn khám phá ra một dạng ĐTĐ mới gọi là bệnh ĐTĐ týp 1.5
ĐTĐ týp 1.5 là gì?
Đây là dạng bệnh ĐTĐ tự miễn tiềm ẩn ở người lớn hay còn gọi là LADA (Latent Autoimmune Diabetes in Adults).
Đây là một dạng bệnh ĐTĐ “lai” vì có cả đặc tính của ĐTĐ týp 1 lẫn ĐTĐ týp 2 nên được gọi là ĐTĐ týp 1.5. Bệnh ĐTĐ týp 1.5 lúc khởi đầu chẩn đoán thường bị cho là bệnh ĐTĐ týp 2 vì triệu chứng đặc trưng của ĐTĐ týp 1 không thấy xuất hiện. Nguyên nhân chẩn đoán là týp 2 bởi vì trong ĐTĐ týp 1.5 thì tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, cho nên cơ thể không thiếu hụt insulin một cách nghiêm trọng như trong bệnh ĐTĐ týp 1.
Sự khác biệt chính giữa ĐTĐ týp 1.5 và týp 2 là trong ĐTĐ týp 1.5 có một đáp ứng miễn dịch tương tự như trong bệnh ĐTĐ týp 1. Có nghĩa là hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta sẽ xem các tế bào beta ở tuyến tụy là những “phần tử lạ” và sẽ huy động lực lượng đến mà tiêu diệt những tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin này. Cuối cùng là đa số bị tiêu diệt, tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm chạp chứ không như trong ĐTĐ týp 1 là các tế bào beta bị tiêu diệt một cách nhanh chóng. Sự hiện diện của những protein vốn “ra lệnh” cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào beta chỉ có ở ĐTĐ týp 1 và týp 1.5. Còn trong ĐTĐ týp 2 thì không thấy những protein này.
Diễn tiến bệnh ra sao?
Một người bị bệnh ĐTĐ týp 1.5 có thể không biết mình bị bệnh cho dù đôi lúc họ có những triệu chứng đặc trưng của bệnh ĐTĐ týp 2. Điều này đặc biệt  nhất ở những người cao tuổi vì những triệu chứng của ĐTĐ týp 2 thường làm cho người bệnh nghĩ rằng đấy là những triệu chứng của tuổi già cho nên họ không đi xét nghiệm hoặc đi khám bác sĩ cho đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Đến lúc ấy thì những hậu quả của bệnh ĐTĐ đã trở nên nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 10% số bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ týp 2 nhưng thật sự là họ bị ĐTĐ týp 1.5. Có nghĩa là những bệnh nhân này sẽ phải cần insulin để ổn định đường huyết bởi vì hệ miễn dịch sẽ “đóng cửa” nhà máy sản xuất insulin của các tế bào beta.
Nếu bệnh ĐTĐ týp 1.5 được chẩn đoán sớm thì kết quả sẽ khả quan. Có nhiều bằng chứng cho thấy trị liệu insulin ở giai đoạn sớm có thể bảo tồn tế bào beta trong một thời gian lâu hơn. Sự chẩn đoán nhầm lẫn là ĐTĐ týp 2 sẽ khiến bệnh nhân týp 1.5 dùng nhiều dược phẩm đường uống hơn vốn không hiệu quả hoặc không cần thiết. Biết sớm ĐTĐ týp 1.5 sẽ giúp bệnh nhân ổn định đường huyết tốt hơn và hạn chế những rủi ro cho sức khỏe do hậu quả của bệnh ĐTĐ.
Cách duy nhất để kết luận bệnh nhân bị ĐTĐ týp 1.5 hay týp 2 là xét nghiệm máu để tìm ra sự có mặt của kháng thể protein.
Do ĐTĐ týp 1.5 “na ná” với ĐTĐ týp 1 cho nên phương pháp điều trị giống nhau. Đó là liệu pháp insulin. Tốt nhất nên bắt đầu insulin trước khi cơ thể cần đến để bảo tồn chức năng tế bào beta trong một thời gian càng lâu càng tốt.

Bị tiểu đường có nên ăn hoa quả ngọt?

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn nhiều loại quả chín nhưng với một số lượng vừa phải (150 - 200g) để cơ thể không bị thiếu hụt nhiều chất có ích.

Nhiều người bị tiểu đường kiêng ăn trái cây vì sợ quả chín ngọt như xoài, nho, dứa, hồng xiêm... có nhiều đường. Thường thì họ phải chuyển sang ăn các loại quả như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long... được xem là ít ngọt hơn.
 
  
Ngoài vitamin chống oxy hóa và kháng ung thư, trái cây còn là một nguồn chất chống oxy hóa tế bào
 như vitamin C và A
Đây là quan niệm sai lầm vì khi quả chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong các loại quả chín rất khác nhau. Ví dụ, một quả chuối nặng 100g thì có chứa 25g đường trong khi một quả táo tương đương chỉ chứa 13g đường. Điều quan trọng không phải ăn loại quả chín nào mà là ăn bao nhiêu để không lo lắng về đường.
Trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt vì có cả 2 nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan, trong trái cây còn có chứa nhiều pectin. Chất xơ hòa tan có vai trò trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và nhờ vậy làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Cả hai loại chất xơ đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết bình thường, giảm béo phì và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài vitamin chống oxy hóa và kháng ung thư, trái cây còn là một nguồn chất chống oxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100 - 150g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng.
 
Các vitamin này có nhiều trong ổi, mãng cầu tây, các cây thuộc họ cam quýt, nho, kiwi, dâu tây, khế... Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như na, chuối, táo. 
Trái cây còn là nguồn khoáng tố vi lượng. Trong quả dứa, mãng cầu tây, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu, còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.

Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ tiểu đường

Lượng nước bạn uống trong ngày có thể góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu. Đó là do một loại hormone gọi là vasopressin, giúp điều chỉnh khả năng giữ nước.

uong-nhieu-nuoc-giup-giam-nguy-co-tieu-duong
Khi cơ thể bị mất nước, lượng vasopressin tăng lên khiến thận giữ nước. Cùng lúc đó, hormone này thúc đẩy gan sản xuất đường trong máu, theo thời gian có thể ảnh hưởng khả năng sản xuất insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Khảo sát ở hơn 3.000 người khỏe mạnh từ 30-65 tuổi, có lượng đường trong máu bình thường lúc ban đầu. Sau 9 năm, khoảng 800 người bị tiểu đường dạng 2 hoặc lượng đường trong máu cao. Nhưng những ai uống nhiều nước, hơn 1 lít mỗi ngày, giảm được khoảng 30% nguy cơ bị tiểu đường dạng 2.

Tụy heo chữa tiểu đường

Sau đây xin giới thiệu một số công thức thuốc đơn giản từ tụy heo có thể ứng dụng để chữa bệnh tiểu đường.
Canh tụy hạt sen: Tụy heo 200g, thịt nạc heo 50g, hạt sen tươi 50 hạt. Gia vị vừa đủ. Tụy và thịt thái nhỏ trộn gia vị để ngấm. Hạt sen tươi bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Cho thịt, tụy vào nước nấu sen đang sôi. Nấu chín, ăn cái uống nước.
Thang tụy heo râu ngô: Tụy heo 1 cái nấu với 50g râu ngô. Mỗi ngày 1 thang ăn tụy, bỏ râu ngô, uống nước. Một liệu trình 10 ngày.
Tụy heo bột sắn dây: Tụy heo 1 cái, bột sắn dây 100g. Nấu nước tụy heo để nấu bột sắn dây. Ăn ngày 2 lần. Ăn hằng ngày liều lượng tùy ý.
Tụy heo mạch nha: Tụy heo khoảng 150g, mạch nha 300g. Thêm nước nấu, uống nước ăn cái. Ngày 2 lần.
Tụy heo hoàng kỳ: Tụy heo 1 cái, hoài sơn 30g, hoàng kỳ 18g. Có thể thêm bột sắn dây và thiên hoa phấn mỗi thứ 12g. Sắc lấy nước uống, ăn tụy bỏ thuốc. Có thể nấu thuốc lọc lấy nước nấu tụy.
Tụy heo hoài sơn, ý dĩ: Tụy heo 1 cái, hoài sơn 120g, ý dĩ 30g, hoàng kỳ 60g. Nấu 3 vị thuốc lọc lấy nước bỏ bã rồi cho tụy vào nấu nhừ, ăn cái uống nước.
Tụy heo hoàng tinh, ngọc trúc: Tụy heo 1 cái, ngọc trúc 30g, hoàng tinh 24g, ninh nhừ lấy nước uống ăn cái.
Tụy heo hoàng kỳ, sơn thù nhục: Tụy heo 1 cái, hoàng kỳ 30g, sinh địa 30g, hoài sơn 30g, sơn thù nhục 15g. Nấu lấy nước uống, ăn tụy.
Cháo tụy heo, củ cải tươi: Tụy 1 cái thái nhỏ xào tái trước. Củ cải tươi 250g, gạo 100g. Nấu cháo củ cải nhừ rồi cho tụy vào nấu sôi lại để ăn nóng.
Tụy xào rau pô-sôi (rau nhà chùa): Tụy 1 cái thái nhỏ xào dầu vừng với rau pô-sôi tươi (đã nhúng qua nước sôi), tỏi. Ăn với cơm.
Có thể xào tụy với hẹ hoặc rau khoai, rau cần, rau muống, mướp đắng, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, cà chua, bí ngô (bí đỏ), bí đao (cả vỏ xanh), măng tươi (đã luộc kỹ).

Bí kíp mang thai an toàn với bệnh nhân tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai có thể giúp phòng ngừa các khuyết tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Dưới đây là những khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đang muốn sinh con.
- Trước khi mang thai, bạn hãy đến gặp bác sĩ để lên kế hoạch cho một thai kỳ khỏe mạnh cũng như thực hiện các lịch kiểm tra sức khỏe được khuyến cáo.
- Duy trì chế độ ăn lành mạnh trước và trong thời gian mang thai.
- Đảm bảo hoạt động thể chất đều đặn.
- Tuân thủ các khuyến cáo của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
- Kiểm tra nồng độ đường huyết thường xuyên và cố gắng duy trì ở mức ổn định.
- Điều trị ngay trong trường hợp bị hạ đường huyết.

Thiếu vitamin D, nguy cơ cao bệnh tim ở người tiểu đường

Thiếu hụt vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp hai lần, đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đó là nghiên cứu mới nhất của Washington University School (Mỹ).

Ở bệnh nhân tiểu đường, khi thiếu vitamin D không thể xử lý thành phần cholesterol trong cơ thể dẫn đến cholesterol có khả năng tích tụ tại mạch máu gây nguy cơ cao chứng đột quỵ và tim mạch. 
Vitamin D ngăn chặn sự hấp thu của cholesterol bởi các tế bào được gọi là đại thực bào. Khi thiếu vitamin D, các đại thực bào tiếp nhận nhiều cholesterol hơn và chúng không thể loại trừ được cholesterol có hại cho cơ thể.
Chúng còn gây cản trở cho cholesterol và trở thành cái gọi là tế bào bọt khí gây nên chứng xơ vữa động mạch. Các đại thực bào được phân bổ bởi hệ miễn dịch còn tạo ra hiện tượng viêm tấy thường gặp ở người bệnh tiểu đường.
Vì thế, nếu bệnh nhân tiểu đường không bổ sung đầy đủ vitamin D các đại thực bào sẽ trở thành gánh nặng cho cholesterol và dẫn đến tắc nghẽn mạch máu đồng thời cản trở sự lưu thông của máu. Vì thế, chế độ ăn uống có bổ sung loại vitamin quý giá này là điều cần thiết khi có bệnh.

Biến chứng thận do đái tháo đường: Nguy hiểm và tốn kém

Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ, một biến chứng được coi là nguy hiểm, tốn kém nhất.

Tại Mỹ, năm 1997, chi phí cho điều trị các BN ĐTĐ bị suy thận giai đoạn cuối đã vượt quá 15,7 tỷ đô la Mỹ.
Gây tổn thương thận ?
Ở người ĐTĐ, đường máu tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau 1 thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức này hệ thống lọc bắt đầu bị tổn thương, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều Protein hữu ích bị lọt ra ngoài (bình thường lỗ lọc nhỏ hơn kích thước protein và tế bào hồng cầu).
Lúc đầu chỉ là 1 lượng nhỏ protein xuất hiện trong nước tiểu (< 300mg/ngày), và nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì rất có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm hơn.
Nếu không điều trị các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều hơn protein lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần.
Cuối cùng thận bị mất hoàn toàn chức năng gọi là suy thận giai đoạn cuối, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh ĐTĐ.
Quá trình tổn thương này có thể tiến triển nhanh hơn nếu người bệnh có cả tăng huyết áp.
Bệnh nhân ĐTĐ nào dễ bị biến chứng thận
Ngoài tăng đường máu và tăng huyết áp thì 1 số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị biến chứng thận như BN bị ĐTĐ lâu từ khi còn trẻ hoặc ĐTĐ týp 1, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu... Ngược lại, những BN được kiểm soát tốt cả đường máu và huyết áp thì nguy cơ bị biến chứng thận là rất thấp.
Thông thường, nếu không được điều trị thì thời gian từ khi bắt đầu có protein niệu tới khi có suy thận là khoảng 10 - 15 năm. Theo các thống kê, có khoảng 20 - 40% các BN ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận, trong đó có nhiều BN ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện ĐTĐ, còn với BN ĐTĐ týp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số BN đã có suy thận giai đoạn cuối, và sau 20 năm thì con số này đã lên tới 75%.
Tại các khoa thận, khoảng 40% số BN đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của ĐTĐ.
Các triệu chứng và chẩn đoán biến chứng thận
Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không đặc hiệu như phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, HA cao.
Một số BN bị tổn thương thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu (trên 3,5g/24h), nên lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu, hậu quả là dịch bị thoát ra ngoài làm BN bị phù rất to toàn thân, có cổ chướng và có thể cả tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim… gọi là hội chứng thận hư.
Nếu không được điều trị tốt thì các BN có suy thận và/hoặc hội chứng thận hư sẽ dần tiến triển nặng lên thành suy thận giai đoạn cuối. Những BN này thường có phù nhiều, HA rất cao và khó kiểm soát, thiếu máu nặng, thiểu niệu hoặc vô niệu. Thời gian trung bình tiến triển từ lúc bắt đầu suy thận đến khi có suy thận giai đoạn cuối là 5-6 năm.
Ngăn ngừa và điều trị biến chứng
Biến chứng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ. Theo khuyến cáo, tất cả các BN ĐTĐ cần làm xét nghiệm protein niệu ít nhất 6 tháng/lần và nếu protein niệu (+) thì phải có kế hoạch điều trị tích cực ngay để ngăn ngừa biến chứng thận nặng lên.
Kiểm soát tốt đường máu:
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của điều trị tích cực ĐTĐ bằng kết hợp các biện pháp như chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc có thể làm giảm đến 1/3 nguy cơ xuất hiện protein niệu vi thể, giảm 1/2 nguy cơ tiến triển từ protein niệu vi thể thành protein niệu đại thể, và làm chậm tiến triển của suy thận.
Điều trị tăng HA:
Một nghiên cứu trên các BN đã có biến chứng thận trong 16 năm cho thấy điều trị kiểm soát tốt HA có thể làm giảm tỉ lệ BN suy thận giai đoạn cuối từ 73% xuống 31%.
Chế độ ăn:
Những BN đã có suy thận nên thực hiện chế độ ăn giảm chất đạm vừa phải (0,6 - 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) với mục đích để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn.
Điều trị suy thận:
- Những BN có suy thận nặng hoặc có hội chứng thận hư cần được nhập viện để đánh giá và có kế hoạch điều trị tích cực cũng như được tư vấn về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, khả năng cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
- Khi BN đã có suy thận giai đoạn cuối, thận mất gần như hoàn toàn chức năng thì điều trị thay thế thận suy bằng phương pháp lọc máu chu kỳ (2 - 4 lần mỗi tuần) là cần thiết để duy trì cuộc sống cho BN. Một phương pháp điều trị thay thế khác rất hiệu quả và rất phổ biến ở nước ngoài là ghép thận nhưng chưa được thực hiện nhiều ở nước ta.

Những lưu ý với bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi

Các biến chứng của đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là các biến chứng tim mạch, là những nguyên nhân quan trọng gây tử vong.


Tất cả những người trên 45 tuổi được khuyến cáo nên kiểm tra phát hiện bệnh ĐTĐ ít nhất 3 năm 1 lần
Tất cả những người trên 45 tuổi được khuyến cáo nên kiểm tra phát hiện bệnh ĐTĐ ít nhất 3 năm 1 lần.

Chẩn đoán và điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi có nhiều khó khăn so với những người trẻ tuổi đòi hỏi cả thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình phải có hiểu biết rõ ràng về căn bệnh này.
Gia tăng tỷ lệ mắc
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng như rối loạn dung nạp glucose như tuổi, giới, chủng tộc, quốc gia, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi là 1 yếu tố rất quan trọng.
Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn năm 2003 cho kết quả tỉ lệ mắc ĐTĐ ở nhóm người dưới 35 tuổi là 0,9% còn ở nhóm 45-54 tuổi là 6,5% và ở nhóm 55-64 tuổi cao tới 10,3%. Đồng thời nghiên cứu này cũng đã chứng minh tuổi cao là 1 yếu tố nguy cơ đặc biệt, có liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.
Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc ĐTĐ ở những người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.
Những khuyến cáo quan trọng
Đa số các BN ĐTĐ cao tuổi là ĐTĐ týp 2 (tới trên 95%). Việc chẩn đoán được các BN này là tương đối khó khăn do các triệu chứng của bệnh thường không có hoặc không điển hình.
Một nguyên nhân khó chẩn đoán ĐTĐ nữa là người cao tuổi thường bị giảm sút trí nhớ, hoặc bệnh trầm cảm, bệnh Alzheimer… Chính vì vậy, Hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đã đưa ra khuyến cáo là tất cả những người trên 45 tuổi nên được kiểm tra phát hiện bệnh ĐTĐ ít nhất 3 năm 1 lần, còn với những người có thêm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ khác như bị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc gia đình có người bị ĐTĐ… thì cần phải kiểm tra thường xuyên hơn, có thể 2 lần mỗi năm.
Theo các nghiên cứu, có tới 2/3 số BN ĐTĐ trên 65 tuổi có mắc thêm các bệnh mạn tính, suy giảm trí nhớ hoặc hạn chế vận động nên không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì vậy rất khó áp dụng các phương pháp điều trị ĐTĐ tích cực hoặc phức tạp cho những BN này.
Tại nhiều nước trên thế giới, và ở Việt Nam đã bắt đầu có hiện tượng ngày càng nhiều người cao tuổi được đưa vào sống trong các trại dưỡng lão, sống biệt lập với gia đình và con cái.
Những người này nếu mắc bệnh ĐTĐ thì thường không được chăm sóc tốt, và do bản thân họ không có chế độ dinh dưỡng tốt, giao tiếp khó khăn… nên có nguy cơ cao bị các biến chứng như hạ đường máu, loét chân, bị mắc các bệnh nhiễm trùng…
Lưu ý khi điều trị
Ngoài những nguyên tắc điều trị ĐTĐ nói chung, khi điều trị bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi cần lưu ý thêm những điểm sau:
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.
- Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.
- Mức đường máu cần đạt được ở những người già có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu trước bữa ăn sáng là 6 - 8 mmol/l, và đường máu sau ăn 2h là 7 - 11 mmol/l.
- Hậu quả của biến chứng hạ đường máu ở các BN cao tuổi là cực kỳ nghiêm trọng và thường để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề.
- Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc, các BN ĐTĐ cao tuổi phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả trước, sau bữa ăn và có thể cả trước lúc đi ngủ… ngay cả khi BN không hề có biểu hiện bị hạ đường máu.
- Nhìn chung các BN cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị hạ đường máu tuy nhiên bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm đánh giá đầy đủ chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị.
Phải tuyệt đối tuân thủ những chống chỉ của các nhóm thuốc điều trị bệnh ĐTĐ. Không nên điều trị cho các BN ĐTĐ cao tuổi bằng các thuốc nhóm sulfonylurea hay gây hạ đường máu như chlopropamide hay glibenclamide.
- Trong nhiều trường hợp, việc kiểm soát đường máu ở người cao tuổi có thể rất khó khăn, phức tạp do người bệnh thường phải điều trị đồng thời một số thuốc khác như lợi tiểu thiazide như Hypothiazide (do có tăng huyết áp hoặc suy tim), nội tiết tố tuyến giáp như Levothyroxin (do có suy giáp), corticosteroid như prednisolone (do bị bệnh viêm khớp, bệnh phổi mạn tính)… là những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.
- Khi điều trị bằng insulin thì có nhiều trường hợp chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ, thay vì phải tiêm 2-4 mũi/ngày như các BN trẻ tuổi.
- Và cuối cùng, phải luôn cố gắng kiểm soát thật tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá… Luôn nhớ rằng chúng ta phải điều trị bệnh ĐTĐ chứ không phải là điều trị kiểm soát đường máu đơn thuần.

Khi nào nên khám xác định bệnh tiểu đường?

Bạn nên nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường nếu gặp các dấu hiệu sau:

- Uống nước nhiều (hơn mức bình thường), người mệt mỏi, sút cân, ăn nhiều, tiểu nhiều.
- Bị nhiễm trùng da, sinh dục-niệu, nấm... lâu khỏi.
- Đường huyết lúc đói: >1,26 g/l với 2 lần xét nghiệm.
Thử máu để biết tình trạng của bệnh bao gồm:
- Nghiệm pháp tăng đường huyết với glucose ( 2giờ sau khi uống 75g Glucose), được chỉ định khi:
+ Đường huyết đo được từ 1,2-1,4 g/l lúc đói.
+ Đối với những người mập phì, mắc các bệnh tăng huyết áp và tăng mỡ máu.
- Xét nghiệm đường huyết đối với các trường hợp có nguy cơ cao như: chỉ số BMI>27, có tiền sử đường huyết>1,2 g/l, ít vận động, tăng huyết áp… Những trường hợp này nên kiểm tra đường huyết định kỳ.
- Xét nghiêm HbA1C: đánh giá tình trạng đường huyết trong 2-3 tháng vừa qua, dùng để kiểm soát theo dõi trong quá trình điều trị tiểu đường. Chỉ số bình thường từ 4-6%. Người bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt khi <6,5%.

Bị tiểu đường sống có thọ? Bệnh có di truyền?

Tuổi thọ của người đái tháo đường tuỳ thuộc vào các biến chứng mạn tính của bệnh mà họ mắc phải. Biến chứng càng nhiều, tuổi thọ càng giảm. Nên giữ đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu ở mức bình thường càng tốt.
Bệnh có thể di truyền. Chị nên giữ cho các con chế độ ăn nhiều chất xơ, chất bột vừa phải và ít béo, không quên luyện tập thể dục... Đối với người bệnh tiểu đường, việc ăn uống hợp lý và cân bằng kết hợp với luyện tập (đi bộ, đạp xe, bơi...) là quan trọng và cơ bản nhất.
 
Dù có uống thuốc nhưng thiếu hai điều này thì việc điều trị không thể đạt hiệu quả tối ưu. Rượu bia không cấm hoàn toàn, nhưng hạn chế ở mức cho phép, đó là một lon bia hoặc 100ml champagne hoặc 20ml rượu mạnh mỗi ngày. Không dồn lại uống trong một lần!
 

Bí quyết đối phó với bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh này dễ mắc nhưng lại không dễ dàng điều trị.

là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể, ví dụ như gây ra những vấn đề về mắt, có thể dẫn tới mù lòa, làm cho lượng đường trong máu liên tục tăng cao, tăng nguy cơ đau tim, gây các bệnh về thận...

Nếu được điều trị sớm và hiệu quả, bệnh nhân bị tiểu đường sẽ có nhiều khả năng tránh được nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và mặc dù sẽ sống chung với bệnh nhưng họ vẫn có được cuộc sống chủ động và vui khỏe như mong muốn.

Cho dù bạn có bị tiểu đường hay không, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần hiểu rõ về bệnh này để còn biết cách phòng tránh và điều trị bệnh.

Bí quyết đối phó với bệnh tiểu đường 1

Bảo vệ bàn chân khi bị đái tháo đường

Biến chứng bàn chân là do bệnh làm tổn thường vi mạch máu và thần kinh ngoại biên dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng bàn chân và những thay đổi cảm giác ở đầu ngón chân.


Ban đầu chỉ là cảm giác tê bì, sau đó chỉ cần 1 vết sây xát hay vết rách nhỏ ở bàn chân, các vết thương này có thể bị nhiễm trùng và lở loét trước khi bệnh nhân phát hiện ra chúng. Phòng biến chứng ở bàn chân, quan trọng nhất là kiểm soát thật tốt đường huyết. Ngoài tuân thủ thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng, tập luyện, bệnh nhân còn cần tái khám định kỳ, điều trị sớm các tổn thương ở bàn chân.
 
Nên vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra bàn chân hằng ngày, bảo vệ bàn chân khỏi các chấn thương, rửa chân bằng nước ấm, sau đó lau khô nhẹ bằng vải mềm, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân; không đi chân đất, đi dép thường xuyên - kể cả khi đi trong nhà, chọn giầy dép phù hợp để tránh bị các nốt phồng rộp do cọ sát.
 
Bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân hằng ngày, chú ý các vết thương, chú ý khi phát hiện màu sắc da bất thường. Đây là những biện pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn trong việc làm giảm biến chứng nhiễm khuẩn bàn chân ở người đái tháo đường.

Hội chứng chuyển hóa - Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường

Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin có thể do gen và do một số yếu tố từ môi trường gây ra, đặc biệt là tình trạng thừa cân và lối sống tĩnh...

Không phải tất cả các chuyên gia đều nhất trí định nghĩa về HCCH hoặc thậm chí coi đó là tình trạng bệnh lý riêng biệt. Các nhà y học đã nói về hội chứng này từ nhiều năm nay với nhiều tên gọi như hội chứng X, hội chứng đề kháng insulin.
Yếu tố nguy cơ mắc HCCH
Tuổi: Nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước HCCH có thể thấy ở tuổi niên thiếu.
Chủng tộc: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước nói tiếng Tây Ban Nha, người châu Á dường như hay có nguy cơ mắc HCCH hơn các chủng tộc khác.
Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) - là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI > 23, tình trạng béo bụng với dáng người dạng quả táo (không phải dạng quả lê) làm tăng nguy cơ mắc HCCH.
Tiền sử đái tháo đường: Nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở người có tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường týp 2 hoặc bản thân có tiền sử bị đái tháo đường khi mang thai.
Các tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ mắc HCCH: Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormon sinh dục nữ.
Hội chứng chuyển hóa - Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường 1
Các cơ quan người bình thường (trái), rối loạn của các cơ quan trong HCCH ở người béo phì (phải)
Tại sao chúng ta cần biết về HCCH?
Vì HCCH làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường nếu người bệnh không thay đổi thói quen sống có hại để điều chỉnh tình trạng đề kháng insulin và đường huyết cứ tiếp tục tăng cao.
Vì cholessterol máu cao và tăng huyết áp trong HCCH sẽ góp phần tạo nên mảng xơ vữa trong thành động mạch, mảng xơ vữa này làm cho động mạch bị cứng lên và hẹp lại, từ đó dẫn đến đột quỵ tim và não.
Những việc mà người bệnh cần làm để chuẩn bị gặp bác sĩ
Thời điểm người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn
Ðó là khi mỗi người trong chúng ta thấy mình có ít nhất một yếu tố cấu thành nên HCCH nêu trên như tăng huyết áp, cholessterol máu cao, thân hình có dáng quả táo... Gặp bác sĩ để xem có cần phải xét nghiệm để tìm các thành phần khác của HCCH hay không và để biết những điều nên làm, tránh cho bệnh nặng thêm.
Khi hẹn khám phải hỏi xem có cần nhịn ăn trước đó không, có cần làm xét nghiệm đường máu khi đói trước khi đến khám không.

Viết ra tất cả các triệu chứng đã trải qua, kể cả các triệu chứng dường như không phải vì nó mà bạn đi khám bệnh.
Viết ra các thông tin cá nhân chủ chốt, kể cả các stress chủ yếu hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống. Nếu bạn đang theo dõi đường máu hoặc huyết áp tại nhà thì hãy mang bản theo dõi đó theo.
Liệt kê các thuốc đã dùng kể cả vitamin và thuốc bổ.
Ghi rõ tiền sử gia đình. Đặc biệt cho bác sĩ biết có ai cùng huyết thống bị đái tháo đường hoặc bị đột quỵ hay không.
Đi cùng thành viên trong gia đình hoặc một người bạn nếu có thể. Họ có thể bổ sung một điều gì đó mà bạn quên hoặc bỏ sót.
Điều trị và phòng bệnh
Thể dục đều đặn 30 - 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ.
Giảm cân: Giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau, hoa quả, cá và các loại hạt.
Ngừng hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
Khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ về xử trí HCCH
Mục đích hàng đầu của xử trí lâm sàng HCCH là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mắc đái tháo đường týp 2. Tiếp đó, việc điều trị hàng đầu là làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng như ngừng hút thuốc lá, giảm cholesterol máu, điều trị tăng huyết áp và điều trị đái tháo đường.
Để quản lý trước mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc HCCH. Việc can thiệp để điều chỉnh các thói quen có hại cho sức khỏe bao gồm:
Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 - 22,9kg/m2).
Tăng cường hoạt động thể lực, với đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
Có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.