Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Nguy cơ hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Một nghiên cứu cho biết những bệnh nhân đái tháo đường kèm theo trầm cảm sẽ tăng 40% nguy cơ bị hạ đường huyết quá mức so với những bệnh nhân đái tháo đường đơn thuần.

Tình trạng này có thể gây nguy hiểm dù bệnh nhân đái tháo đường cần uống thuốc để hạ đường huyết, nhưng việc hạ đường huyết quá mức sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho não và cơ thể hoạt động, thậm chí gây tử vong.
Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ hạ đường huyết quá mức ở những bệnh nhân đái tháo đường kèm theo trầm cảm có thể do tình trạng trầm cảm gây nên những biến đổi về mặt tâm - sinh học, làm biến động nhiều lượng đường trong máu. Một lý do khác có thể là do những bệnh nhân này không quan tâm nhiều đến việc điều trị đái tháo đường và thường buông xuôi trong việc kiểm soát đường huyết.
Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học khuyên những bệnh nhân đái tháo đường kèm theo trầm cảm cần phải được điều trị phối hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc để có thể kiểm soát đường huyết ổn định hơn.

Vì sao thừa đường trong máu?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều lần báo động về nguy cơ của bệnh tiểu đường như "cơn đại dịch của thế kỷ".

Ngay cả ở các quốc gia đã có chương trình phòng chống bệnh tiểu đường từ vài thập niên vẫn còn chuyện nghịch lý là số người bị bệnh tiểu đường càng lúc càng tăng, đặc biệt với cư dân thành phố lớn, ngay cả ở người hãy còn rất trẻ!
Với biện pháp tầm soát vẫn chưa được đẩy mạnh đúng mức, con số vài triệu người bệnh tiểu đường theo thống kê chính thức ở nước ta trên thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng rất sâu. Hơn thế nữa, cho dù có phát hiện được bệnh thì quan trọng hơn nhiều là làm sao ngăn chặn căn bệnh này? Thay vì đợi mất bò mới lo làm chuồng!
Điểm cốt lõi khiến bệnh tiểu đường chiếm thế thượng phong lại không khu trú quanh chuyện tăng đường huyết. Cũng không hoàn toàn gắn liền với chế độ dinh dưỡng háo ngọt của nạn nhân. Bằng chứng là nhiều người kiêng cữ ác liệt nhưng vẫn bị bệnh! Nhờ bệnh tiểu đường được nghiên cứu chi li trong thập niên gần đây nên thầy thuốc đã phát hiện vài nhân tố khiến bệnh tiểu đường dễ đánh nguội.
Trước hết, stress là món thuốc độc khiến hoạt tính của insulin - nội tiết tố có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu bị phong bế! Càng cao danh vọng, máu càng ngọt lịm! Máu càng thừa đường càng mau dày mạch máu vì tình trạng xơ vữa do hậu quả của rối loạn biến dưỡng chất đường và chất béo bao giờ cũng "thừa nước đục thả câu". Kiêng cữ ăn ngọt mà tâm không thanh thản thì cũng bằng không! Kế đến, tuy tụy tạng được giao cho việc quản lý đường huyết nhưng bệnh tiểu đường ít khi là bệnh của cơ quan này. Trái lại, vì bệnh gan,bệnh đường ruột không được điều trị đến nơi đến chốn mà tụy tạng "lãnh án" oan uổng.
Tầm soát bệnh gan, bệnh đường ruột và nhất là điều trị cho đúng bài bản chính là giải pháp tuy gián tiếp nhưng hiệu quả để cầm chân bệnh tiểu đường. Lời "khen" của WHO về khả năng nước ta chiếm hàng đầu về bệnh nhân tiểu đường trong khu vực Đông Nam Á chắc khó sai vì bệnh gan, bệnh đường ruột ở xứ mình vẫn còn ngoài vòng kiểm soát!
Thêm vào đó, riêng với đàn ông, nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây hiện không còn ai nghi ngờ về mối liên hệ giữa testosteron và tình trạng dao động đường huyết. Muốn lượng đường đừng bị giữ lại quá lâu trong máu rồi sinh sự, chất đường cần được huy động vào bắp thịt, càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng hay. Người muốn tránh bệnh tiểu đường vì thế rất cần khối lượng cơ bắp để đốt cho hết chất đường.
Éo le là càng thiếu testosteron lại càng dễ teo cơ. Ngược lại, lượng đường trong máu càng dao động thất thường, bắp thịt càng mau thoái hóa. Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục với hậu quả là bệnh tiểu đường sớm muộn không mời cũng đến. Nói cách khác, đừng để thiếu testosteron ở nam giới từ tuổi trung niên là một trong các giải pháp để cầm chân bệnh tiểu đường.
Chuyện không chỉ của đàn ông. Cũng vì rối loạn nội tiết tố mà thai phụ dễ trở thành nạn nhân của bệnh tiểu đường, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, cho dù đó chỉ là hội chứng tiểu đường giả vì đường huyết sẽ được điều chỉnh sau khi vượt cạn. Nhưng nếu tưởng chỉ là chuyện tạm bợ thì lầm. Thống kê sau khi theo dõi nhiều năm cho thấy một số đối tượng lại mang bệnh tiểu đường, lần này là bệnh thật, khi trẻ ăn sinh nhật thứ 10!
Nếu tưởng bị bệnh tiểu đường chỉ vì quen ăn quá ngọt thì hố. Nếu đơn giản như thế thì đời đâu còn là bể khổ. Có nhiều thứ khác ghê hơn món ngọt!

Tập thể dục: Giải pháp điều trị đái tháo đường tuyệt vời

PGS.TS Đỗ Trung Quân, BV Bạch Mai cho rằng: tập thể dục thường xuyênlà phương pháp điều trị ưu tiên, và cần phải được lên kế hoạch chi tiết giống như khi hướng dẫn chế độ ăn hoặc kê đương thuốc hạ đường máu uống với các BN ĐTĐ typ 2.

Tập thể dục chữa bệnh ĐTĐ
Ở các bệnh nhân đái tháo đường, tập thể dục mang đến nhiều lợi ích to lớn như:
- Làm giảm đường máu do tăng tiêu thụ đường máu. Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà nếu tập đều đặn còn có thể giúp kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài.
- Làm tăng nhạy cảm với insulin máu, tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi. Tác dụng này cực kỳ quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mà sự nhạy cảm với insulin là nguyên nhân chính trong cơ chế bệnh sinh gây tăng đường máu. Làm giảm nguy cơ tim mạch.
 
Theo các nghiên cứu, tập thể dục làm giảm đáng kể các loại mỡ máu có hại, gây xơ vữa động mạch như Triglycerride, LDL- Cholesterol, và làm tăng loại mỡ máu có lợi, hạn chế gây xơ vữa động mạch như HDL – Cholesterol. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả này, người bệnh cần phải tập luyện khá tích cực như chạy ít nhất 14,5 – 19km/ tuần và tăng dần lên đến khoảng 60km/ tuần. Ngoài ra tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm trung bình 5-10 mmHG cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, tác dụng này rõ hơn ở các bệnh nhân có tăng huyết áp mức độ nhẹ hoặc vừa.
- Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thừa cân hoặc béo phì. Tập thể dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu phối hợp cùng chế độ ăn giảm vừa phải lượng calo nhưng sẽ không có tác dụng nếu như bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn kiêng rất ít calo (600-800 kcal/ngày).
- Tập thể dục giúp cải thiệ các chức năng tim mạch của người bênh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ ( tim phải hoạt động ít hơn), làm răng khả năng co bóp tống máu của tim… và tăng cường sức đề kháng nói chung cũng như tăng khả năng lao động tay chân và sự phối hợp động tác của người bệnh. Ngoài ra tập thể dục đều dặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái, làm tăng chất lượng cuộc sống. Để có thể đạt được những lợi ích về tim mạch  hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn thì các bệnh nhân cần phải tập ít nhất 3 ngày/ tuần hoặc tập cách ngày. Còn để đạt được mục đích giảm cân, cần phải tập ít nhất 5 ngày/tuần.
Một số lưu ý đặc biệt
Cần kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da hoặc vết rách hoặc nhiểm trùng ở bàn chân không? Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, và khi đường máu rất cao.
Khởi đầu từ từ: trong vòng 1-2 tuần đầu chỉ cần tập các động tác kéo dãn và xoay người, điều này sẽ giúp bạn tránh bị chấn thương cơ.
Khi tập nên mặc quần áo rộng và phải đi giày để đảm bảo an toàn cho người tập. Nếu bạn phải tập ngoài trời nắng thì hãy đội mũ mà đeo kính râm (đặc biệt nếu bạn tập và giữa trưa ngày hè) nhưng tốt nhất là không nên tập vào khoảng thời gian này. Có đủ nước uống: Nên nhớ là hãy uống nước nhiều cả trước, trong và sau khi tập (không đợi tới khi bạn có cảm giác khát hoặc ra nhiều mồ hôi thì mới uống).
Bắc đầu với mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như đi bộ 3 lần/ tuần, chơi bóng bàn 1 lần/ tuần, xuống xe bus trước 1 bến. Sau đó sẽ tăng mục tiêu dần dần, ví dụ tăng thời gian đi bộ từ 10 phút lên 15 phút rồi 20 phút mỗi lần. Không nên theo đuổi những mục tiêu quá cao và phi thực tế.
Để có hứng thú tập, các bệnh nhân hãy chọn môn thể thao mình ưa thích, các các môn thể thao theo nhóm cớ sự tham gia cả cả những người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
Tóm lại, tập thể dục thể thao là một phương pháp điều trị đơn giản không mất tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả cao trong cả phòng bệnh, kiểm soát đường máu, hạn chế các biến chứng của ĐTĐ nhất là các biến chứng tim mạch và góp phần duy trì khả năng lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ĐTĐ. Hầu như tất cả các bệnh nhân ĐTĐ đều có thể và nên tập thể dục thể thao. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao và an toàn, họ cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc và các chuyên gia về thể dục thể thao .. cũng như sự hỗ trợ và khuyến khích của bạn bè, người thân.

9 cách dưỡng sinh hàng ngày cho người bị tiểu đường

Nhà thơ Bạch Cư Dị đã nói “Cắn răng vào nhau ba mươi sáu lần”, như vậy đủ cho thấy cách này đã có từ lâu nhằm làm răng chắc hơn.

  

Xoa mặt
 
Làm khi ngủ dậy. Xoa mặt có tác dụng xóa các nếp nhăn, làm da bóng, đẹp, tinh thần phấn chấn.
 
Cách làm: Hai tay xoa vào nhau cho nóng rồi đặt lên 2 bên sống mũi, ngón giữa áp dọc sống mũi, úp bàn tay lên mặt. Chuyển động ngón tay giữa để kéo theo 4 ngón còn lại dọc theo mũi từ trên xuống dưới. Mỗi động tác làm 20 lần.
 
Chải đầu
 
Chải đầu làm tan gan hỏa, mắt sáng, não tỉnh táo, rất có ích cho người bị tiểu đường cao huyết áp và bị bệnh mắt.
 
Cách làm: Dùng ngón tay chải tóc vào buổi sáng sớm, chải từ trước ra sau 50 lần.
 
Vận động mắt
 
Đông y gọi là “vận thanh”, có tác dụng làm sáng mắt, làm vào buổi sáng và tối.
 
Cách làm: Chuyển động chậm nhãn cầu từ trái lên trên, sang phải rồi xuống và trở về vị trí ban đầu, sau 14 lần thì đổi hướng và làm ngược lại 14 lần nữa. Tập xong mắt nhắm lại một lát rồi mở ra bình thường.
 
Luyện tai
 
Thường xuyên luyện sẽ có tác dụng kiện não thông tai.
 
Cách làm: 2 bàn tay úp vào 2 bên tai, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào vùng chẩm sau gáy cho phát ra tiếng kêu trong tai, mỗi lần gõ 7-8 cái rồi lại nhấc tay ra khỏi tai một lần, làm khoảng 3-4 lần.
 
Cắn răng vào nhau
 
Nhà thơ Bạch Cư Dị đã nói “Cắn răng vào nhau ba mươi sáu lần”, như vậy đủ cho thấy cách này đã có từ lâu nhằm làm răng chắc hơn.
 
Cách làm: 2 hàm răng cắn vào nhau thành tiếng kêu, bắt đầu từ răng hàm sau đó tới răng cửa, mỗi lần 18 lần, có thể làm cả buổi tối và buổi sáng.
 
Lưỡi đánh lên lợi
 
Có tác dụng kích thích tiết nước bọt chống cảm giác khát và giúp an thần.
 
Cách làm: Đưa đầu lưỡi vào lợi trên từ trái sang phải và ngược lại, mỗi động tác làm 30 lần, nuốt hết nước bọt trong miệng, tập trung ý nghĩ xuống huyệt đan điền.
 
Xoa bụng 

Xoa vùng rốn và huyệt sinh môn làm tiêu khí tích tụ, đường ruột thông suốt.
 
 
Cách làm: Xoa 2 bàn tay vào nhau cho nóng rồi chống 2 bàn tay lên nhau xoa trực tiếp lên vùng rốn hoặc xoa ngoài áo cũng được, xoay tròn ngược với chiều kim đồng hồ, vòng xoa từ hẹp đến rộng, quanh rốn 12 lần.

Xoa gan bàn chân
 

Xoa huyệt dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân có tác dụng tới thận và thắt lưng, làm mạnh thận và tim thông suốt.
 

Cách làm: Buổi tối sau khi rửa sạch chân, dùng lòng bàn tay xoa chầm chậm vào huyệt dũng tuyền. Trước tiên dùng tay phải xoa chân trái, sau đó dùng tay trái xoa chân phải cho tới nóng thì thôi (50 lần).
 

Vận động khớp các chi
 

Làm cho các kinh lạc thông suốt.
 

Cách làm: Trước tiên dùng 2 tay nắm chặt khớp vai bóp từ trái qua phải rồi ngược lại, mỗi bên 24 lần. Sau đó ngồi xếp bằng nhấc chân trái lên, bàn chân từ từ co vào duỗi ra sao cho thẳng với cổ chân là được, sau đó chuyển sang chân phải, mỗi bên 5 lần.
 
AloBacsi.vn

Phòng tránh suy thận

Tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh lý nhiễm trùng, ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ... là những nguyên nhân gây ảnh hưởng chức năng của thận.

TS.BSCKII Nguyễn Bách, khoa Thận - Lọc máu BV Thống Nhất (TPHCM) cho biết, thận có chức năng quan trọng trong việc lọc sạch máu, điều chỉnh lượng nước cho cơ thể với mục đích giúp cơ thể duy trì tình trạng không thừa và không thiếu nước.
 
Bên cạnh đó, thận đóng vai trò điều chỉnh các ion quan trọng như natri, kali, giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Ngoài ra, thận còn tham gia tạo máu, tham gia điều hòa ổn định huyết áp, giúp chuyển hóa xương.
Theo BS Bách, một số nguyên nhân sau thường gặp gây suy thận:
Tiểu đường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Ngoài ra, tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh... Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) ngày càng tăng cao.
Huyết áp cao nếu không được kiểm soát, điều trị tốt sẽ gây biến chứng suy thận. Đầu tiên sẽ gây ra tiểu đạm (đạm niệu), sau đó sẽ gây ra suy thận.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Ảnh minh họa: nps.org
 
Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Việc sử dụng các thuốc này cần được hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ.
 
Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây ngộ độc cho thận:
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Kháng sinh nhóm aminoglycoside
- Thuốc kháng lao
- Thuốc, hóa chất điều trị ung thư
- Thuốc cản quang
- Một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc...
Một số bệnh thận - niệu là nguyên nhân gây suy thận. Các bệnh như sỏi thận, trướng nước thận, viêm bể thận... nếu không điều trị tốt sẽ ảnh hưởng chức năng cơ quan này, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận
Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng và suy thận. Thí dụ viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.
Một số chấn thương nặng, gây dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính
Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ... vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.
Tuổi càng cao, chức năng của thận càng giảm. Vì vậy khi có một yếu tố tác động vào cũng dễ xảy ra suy thận.
Lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng của thận như việc ăn quá nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ hoặc ăn ít rau quả, ít vận động, stress. Các yếu tố như thuốc lá, thực phẩm, nước, môi trường...cũng ảnh hưởng nhiều đến thận
Các biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng thận
- Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường cần điều trị tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu
- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp,tăng mỡ máu
- Không hút thuốc lá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.
- Không uống nhiều rượu
- Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng...
- Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2-3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết
- Tập thể dục đều đặn
- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi
- Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển
- Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu...

Ăn xoài giúp hạ đường huyết

Xoài có thể đem lại tác động tích cực đối với lượng đường trong máu ở những người béo phì và giúp hạn chế tình trạng viêm sưng.


Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc béo phì theo thời gian, và tình trạng viêm sưng có liên quan đến nguy cơ ung thư, theo các chuyên gia sức khỏe Mỹ.

Edralin Lucas, một phó giáo sư về khoa học dinh dưỡng tại Đại học bang Oklahoma (Mỹ) kiểm tra tác động của việc ăn xoài mỗi ngày đối với các tình nguyện viên bị béo phì.

Các tình nguyện viên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày là 10 g xoài khô đông lạnh - tương đương khoảng 100 g xoài tươi - trong 12 tuần. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu giảm đáng kể ở các tình nguyện viên.

Các nhà khoa học cho biết đây chỉ là kết quả của một nghiên cứu đơn lẻ và cần nhiều nghiên cứu thêm về tác động của việc ăn xoài đối với sức khỏe con người.

“Kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ những gì chúng tôi có được từ cuộc nghiên cứu ở động vật gần đây, vốn cho thấy xoài giúp cải thiện lượng đường huyết ở những con chuột có chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo”, theo hãng tin UPI (Mỹ) dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Lucas.

Chuyên gia Lucas nói thêm rằng xoài chứa hỗn hợp phức tạp các hợp chất polyphenolic. Nghiên cứu cho thấy hợp chất polyphenolic có tác động tích cực trên các mô mỡ như mangiferin cải thiện quá trình trao đổi chất và chống bệnh tiểu đường; quercetin chống viêm sưng và huyết áp cao và kaempferol chống ung thư phát triển.

Thực phẩm ngừa tiểu đường

Giữ lượng đường trong tầm kiểm soát là một công việc khó khăn. Do đó, ngoài thuốc men, bạn cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm trong ăn uống

Dưới đây là một số thực phẩm sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Khổ qua


Nếu bạn đang bệnh tiểu đường type 2, bạn nên dùng một ly nước ép khổ qua hàng ngày. Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nên dùng nó trước vào buổi sáng là tốt nhất, bác sĩ T Devarajan, một bác sĩ tại Bệnh viện Apollo, Chennai cho biết.

Hạt hồ lô ba
 
Còn gọi là hạt cỏ cà ri cũng như mướp đắng, chúng cũng có vị đắng dù có vẻ dịu hơn. Bạn có thể dùng lá hoặc hạt của nó làm thức ăn. "Ngâm một muỗng cà phê hạt cỏ cà ri trong một cốc nước qua đêm, sau đó lọc lại và uống vào buổi sáng. Nó giúp giảm mức đường của bạn. Ông Deepali Shastri, một bác sĩ Ayurvedic tại Ayushakti, Mumbai phát biểu.

Lô hội
Gel của loại cây này là một phương thuốc tại gia tốt cho bệnh tiểu đường. Theo bác sĩ Shastri thì trộn ½ muỗng cà phê lá thơm nướng và ½ muỗng cà phê nghệ và 1 muỗng cà phê lô hội và dùng hỗn hợp này một giờ trước bữa trưa và bữa tối có thể kiểm soát lượng đường của bạn.

Cây húng quế


Húng quế cũng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường rất tốt. Bạn có thể dùng một số ít lá húng quế nghiền nát và ngâm chúng trong một ly nước qua đêm. Sáng hôm sau bạn có thể dùng hỗn hợp lọc lại từ nước ngâm. Bạn cũng có thể nhai một vài lá trong ngày.

Lá xoài


Lá xoài cũng rất công hiệu. Đun sôi 3-4 lá xoài. Ngâm lá xoài trong nước qua đêm. Lọc lại và uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Lá xoài rất dễ tìm. Và hãy nhớ rửa sạch chúng trước khi sử dụng. Lá xoài cũng có thể giúp hạ huyết áp.

Tiểu đường: Đừng né bác sĩ!

Bệnh tiểu đường sở dĩ nặng là vì nhiều bệnh nhân, trong số đó đa số nam giới, tìm cách tránh sự thật.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ắt hẳn có lý do khi xếp bệnh tiểu đường vào căn bệnh nghiêm trọng nhất ở các nước Đông Nam Á trong thập niên trước mắt. Quả thật không sai nếu quan sát đợt tầm soát bệnh tiểu đường vừa được thực hiện cho 200 đối tượng nam, nữ ở TPHCM.
Thực tế đau lòng
Điều đáng đề cập đầu tiên là mục tiêu của chương trình tầm soát nhằm phát hiện bệnh tiểu đường nhưng số người muốn biết vướng bệnh chưa lại là thiểu số! Gần 2/3 số người tham dự lại là người đã bị bệnh tiểu đường, một số không ít trong đó thậm chí đã được điều trị từ nhiều năm.
Lý do không ngờ là hơn phân nửa trong số họ từ lâu không hề kiểm soát lượng đường trong máu. 

Với họ, dường như bệnh tiểu đường chẳng khác cảm cúm thông thường nên thỉnh thoảng chỉ cần đo đường huyết nhân lúc thuận tiện. Nhưng nếu chỉ trách người bệnh thì sai. Họ thờ ơ như thế vì thầy thuốc tuy biên toa năm này qua tháng khác nhưng chưa hề mạnh miệng răn đe chuyện rượu bia, thuốc lá cũng như khuyến cáo về tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Ảnh: NGỌC DUNG
Tệ hơn nữa là nhiều người biết rõ hơn ai hết là lượng đường trong máu của họ khó có trị số khả quan do họ đã không tuân thủ nghiêm túc lời dặn dò của thầy thuốc. Chính vì thế mà họ không muốn đo đường huyết với thầy thuốc đang điều trị để tránh cảnh khó ăn khó nói. Với số bệnh nhân này, đường huyết nếu không đo thì xem như… ổn định. Họ muốn né tránh thầy thuốc mà không biết di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường trên não, tim, thận, mắt…
Đừng đánh giá quá hời hợt
Hai lý do vừa kể khiến bệnh tiểu đường luôn chiếm "kèo trên". Đã gọi là bệnh vì tăng đường trong máu mà không kiểm soát đường huyết thì còn gì để bàn cãi. Tuy vậy, đo đường huyết lúc bụng đói lại không chính xác. Trước hết, lượng đường trong máu lúc bụng đói chỉ phản ảnh hàm lượng đường huyết ngay vào thời điểm xét nghiệm. Nói cách khác, thầy thuốc không thể đánh giá diễn tiến trong những ngày trước đó cũng như tiên lượng về sau.
Hơn thế nữa, lượng đường trong máu đo buổi sáng sớm lúc chưa ăn vẫn có thể tăng cao, cho dù đường huyết vào đêm hôm trước thậm chí bình thường, vì nhiều lý do như nếu tuyến thượng thận hoạt động cường điệu trong đêm trước đó vì bệnh nhân thức khuya, làm việc căng thẳng hay mất ngủ; uống thuốc cảm, thuốc kháng viêm thuộc loại corticosteroid hay thuốc ngừa thai…
Đúng bệnh mới mong đúng thuốc
Vì thế, trong trường hợp nghi ngờ, nhiều thầy thuốc thường cho xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi ăn, thậm chí sau khi ăn ngọt. Ở người bình thường, đường huyết cho dù ăn ngọt bao nhiêu vẫn trở lại bình thường sau 2 giờ. Ở người tiểu đường, tiến trình này tất nhiên chậm hơn nhưng thông thường thì lượng đường trong máu sau khi ăn 2 giờ không cao hơn 180 mg nếu được điều trị hiệu quả. Chính xác hơn nữa là nên xét nghiệm khác, tuy tốn kém hơn, đó là xét nghiệm mang tên HbA1c.
Dựa vào đặc điểm là huyết cầu tố loại A1c có đặc tính kết dính với lượng đường trong máu trong suốt quá trình tồn tại của huyết cầu, nghĩa là tròm trèm 100 ngày, nên thầy thuốc có thể đánh giá diễn tiến của bệnh tiểu đường trong nhiều tuần trước đó thông qua tỉ lệ huyết cầu tố có dính chất đường. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ đường huyết trong 2-3 tháng trước đó hoặc đã liên tục tăng cao nhiều ngày hoặc đã dao động bất thường. Cả 2 trường hợp đều bất lợi cho người bệnh tiểu đường vì là đòn bẩy của biến chứng trên tim, thận, não, mắt…
Bệnh không chờ, họa không đợi
Con số thống kê chính thức bao giờ cũng chỉ là phần nổi của tảng băng rất sâu. Bệnh tiểu đường sở dĩ nặng là vì nhiều bệnh nhân, trong số đó đa số nam giới, theo kết quả thống kê hẳn hòi, tìm cách tránh sự thật. Tệ hơn nữa là biết bệnh rồi nhưng vẫn né thầy thuốc. Với xét nghiệm HbA1c hầu như hết đường chối cãi. Phí tổn cho một lần xét nghiệm HbA1c không cao hơn giá của 2 tô phở. Liệu có nên mỗi 6 tháng nhịn ăn phở 2 lần để kịp thời phát hiện bệnh tiểu đường? Ngày nào còn người dành tiền ưu tiên cho tô phở thì bệnh tiểu đường chắc chắn là "cơn đại dịch của thế kỷ"!.
AloBacsi.vn

Ngừa hạ đường huyết

Các chuyên gia thuộc Trung tâm cung cấp thông tin tiểu đường quốc gia Mỹ đưa ra những gợi ý giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết, theo healthday.com.

Dùng thuốc tiểu đường chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ; Thực hiện kế hoạch ăn uống lành mạnh, bao gồm các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để giúp tạo ra một kế hoạch ăn uống phù hợp với lối sống của bạn.
Biết rõ thời điểm dùng bữa ăn nhẹ (như trước khi đi ngủ và trước khi tập thể dục) và nên dùng bữa ăn nhẹ như thế nào; Biết cách thức và thời điểm kiểm tra lượng đường trong máu, và điều chỉnh thuốc theo hoạt động thể chất; Biết rõ bao nhiêu rượu là an toàn đối với bạn.

Trầm cảm và đái tháo đường

Trầm cảm là tình trạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất có liên quan với đái tháo đường (ĐTĐ). Bệnh có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn trong diễn tiến tự nhiên của ĐTĐ.

Tỉ lệ trầm cảm trong ĐTĐ là gấp đôi so với dân số chung, với tỉ lệ gộp là 9% nếu chẩn đoán bằng phỏng vấn, và 26% nếu chẩn đoán bằng cách tự chấm điểm triệu chứng trầm cảm theo thang điểm.
Trầm cảm và đái tháo đường 1

Tác hại của trầm cảm trong ĐTĐ
Trầm cảm làm tăng 37% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Ngược lại, ĐTĐ làm tăng 3 lần nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhất là ở những người ĐTĐ đã xuất hiện biến chứng.
Nguy cơ tử vong tăng lên gấp 5 lần. Trầm cảm có liên quan với tử vong ngay cả khi bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân cao tuổi có bệnh ĐTĐ týp 2 và những người có biến chứng thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Khi bị trầm cảm, các gánh nặng liên quan đến ĐTĐ được xem là nghiêm trọng hơn, và sự hài lòng với việc điều trị ĐTĐ là thấp hơn. Bệnh nhân có trầm cảm và ĐTĐ thường ít hoạt động thể lực, tăng xu hướng hút thuốc lá, thói quen ăn uống ít có lợi cho sức khỏe và tuân thủ điều trị ĐTĐ kém. 
Trầm cảm có liên quan đến cách đánh giá tiêu cực về các liệu pháp insulin ở người chưa từng sử dụng insulin, và điều này có thể gây trì hoãn việc điều trị ĐTĐ, chẳng hạn như chậm khởi đầu điều trị bằng insulin trong ĐTĐ týp 2. Trong một nhóm bệnh nhân được lựa chọn ở bệnh viện cho thấy tình trạng trầm cảm kéo dài hơn, tái phát nhiều hơn và mức độ nặng hơn ở người có bệnh ĐTĐ.
ĐTĐ là một bệnh tốn kém, và đồng mắc bệnh trầm cảm làm tăng thêm chi phí chăm sóc sức khỏe lên 4 lần.
Chẩn đoán trầm cảm ở người ĐTĐ
Việc chẩn đoán và điều trị sớm trầm cảm ở người ĐTĐ là rất quan trọng, tuy nhiên trên 50% trường hợp trầm cảm trong ĐTĐ là không được chẩn đoán. Ba lý do khiến bệnh khó phát hiện, đó là: nếu bệnh ĐTĐ là kiểm soát kém cũng có các triệu chứng tương tư như trầm cảm: mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân, thay đổi cảm giác ngon miệng, rối loạn giấc ngủ...; người bệnh không tự nhận ra các dấu hiệu trầm cảm, hoặc có biết cũng ít khi thông báo cho bác sĩ; thầy thuốc thiếu sự quan tâm hoặc do khả năng hạn chế.
Trên thực tế, chỉ có khoảng 1/3 số trường hợp trầm cảm ở người ĐTĐ được chẩn đoán. Vì vậy, khi người thân phát hiện người bệnh có các biểu hiện hoặc hành vi bất thường thì nên sớm thông báo cho thầy thuốc.
Các dạng bệnh tâm thần đồng mắc trong ĐTĐ
Các rối loạn tâm thần khác có thể cùng tồn tại với trầm cảm trong ĐTĐ. Tỉ lệ về các rối loạn lo âu và các vấn đề về ăn uống cũng gia tăng ở bệnh nhân ĐTĐ so với những người khỏe mạnh. Vì những rối loạn này có xu hướng đồng xảy ra với trầm cảm trong dân số chung, nên điều này cũng có thể xảy ra trong bệnh ĐTĐ.
Điều trị người trầm cảm và ĐTĐ
Việc đầu tiên là tìm ra các nguyên nhân thực thể gây ra trầm cảm và loại trừ chúng. Các chiến lược đồng chăm sóc sẽ giúp cải thiện sức khỏe người ĐTĐ và trầm cảm, giúp giảm gánh nặng của bệnh. Dùng thuốc chống trầm cảm, cùng với thay đổi lối sống như tập thể lực thường xuyên, chế độ ăn... sẽ giúp cải thiện tốt cho cả bệnh trầm cảm và ĐTĐ. Ngoài ra, người trầm cảm cần có sự quan tâm giúp đỡ của người thân trong gia đình và các chuyên gia tâm lý.
Phòng ngừa trầm cảm ở người ĐTĐ
Mỗi bệnh nhân có những hoàn cảnh riêng biệt và ứng xử với bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, người bệnh ĐTĐ nên sớm chấp nhận rằng mình mắc bệnh ĐTĐ và cần điều chỉnh một số hành vi sống như: bỏ ngay thuốc lá, giữ tinh thần lạc quan, duy trì luyện tập thể lực, tìm hiểu nhiều về bệnh ĐTĐ và việc điều trị bệnh. Tự chịu trách nhiệm chăm sóc cho chính mình. Đặt mục tiêu điều trị, nhưng nên hiểu rằng cần có thời gian đạt được mục tiêu đó để tránh tâm lý bi quan, chán nản, dễ dẫn đến không tuân thủ chế độ điều trị.
Chia sẻ cảm xúc với người thân trong gia đình và bạn bè, giúp họ hiểu về bệnh ĐTĐ và tạo điều kiện cho mình thực hiện chế độ ăn cũng như các chế độ điều trị và luyện tập một cách nghiêm túc.
Tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể, đặc biệt là những tổn thương ở bàn chân để có các biện pháp xử trí kịp thời, tránh nguy cơ cắt cụt chi.

Quả óc chó giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học, ăn quả óc chó 2 hoặc 3 lần một tuần có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường túyp 2.

Các nhà khoa học tại trường Y tế công cộng Harvard ở Boston Mỹ đã theo dõi nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của gần 140.000 phụ nữ Mỹ tuổi từ 35 đến 77 trong khoảng thời gian 10 năm. 
Thói quen ăn uống của họ được giám sát chặt chẽ, bao gồm mức độ thường xuyên ăn các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra ăn quả óc chó 1-3 lần/tháng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 4%, 1 lần/tuần giảm 13% và ít nhất 2 lần/tuần giảm 24%. 
Trong một báo cáo về những phát hiện các nhà nghiên cứu cho biết: Những kết quả này cho thấy càng ăn nhiều quả óc chó thì càng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ.

Mặc dù nghiên cứu này được thực hiện ở phụ nữ nhưng nó cũng có những lợi ích tương tự đối với nam giới. Quả óc chó rất giàu axit béo lành mạnh đã được chứng minh để giảm viêm trong cơ thể và bảo vệ chống lại bệnh tim, ung thư và viêm khớp.

Trước đó, các chuyên gia tại Đại học California Los Angeles cũng phát hiện những người đàn ông trẻ tuổi ăn quả óc chó mỗi ngày có tác dụng làm tăng số lượng tinh trùng và tăng cường khả năng sinh sản. Nghiên cứu này được đưa ra ngay sau khi một nghiên cứu của Đại học bang Louisiana cho thấy ăn các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ béo phì.

Lối sống thay đổi, gia tăng bệnh đái tháo đường

Theo TS. Nguyễn Vinh Quang, PGĐ BV Nội tiết Trung ương, nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường gia tăng là do sự thay đổi về lối sống.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường 10 năm qua tại nước ta tăng từ 2,7% lên đến 5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường. Trong khi đó trên thế giới, cứ 15 năm thì tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Điều này thực sự đáng báo động. Đây là con số thống kê mới nhất tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 được tổ chức ngày 2/4 tại Hà Nội.
Cụ thể là cơ cấu bữa ăn thay đổi với tỷ lệ protein, lipid ngày càng chiếm ưu thế; rau xanh và khoáng chất ngày càng ít. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người có lối sống tĩnh, ít hoạt động thể lực do sử dụng các phương tiện cơ giới thay cho việc hoạt động thể lực trong sinh hoạt và công việc. Sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng mất cân đối và ít hoạt động thể lực là nguyên nhân dẫn đến một loạt các yếu tố bệnh sinh của đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa.
Lối sống thay đổi, gia tăng bệnh đái tháo đường 1
Trên thực tế, kiến thức cơ bản của người dân về bệnh đái tháo đường vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của BV Nội tiết Trung ương, chỉ có 0,5% người dân có kiến thức tốt, hơn 75% có rất ít kiến thức về bệnh. Nhiều người thậm chí không biết mình mắc bệnh hoặc chỉ tình cờ biết khi điều trị bệnh khác. Điều đó dẫn đến phần lớn bệnh nhân thường đi khám và điều trị bệnh khi đã muộn, có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, đột quy, tổn thương thần kinh ngoại vi, mắt, thận… và có thể tử vong.
Trong thời gian tới, Dự án phòng chống bệnh đái đường quốc gia tiếp tục tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường để quản lý điều trị phòng ngừa biến chứng. 
Chủ động sàng lọc để giảm thiểu những nguy cơ mắc mới cũng như điều trị kịp thời cho những người tiền đái tháo đường hay đã mắc đái tháo đường. Đồng thời nâng cao chất lượng can thiệp, tư vấn cho những đối tượng có nguy cơ cao, đảm bảo 80% các đối tượng sau tư vấn thay đổi lối sống. 
Tăng cường công tác truyền thông cũng là một trong những hoạt động trong tâm của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia nhằm cung ấp kiến thức và nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh đái tháo đường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội.

"Hormone bóng đêm" và bệnh tiểu đường

Những phụ nữ có nồng độ hormone melatonin (còn gọi là hormone bóng đêm) thấp vào ban đêm thì nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên gấp hai lần, theo MyHealthNewsDaily.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham tại Boston (Mỹ) sau khi tìm hiểu 370 phụ nữ bị bệnh tiểu đường và 370 phụ nữ không bị bệnh này từ năm 2000 đến 2010.
Nồng độ melatonin thấp có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 
Hormone melatonin giúp con người ngủ ngon và không mệt mỏi khi thức dậy - Ảnh: Shutterstock
Kết quả có xét đến các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 là tuổi tác, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất và khoảng thời gian ngủ, theo tiến sĩ Ciaran McMullan, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu nước tiểu vào lúc sáng sớm để xác định nồng độ melatonin được sản sinh vào ban đêm. Đây là hormone có liên quan đến chu kỳ thức- ngủ.
Những yếu tố có thể làm giảm nồng độ melatonin là bị làm phiền khi đang ngủ, thời gian ngủ ngắn, làm việc ca đêm và dùng một số loại thuốc nhất định.
Nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Medical Associationvào ngày 3/4.

Thức uống cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, tất cả các thực phẩm và đồ uống đều được cân đo đong đếm vì lơ là một chút, lượng đường trong cơ thể sẽ dễ dàng gia tăng.

Do đó, theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, khi chọn nước giải khát, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điểm sau:
Sữa
Giàu vitamin và can xi, sữa chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nhưng sữa cũngrất giàu calo và carbohydrate. Sữa chứa calo nhưng bạn có thể chuyển sang sữa tách kem hoặc sữa có hàm lượng calo thấp. Sữa đậu nành là lựa chọn thay thế tốt sữa bò nguyên kem.
Thức uống cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng sữa đậu nành thay sữa bò nguyên kem
Ảnh: Shutterstock
Nước trà
Trà giúp tươi tỉnh và giàu chất chống ô xy hóa có thể làm cho bạn trẻ.Tuy nhiên, bạn phải uống trà không đường. Nếu không uống được, bạn có thể thêm một ít đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.Để tránh nạp thêm calo, bạn cần uống trà với sữa tách kem.
Nước trái cây
Nước trái cây tươi là một kho chứa các chất dinh dưỡng giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Uống nước trái cây và nước rau quả nên ở mức độ vừa phải và luôn lưu ý đến lượng calo, carbohydrate và sodium (chất trong muối) nạp vào cơ thể.
Nên ăn trái cây và rau quả nguyên dạng của nó vì chứa nhiều chất xơ, tốt cho sức khỏe hơn. Nước ép rau quả tốt hơn nước ép trái cây xét về lượng carbohydrate và calo.
Cà phê
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống cà phê, nhưng nên lựa chọn loại cà phê đen, không có kem và đường. Nếu bạn không thích uống cà phê đen, thì có thể thêm sữa tách kem và loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Thức uống cho bệnh nhân tiểu đường
Nước không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu - Ảnh: Shutterstock
Nước uống
Nước lọckhông cung cấp calo, chất béo và carbohydrate. Nước sẽ không ảnh hưởng đến trọng lượng và hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Bạn nên bổ sung nước với các loại chất làm ngọt tự nhiên như mật ong và cũng có thể uống nước chanh.
Rượu
Hỏi ý kiến bác sĩ, nếu bạn có thể uống rượu được. Rượu có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu của bạn.

Bệnh bàn chân do đái tháo đường

Khoảng 10-30% các trường hợp bị vết thương tại bàn chân do biến chứng đái tháo đường có thể phải cắt cụt chi.

Tai biến nguy hiểm
Bà Dương Thị H. (64 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) mới đây phải đi khám vì chân bị loét. Gần 2 năm trước, bà H. thấy bàn chân có vẻ nặng nề, thô ráp, lớp da bị bong ra và màu sắc kém hồng hào, nhưng vẫn đi lại được. Sau đó, bàn chân teo lại và khô nứt nẻ. 2 tháng trước nhập viện, bà H. bị trầy xước nhỏ ở vùng mu chân và phía đầu gần ngón chân do ngã xe. Mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ nhưng vết loét càng ngày càng rộng, đau đớn và chảy mủ, bà H. bèn đến khám tại Bệnh viện 103 (Hà Nội). Tại đây, bà được chẩn đoán đái tháo đường dạng 2.
Theo BS Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, BV  Nội tiết T.Ư (Hà Nội), loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người đái tháo đường. Nguyên nhân gây loét là do bệnh tiểu đường gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt.
 
Khoảng 10-30% bị loét bàn chân bị cắt chi; nhưng cũng không giải quyết được triệt để bởi tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt sẽ cao. Bàn chân là vị trí mà biến chứng đái tháo đường dễ xảy ra. Nguyên nhân do tổn thương vi mạch máu và tổn thương các sợi dây thần kinh ngoại biên gây ra.
  
 
Bệnh bàn chân thường gặp
Theo các chuyên gia, bệnh của bàn chân liên quan tới đái tháo đường hay gặp bao gồm:
Nhiễm nấm: Bệnh đái tháo đường khiến hệ miễn dịch của da bị suy yếu, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng bị kém làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Các bệnh nấm có thể gặp là nấm móng, nấm gót chân. Các dấu hiệu nhận ra là móng chân, thường là ngón cái, bị đổi màu, bề mặt móng kém sáng bóng, dày và dễ mủn. Rìa móng xuất hiện các đám tổn thương là các sùi có màu trắng hoặc vàng, đôi khi có mủ.
Loét bàn chân: Thông thường ít khi bàn chân tự loét mà phải có một sự cố nào đó như mụn, nhọt, vết thương, chấn thương, lội nước hay đơn giản chỉ là đi giày quá chật. Vết thương càng ngày càng bị nhiễm trùng, loét ăn sâu và rộng. Nguyên nhân do đường máu quá cao làm chậm sự liền vết thương, gây tổn thương mạch máu. Vết thương ở bàn chân dễ dàng "ăn" sâu đến xương, lộ gân có nguy cơ hỏng gân, hoại tử xương, phải cắt cụt.
Khô da: Đây là hiện tượng phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Lý do là vì da nghèo nuôi dưỡng lại do tổn thương thần kinh, thay đổi chuyển hóa, lớp mỡ dưới da bị tiêu thụ sạch nên da trở nên thô ráp và kém sáng khỏe. Da trở nên khô, nứt nẻ, hay bị bong vảy. Cẳng chân và bàn chân teo tóp, không mỡ màng. Da bên ngoài rất dễ bong vảy trắng.
Viêm dây thần kinh: Bàn chân của người bệnh cũng có nguy cơ bị bệnh viêm dây thần kinh do đái tháo đường. Lý do là vì bệnh này làm tổn thương lớp màng bọc nuôi dưỡng dây thần kinh ngoại vi đi đến chân. Người bệnh có biểu hiện tê bì, da khô nứt nẻ. Một số người có cảm giác lạnh ở bàn chân.
Với vết thương ở người mắc đái tháo đường, phải điều trị bệnh gốc là kiểm soát đường huyết và điều trị vết thương theo một chế độ đặc biệt. Không được nặn, bóp, chọc thủng các vết thương, vết bỏng hay nốt mụn ở bàn chân. Giữ vệ sinh và lựa chọn giày dép phù hợp.
Dấu hiệu bất thường
- Móng chân bị đổi màu
- Da có dấu hiệu khô
- Bị rối loạn cảm giác tại bàn chân
- Hay đau mỏi chân không đi được xa
- Sưng phồng bất thường và kéo dài tại bàn chân
- Xuất hiện quá nhiều nốt chai chân.

Ưu năng tuyến giáp là bệnh gì?

Ưu năng giáp là tuyến giáp tiết quá nhiều hormone trên mức sinh lý, làm nhiều bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng (còn gọi là cường năng tuyến giáp).

Người bệnh thường thấy mệt, tim nhanh hồi hộp, sụt cân dù vẫn ăn nhiều, da móng âm, ngón tay run, yếu cơ đùi khiến leo cầu thang khó khăn và bướu cổ có thể to hoặc lồi mắt.

Đa số nguyên nhân của bệnh này là bệnh tự miễn (> 80% các trường hợp) nên không thể dự phòng nếu là nguyên nhân này. Số rất  ít trường hợp còn lại có thể dự phòng khi bệnh nhân đừng lạm dụng quá nhiều hormone giáp tổng hợp.

Biến chứng xương khớp ở bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường có nhiều biến chứng trong đó có biến chứng ở hệ xương khớp. Đây là một trong những biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bệnh nhân chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Bệnh tiến triển âm thầm
Bệnh đái tháo đường góp phần thúc đẩy bệnh ở hệ xương khớp xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn. Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam. Mặt khác mật độ xương của bệnh nhân đái tháo đường thường thấp hơn người bình thường từ 20% - 30%. Do vậy, các bệnh lý về khớp cũng khiến cho bệnh nhân đau đớn và dễ gãy nếu chăm sóc không tốt.
Biến chứng xương khớp ở bệnh nhân đái tháo đường 1
Hội chứng bàn tay cứng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng ở gân cơ
- Hội chứng ống cổ tay, ống cổ chân: Người bệnh có triệu chứng tê rần ở bàn tay hoặc bàn chân. Cảm giác tê càng tăng lên khi bệnh nhân đứng trong một số tư thế như: buông thõng tay (hay chân), gập vùng cổ tay, cổ chân trong nhiều giờ liền. Đau tăng lên khi bệnh nhân phải gấp duỗi cổ tay như cầm sách, báo, đánh máy chữ, lái xe, sử dụng dao, đũa... Ở một số trường hợp khiến cho bệnh nhân mất ngủ, bồn chồn, mệt mỏi, suy nhược. Hội chứng này gặp trong 20% bệnh nhân mắc đái tháo đường.
- Hội chứng bàn tay cứng, hay hội chứng hạn chế vận động khớp với biểu hiện da tay bị dày lên, xơ cứng gần giống như bệnh xơ cứng bì. Hạn chế vận động khớp biểu hiện bằng các ngón tay không thể gấp và duỗi hết tầm vận động bình thường, xơ hóa các bao gân duỗi và gấp ngón tay. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân không thể áp sát 2 lòng bàn tay vào nhau. Hội chứng này gặp khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường týp 1.
- Hội chứng Duputren là do tình trạng xơ hóa, co rút, dày lên của cân cơ gan bàn tay với biểu hiện bằng sự co rút của ngón tay, thường gặp ở ngón đeo nhẫn nhưng có khi lan rộng sang tận ngón trỏ. Hội chứng này thường gặp ở 25% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
- Hội chứng ngón tay lò xo do viêm bao gân gấp ngón tay là một biến chứng khá thường gặp. Bệnh nhân có cảm giác ngón tay như bị khóa cứng lại không thể duỗi ra bình thường được mà phải cố gắng bật mạnh ra, hoặc lấy ngón tay khác bẻ ra. Ngón tay bị co gấp như hình cò súng.
Biến chứng ở khớp và tổ chức quanh khớp
Bệnh nhân đái tháo đường cũng thường bị viêm đau các khớp, thường gặp nhất là khớp vai và bao quanh khớp vai. Trong đó có hội chứng khớp vai đông cứng hay co rút khớp vai với biểu hiện gần như hoàn toàn sự vận động của khớp vai, nhất là các động tác dạng và xoay vai. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhẹ và không tương xứng khiến cho bệnh nhân hạn chế vận động. Đây là hội chứng thường gặp khoảng 20% bệnh nhân đái tháo đường. 
Tiếp theo là hội chứng vai tay hay hội chứng đau loạn dưỡng thần kinh phản xạ (hội chứng Sudeck) có thể gặp và thường phối hợp với hội chứng đông cứng khớp vai. Người bệnh đau lan tỏa từ trên vai lan xuống đến bàn, ngón tay, đau rất nhiều kèm theo rối loạn vận mạch (tay sưng phù, da đỏ, tím...) và thiểu dưỡng cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn. Ngoài ra, viêm điểm bám gân vôi hóa cũng hay gặp, tỷ lệ bệnh gấp 3 lần người bình thường không mắc đái tháo đường với biểu hiện bằng đau vai rất đột ngột, dữ dội, hạn chế vận động khớp nhiều.
Về phòng bệnh
Do đái tháo đường là căn bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn nên người bệnh phải sống chung. Muốn giảm thiểu biến chứng, người bệnh phải tuân thủ quá trình điều trị phù hợp với điều kiện của bản thân. Theo dõi và kiểm soát đường huyết ở ngưỡng tối ưu nhất thông qua chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.
Bệnh nhân cần duy trì cuộc sống vận động, tập luyện để kiểm soát đường huyết và cân nặng hợp lý nhất.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để tầm soát bệnh và phát hiện sớm những biến chứng sớm nhất. Khi có các triệu chứng như sưng, đau, mất cảm giác hay tê bì, thay đổi màu da bất thường, có vết thương bàn chân, giảm hoặc mất khả năng cử động một chi cần đến bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Cần từ bỏ các thói quen có hại trong ăn uống, sinh hoạt, lối sống như: ăn đồ ngọt, làm quá sức hoặc quá lười, vệ sinh kém, uống rượu, hút thuốc…

Ngồi nhiều tăng nguy cơ tiểu đường

Những phụ nữ ngồi từ 7 giờ trở lên mỗi ngày trong suốt tuần, có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường típ 2 hơn so với những phụ nữ vận động nhiều.

Một nghiên cứu vừa được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Leicester (Anh). Theo báo cáo của Tạp chí Daily Mail (Anh), cuộc nghiên cứu đã kiểm tra máu của 505 đàn ông và phụ nữ tham gia, có độ tuổi từ 59 trở lên. Những người phụ nữ cho biết đã ngồi từ 4-7 giờ mỗi ngày và những người đàn ông ngồi từ 4-8 giờ mỗi ngày. Kết quả cho thấy, trong máu phụ nữ ngồi nhiều có mức cao các các loại hóa chất chỉ ra cơ thể đang phát triển bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, những người tham gia nghiên cứu còn được yêu cầu thực hiện thêm một cuộc kiểm tra nhằm đo lường mức các loại hóa chất nhất định trong máu để tìm ra mối liên quan với sự phát triển của bệnh đái tháo đường.
Theo đó, những phụ nữ ngồi lâu nhất thường có mức cao insulin trong máu - một loại hormone giúp điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể. Khi mức insulin trong máu cao chứng tỏ rằng cơ thể họ đang trở nên kháng loại hormone này và bệnh đái tháo đường đang bắt đầu phát triển.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, cơ thể họ cũng có mức cao loại hóa chất, như protein C-reactive, leptin, adinopectin và interleukin-6 - tất cả các loại hóa chất này được phóng thích bởi các mô mỡ ở vùng bụng, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các chứng viêm nguy hiểm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, mối liên quan giữa việc ngồi lâu và bệnh đái tháo đường không được tìm thấy ở đàn ông.
Trong bản báo cáo về phát hiện trên, các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ có sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ đối với vấn đề này là do phụ nữ thường ăn quà vặt nhiều hơn đàn ông trong lúc ngồi, hoặc do đàn ông thường tham gia vào các hoạt động tăng cường sức khỏe vào các thời điểm khác nhiều hơn phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: "Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những chứng cứ mới nhằm chỉ ra mức giới hạn của thời gian ngồi, bất kể việc hoạt động thể chất như thế nào, đã tác động xấu đến tình trạng kháng insulin và các chứng viêm mãn tính cấp độ thấp ở phụ nữ".

Mật ong trị tiểu đường

Mật ong có thể trở thành một trong những thực phẩm hữu ích đối với người bệnh tiểu đường nếu sử dụng đúng liều lượng.

Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.
Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang điệp, đương quy, ngũ bội tử…

Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bê-ta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin.
Mặt khác, mật ong còn bổ sung dinh dưỡng với một số cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọn
Điều này cho thấy, nếu mật ong được sử dụng đúng cách thì nó hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để chúng ta tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  
Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.
Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, gừng tươi và sinh địa, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.
Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, thanh nhiệt dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.
Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.
Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.
Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.
Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.
Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.
Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.
Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.
Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.
Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ vì có nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản… mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.
Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn… đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu.
 
Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong "rởm" được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.
 

Vết xước nhỏ cũng nguy hiểm với người tiểu đường

Với người bị tiểu đường, loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỷ lệ tử vong do ung thư hay AIDS.

Cứ 5 bệnh nhân đái thái đường sẽ có 1 người bị loét bàn chân. Chi phí điều trị rất đắt, có thể phải cắt cụt chi, tuy nhiên có thể tránh được việc này nếu biết cách chăm sóc chân đúng cách, thường xuyên.
 
Với người bị tiểu đường, loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm, hay xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái, với tỷ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỷ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS.
Một khi bàn chân đã bị loét thì sẽ khó có cơ hội hồi phục.Trong số những trường hợp bị như vậy thì có khoảng 10-30% sẽ bị cắt chi.Tuy nhiên, giải pháp này cũng không giải quyết được triệt để vấn đề do tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt cao.
BS Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa bàn chân, BV Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân gây loét bàn chân là do bệnh tiểu đường gây biến chứng mạch máu, từ đó gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt
Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng làm tăng nguy cơ loét bàn chân.
tieuduong0-jpg-1363401032_500x0.jpg
Người mắc bệnh tiểu đường cần hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tự thăm khám bàn chân thường xuyên. Ảnh: N.P
Đáng chú ý giầy là nguyên nhân phổ biết gây loét. Chỉ một vết xước nhỏ ở bàn chân do đi giày dép quá chật nhưng không phát hiện kịp thời cũng có thể trở thành vết loét nặng, nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử phải cắt chi. Trong khi nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn hại lâu dài, ngăn ngừa việc đoạn chi tới 85%.
Vì thế, để giảm nguy cơ tổn thương bàn chân, bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân.Thăm khám bàn chân cần khám da, mạch máu, thần kinh, cơ xương, giầy dép có phù hợp.Về da, người bệnh cần để ý đến màu sắc có gì bất thường.
Cụ thể, cần tập thói quen kiểm tra bàn chân ít nhất 1 lần trong ngày. Các vết nứt trên da, phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da đều cần quan sát kỹ. Hãy chuẩn bị tấm gương nhỏ soi toàn bộ bàn chân từ lòng tới những kẽ chân nơi khó quan sát để thấy được điều bất thường.
Luôn giữ chân sạch với nước ấm và xà phòng trung tính. Tuy nhiên, không nên ngâm chân trong nước quá nóng (nhiệt độ nước không nên quá 37 độ C) hoặc ngâm nước ấm quá lâu. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô, đặc biệt các kẽ ngón chân.
Ngoài ra, người bệnh nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón, không lấy khóe cũng như tự mình cắt các vết chai ở chân, cắt móng chân không quá sát, để bảo vệ niêm mạc ngón chân, không để tạo ra móng quặp. Không đi tất, giầy dép chật, không nên để chân không ngay cả khi ở nhà. Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày.
Bên cạnh đó cần chú ý tránh dùng những hóa chất có tác dụng sát trùng quá mạnh, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.