Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Tiểu đường typ 1: Đừng để mất con chỉ vì một mũi tiêm

Tiểu đường typ 1 là bệnh lý thường gặp ở các bệnh nhi, để điều trị bệnh này trẻ phải được kiểm soát đường huyết và tiêm insulin hàng ngày.

Insulin có thể trở thành thuốc độc
GS Tạ Văn Bình - Nguyên Giám đốc BV Nội Tiết trung ương cho biết tiêm insulin là một việc tưởng chừng như đơn giản đối với những bệnh nhân bị tiểu đường nhưng lại là việc vô cùng khó và chỉ sai một ly có thể mất mạng.
Giáo sư Bình cho biết ông đã từng chứng kiến người vợ tiêm insulin cho chồng vào ban đêm, đến sáng thì người chồng đã lạnh ngắt vì hạ đường huyết vào ban đêm, gia đình không kiểm soát được bệnh lý cho bệnh nhân.
Người lớn là vậy, với các bệnh nhi thì bác sĩ còn ám ảnh rất nhiều. Giáo sư Bình cho biết khi đang công tác tại bệnh viện Nội tiết Trung ương, ông điều trị cho một bệnh nhi bị tiểu đường. Trước đó, bệnh nhi bị sụt cân, ăn nhiều kẹo và uống nhiều nước. Cả đêm, bệnh nhi đi tiểu rất nhiều. Khi đi khám ở Bệnh viện Nhi trung ương, bác sĩ chẩn đoán tiểu đường typ 1.
Sau thời gian điều trị hạ đường huyết tại BV Nhi trung ương, bệnh nhi về điều trị ngoại trú, hàng ngày vẫn phải đo đường huyết và tiêm insulin. Người thân nghĩ con bị tiểu đường nên phải kiêng ăn, không cho cháu ăn gì. 
Cả nhà bận bịu làm giỗ và quên không tiêm insulin cho cháu theo hướng dẫn là trước bữa ăn. Đến khuya, khi cỗ đã tàn, khách khứa về hết bố cháu mới tiêm insulin cho con rồi để con ngủ riêng. Buổi sáng ngủ dậy, cả nhà phát hiện cháu đã tử vong.
Dung de mat con chi vi mot mui tiem
Tiêm Insulin phải tiêm trước khi ăn
Hay có trường hợp con tử vong ngay sau bữa tiệc sinh nhật của mình vì cha mẹ không biết cách tiên insulin cho con. Tổ chức sinh nhật xong mới tiêm cho con, đêm về đường huyết hạ, không kiểm soát được dẫn đến bệnh nhi tử vong. Dù các bác sĩ khuyến cáo đối với tiểu đường typ 1 không được bắt bệnh nhân nhịn ăn mà phải ăn đủ năng lượng thì hầu hết cha mẹ các cháu không làm như vậy mà lúc nào cũng kiêng khem. 
Tiêm insulin bắt buộc phải tiêm trước bữa ăn thì cha mẹ lại tiêm sau bữa ăn khiến người bệnh bị hạ đường huyết. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.
Không thể dự phòng
Khác với bệnh lý tiểu đường typ 2, tiểu đường týp 1 là bệnh lý không thể phòng ngừa được. nguyên nhân gây bệnh chưa được rõ ràng và hiện nay những bệnh nhi bị tiểu đường typ 1 phải điều trị suốt đời.
Bệnh do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu.
Theo BS Bình yếu tố nguy cơ trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường typ 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.
Biến chứng của bệnh tiểu đường týp 1 có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lớn trong cơ thể, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyến cáo cần giữ lượng đường trong máu gần mức bình thường hầu hết thời gian có thể làm giảm nguy cơ biến chứng rất nhiều.
Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường týp 1 phát triển dần dần, qua nhiều năm. Phát triển bệnh tiểu đường sớm - và ít kiểm soát lượng đường trong máu - nguy cơ biến chứng cao hơn. Ngoài ra, các biến chứng về loãng xương, tiểu đường thai kỳ, bệnh thận, bệnh về mắt đều tăng cao.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc lá: Kẻ thù số 1 của tiểu đường

Không quá khó để cai thuốc lá nếu người bệnh tiểu đường đồng thời là "tín đồ" của khói thuốc tận mắt nhìn thấy vết thương hoại tử trên bàn chân không thể cứu vãn

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường vẫn tưởng chất càng ngọt càng có hại với bệnh này. Nghĩ vậy là không sai nhưng chưa chính xác. Lượng đường trong máu khó mà không tăng nếu gia chủ quá mạnh miệng với bánh kẹo, chè mứt.
Nicotin và "bè lũ"
Đường huyết tất nhiên vọt lên như pháo thăng thiên, đến độ phải kêu xe cấp cứu nếu gặp món đại kỵ như sầu riêng, lồng mứt… Tuy nhiên, chuyện đó không dễ xảy ra phần vì đa số bệnh nhân cũng biết "tránh ngọt chẳng hổ mặt nào", phần vì đường huyết nếu thỉnh thoảng xé rào cũng không đến độ khiến bệnh nhân suy thận ngay tức khắc.
Có một chất khác tuy không ngọt chút nào trên đầu lưỡi nhưng hại gấp trăm lần đường phèn, ngay cả trong trường hợp đường huyết của nạn nhân vẫn ổn định. Đó là nicotin và bè lũ độc chất trong thuốc lá!
Thuốc lá là nguyên nhân gây tiêu hao nguồn dự trữ nhiều loại sinh tố Ảnh: TẤN THẠNH
Thuốc lá là nguyên nhân gây tiêu hao nguồn dự trữ nhiều loại sinh tố Ảnh: TẤN THẠNH
Nếu tưởng bị bệnh tiểu đường lại thêm hút thuốc thì nguy cơ tai biến mạch máu não cũng như nhồi máu cơ tim tăng gấp đôi như 1 + 1 = 2 thì lầm to. Nguy cơ trong trường hợp này cao gấp 4-12 lần nếu so với người tuy cũng bị tiểu đường nhưng không hút thuốc. Nếu thêm vào đó là bệnh cao huyết áp và tăng mỡ trong máu thì đừng hy vọng xác suất rủi ro chỉ 2 + 2 = 4 mà là 4 x 4 = 16 lần, nếu so với người chỉ có vấn đề với đường huyết.
Sức công phá của cơ chế ôxy hóa
Thuốc lá có hại là cái chắc nhưng sở dĩ có hại cho người tiểu đường hơn người chưa bệnh là vì:
- Hơn 7.000 độc chất trong thuốc lá là lý do khiến hệ miễn dịch và biến dưỡng bù đầu chống đỡ. Thêm vào đó, tác dụng công phá qua cơ chế ôxy hóa khiến cơ thể bên bờ "gỉ sét" của người bệnh tiểu đường sớm nhanh chân về hướng thoái hóa, lão hóa, thậm chí biến thể ác tính. Kiệt sức đề kháng chỉ là vấn đề không sớm thì muộn. Ung thư - cụ thể là ung thư phổi, vòm hầu, thanh quản… - vì khói thuốc từ lâu không còn xa lạ trong bệnh tiểu đường.
Nicotin và "cộng tác viên" trong thuốc lá là "cảm tình viên" tích cực của hiện tượng xơ vữa mạch máu vì vừa làm co mạch khiến thiếu dưỡng khí cục bộ vừa gây tổn thương mặt trong mạch máu giúp cho huyết cầu, chất béo… có nơi bám cứng.
- Thuốc lá là nguyên nhân gây tiêu hao nguồn dự trữ nhiều loại sinh tố có công năng kháng ung thư như A, E, C… và khoáng tố vi lượng cần thiết cho sức đề kháng như kẽm, selen, crôm… trong cơ thể vốn lúc nào cũng cần nhiều sinh và khoáng tố của người bệnh tiểu đường. Dễ hiểu nếu vết thương ngoài da, nếu bệnh bội nhiễm ở người tiểu đường cộng thêm khói thuốc bao giờ cũng kéo dài, cũng trầm kha, cũng dễ gây biến chứng nghiêm trọng.
Lời khuyên vô nghĩa
Người bệnh tiểu đường vì thế phải cai thuốc lá cho bằng được. Đừng ngụy biện bằng cách dựa vào trường hợp cá biệt nào đó tuy hút thuốc liên hồi nhưng vẫn sống khỏe re rồi lững lờ bỏ quên số người vừa mất mạng đêm qua vì nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, ung thư… do cả đời tự xông khói thuốc… lá!
Bỏ thuốc lá đúng là không dễ, nhất là với người bệnh tiểu đường đang trầm uất vì thất vọng trong nghề nghiệp, vì cô đơn trong gia đình, vì mỏi mệt với bệnh tình dai dẳng… nhưng cũng không là "điệp vụ bất khả thi" nếu người bệnh may mắn tìm được thầy thuốc quán triệt chương trình cai thuốc lá bằng biện pháp sinh học như nhĩ châm, dưỡng sinh, dinh dưỡng…, thay vì lời khuyến cáo ngắn gọn vô nghĩa "bỏ thuốc đi, không bỏ chết ráng chịu!". Tất nhiên là đúng vì xưa nay đâu có thầy thuốc nào chịu chết thay cho người bệnh dù "nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào".
Thấy quan tài rồi bao giờ cũng dễ đổ lệ. Có lẽ không quá khó để cai thuốc lá nếu người bệnh tiểu đường đồng thời là người hâm mộ của khói thuốc tận mắt nhìn thấy vết thương hoại tử đen sì, hôi thối trên bàn chân sắp bị cưa; chứng kiến cảnh cấp cứu đặt ống khí quản, ép tim, hô hấp nhân tạo bệnh nhân tiểu đường hôn mê chỉ vì bỏ không nổi mấy điếu thuốc bạc tình.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sa kê trị tiểu đường

Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương.

Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 
Trái sa kê nấu chín là món ăn khá thú vị, đặc biệt các bộ phận như rễ, thân và lá của cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.
Trái sa kê. Hình minh họa
Quả sa kê to như như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng. Quả sa kê mọc thành từng chùm, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thường quả sa kê được xắt ra thành từng lát nhỏ, rổi tẩm với bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. 
Ngoài ra, nó còn được dùng để nấu cà ri, đặc biệt hơn là người dân thuộc khu vực sông Mê Kông nấu món kiểm để sử dụng trong những ngày giỗ chạp, đình đám vì món này có vị béo ngậy của nước cốt dừa. Sa kê còn được xay thành bột để chế biến thành nhiều món ăn thường ngày như làm thành pho mát, bánh ngọt hay nấu với tôm, cá trộn hay gạo.

Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ. Lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. 
Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...
Lá sa kê được cho là có thể hỗ trợ chữa  tiểu đường, bệnh gan... Hình minh họa
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

Trị tiểu đường type 2: Lấy lá sa kê tươi 100 g (khoảng hai lá), quả đậu bắp tươi 100 g, lá ổi non 50 g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100 g, dưa leo 100 g, cỏ xước khô 50 g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100 g, diệp hạ châu tươi 50 g, củ móp gai tươi 50 g, cỏ mực khô 20-50 g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) hai lá, rau ngót tươi 50 g, lá chè xanh tươi 20 g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Trị đau răng: Lấy rễ cây sa kê nấu nước ngậm và súc miệng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đi bộ 10 phút mỗi ngày để ngăn chặn bệnh tiểu đường


di-bo-10-phut-moi-ngay-de-ngan-chan-benh-tieu-duong
Ảnh: mztslim365.com
Theo Express, tại buổi họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ ở Florida mới đây, ông Paul Poirier, người đứng đầu nghiên cứu đã đưa ra kết luận những bệnh nhân chăm chỉ tập thể dục với cường độ cao 3 lần mỗi ngày, 5 ngày một tuần sẽ làm giảm lượng đường trong máu lớn hơn so với những người tập luyện ở mức độ thấp. Đi bộ là cách vận động phù hợp nhất với người mắc tiểu đường.
Tại Anh, tỷ lệ người mắc tiểu đường tuýp 2 tăng gần như gấp đối trong vòng 15 năm qua. Với lối sống lười vận động dẫn đến bệnh béo phì này, các chuyên gia cảnh báo Anh sẽ có 5 triệu người mắc tiểu đường vào năm 2025.
Ông Avinash Pandey đến từ Đại học Western Ontario ở Canada đã nghiên cứu về tác dụng của việc tập luyện với cường độ cao. Ông xem xét tác động của việc tập luyện ngắn nhưng thường xuyên trên 76 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 67.
Kết quả cho thấy, những người đi bộ khoảng 10 phút mỗi lần, 3 lần một mỗi ngày sẽ giảm 0,82 % lượng đường trong máu. Trong khi đó, những người tập luyện với cường độ thấp chỉ giảm được 0,25 %. Ngoài ra, việc tập luyện này cũng giúp giảm ba lần chỉ số khối cơ thể, loại bỏ cholesterol xấu và cải thiện cholesterol tốt.
Ông Pandey cho biết thêm: "Thực hiện các bài tập cường độ cao trong thời gian ngắn là biện phápphục hồi chức năng bệnh tiểu đường".



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hãy rời khỏi ghế nếu không muốn bị tiểu đường

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho biết, phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II do ngồi nhiều.




Có thể khắc phục bằng việc thỉnh thoảng đứng dậy kết hợp với đi dạo quãng ngắn. Các nhà nghiên cứu phát hiện mỗi lần đứng dậy khỏi bàn làm việc và đi dạo một chút có thể cải thiện tình trạng đường trong máu, tác nhân gây nguy cơ tiểu đường đối với phụ nữ mãn kinh, so với những người ngồi liên tục 7,5 giờ.
Đối tượng của nghiên cứu là 22 phụ nữ mãn kinh, thừa cân, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Họ sẽ được yêu cầu ngồi tại chỗ trong 7,5 giờ, hoặc sẽ giải lao bằng cách đứng lên trong năm phút sau mỗi nửa giờ, hay đi bộ năm phút sau mỗi nửa giờ. Các phụ nữ này dùng bữa sáng và bữa trưa như nhau.
Hay roi khoi ghe neu khong muon bi tieu duong
Ảnh mang tính minh họa: Internet
“Sau khi ăn, mức độ glucose trong máu của phụ nữ mãn kinh khá cao và thường trở về mức bình thường rất chậm”, tác giả của nghiên cứu, ông Joseph Henson, Đại học Leicester (Anh) nói. So sánh với những người ngồi liền tại chỗ 7,5 giờ, những người đứng lên sau mỗi nửa giờ giảm được mức glucose 34% sau khi ăn.
Tương tự như vậy, mức độ glucose giảm được 28% đối với những người đi dạo sau mỗi nửa giờ. Các kết quả trên được công bố trên trang mạng Chăm sóc bệnh tiểu đường của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA).
Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một điều thú vị: những người có thói quen thay đổi trạng thái làm việc sau 30 phút thường không tăng cân và vòng eo thon gọn hơn. Ông Henson cho biết, kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi người ta thường rời khỏi ghế để đi dạo hay đi bộ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phân biệt triệu chứng bệnh đái tháo đường loại 1 và 2


Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại bệnh đái tháo đường, tuyp 1 và tuyp 2. Điều này gây khó khăn và không hiệu quả trong việc tự kiêng khem và điều trị tiểu đường. Hãy chắc chắn bạn nắm vững những khác biệt quan trọng sau đây.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-2
Tiểu đường loại 1 tự miễn dịch còn loại 2 thì không. Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn gặp rắc rối với hormone insulin. Khi cơ thể không đủ hormone này, đường sẽ tích tụ trong máu làm cho bạn bị bệnh.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-3
Nếu bị loại 1, bạn sẽ không có một chút insulin nào trong cơ thể cả, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch và phá hủy các tế bào insulin trong tuyến tụy. Loại 2 sẽ tạo insulin cho cơ thể, thế nhưng rất ít.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-4
Việc điều trị cho hai loại hoàn toàn khác nhau. Người mắc bệnh tiểu đườngdạng 1 phải tuyệt đối phụ thuộc vào nguồn insulin đưa từ ngoài vào, nếu không thì thường xuyên bị ngộ độc ceton, chữa trị không kịp thời có thể gây tử vong.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-5
Với loại 2 có nhiều lựa chọn hơn, đó là chế độ ăn uống, thể dục và giảm cân hoặc uống thuốc để cung cấp đường
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-6
Bệnh hạ đường huyết phổ biến với tuyp 1 hơn loại 2. Những người bị tiểu đường loại 1 thường phải đo chính xác lượng insulin đưa vào cơ thể dựa trên lượng thức ăn và mức độ của bệnh. Bạn phải luôn có kẹo hoặc thuốc có chứa glucose ở trong người để phòng trong trường hợp khẩn.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-7
Thức ăn có đường nguy hiểm với loại 2. Những người bị tiểu đường tuýp 2 thường có thể ăn bất cứ cái gì họ muốn nếu chúng phù hợp với lượng insulin trong khi tuyp 2 phải kiêng đồ ăn có đường. Loại 1 không liên quan đến lối sống hoặc cân nặng nhưng loại 2 thì ngược lại.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-8
Khởi phát. Loại 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em và loại 2 ở người trưởng thành, phổ biến ở những người trên 45 tuổi.
Phan biet trieu chung benh dai thao duong loai 1 va 2-Hinh-9
Nhiều người nghĩ tuyp 1 nguy hiểm và tuyp 2 chỉ gây ra bất tiện thì thật sai lầm bởi vì cả 2 đều có những biến chứng nghiêm trọng như mù, suy thận. Hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn, theo dõi lượng đường huyết, tập thể dục và ăn uống đầy đủ để có thể kiểm soát được bất kể loại nào.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vì sao nhân viên văn phòng dễ mắc bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây đang ngày một gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường do đâu?
Bình thường, tuyến tụy trong cơ thể người tiết ra một hormon có tên là insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường (dân gian hay gọi là bệnh tiểu đường) xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.
Vì sao tiểu đường được xem là căn bệnh của nhà giàu?
Ngày nay, sự du nhập của nền văn hóa phương Tây vào Việt Nam ngày càng rõ rệt, đã kéo theo chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với đủ chủng loại thức ăn nhanh, ít dinh dưỡng nhưng quá thừa năng lượng, kèm theo áp lực công việc và cuộc sống với tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài... từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, ngày nay đái tháo đường không chỉ còn là bệnh của "nhà giàu" nữa, mà nó có thể xuất hiện ở tất cả các tầng lớp kinh tế - xã hội khác nhau.
Ảnh minh họa
Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện ở những người ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, béo phì, v.v... cho dù trong gia đình chưa có ai bị đái tháo đường. Tuy nhiên, khi bạn có cha mẹ, anh chị em, hoặc con cái bị đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao hơn nữa, vì yếu tố di truyền cũng góp phần vào sự xuất hiện bệnh.
Dấu hiệu gì cảnh báo bệnh tiểu đường?
Bệnh đái tháo đường được ví như "kẻ giết người thầm lặng", vì có thể diễn tiến trong một thời gian rất dài mà hoàn toàn không có triệu chứng gì rõ rệt. Vì vậy, những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường (chẳng hạn như béo phì, tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn mỡ máu, lười vận động, ăn thức ăn nhiều năng lượng, v.v...) nên kiểm tra đường huyết định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, tránh xảy ra biến chứng lâu dài.
Lứa tuổi và đối tượng nào dễ mắc bệnh tiểu đường nhất?
Đái tháo đường được xem là một đại dịch của thế kỷ XXI, và Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất trên thế giới. Vì các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường (như béo phì, hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, ít vận động, v.v...) đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại nên mọi lứa tuổi và đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường? Vì sao?
Nhân viên văn phòng là nghề nghiệp thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường, do đặc thù của công việc là ít vận động vì phải thường xuyên ngồi trước máy vi tính, áp lực công việc dẫn đến căng thẳng (stress) ngày càng tăng, cũng như hay ăn uống thịnh soạn kèm theo uống rượu bia và hút thuốc lá để giao thiệp.
Tiểu đường không chỉ dừng lại ở lứa tuổi trung niên, thanh niên mà còn xuất hiện cả ở trẻ em nữa, vì sao?
Hiện nay, mỗi gia đình thường chỉ có 1 đến 2 con nên trẻ hay được chăm chút, nuôi dưỡng rất tốt bằng nhiều loại sữa và thức ăn nhiều năng lượng. Trẻ em ngày nay thường say mê xem TV, chơi game vi tính mà ít có những hoạt động thể lực, vui chơi ngoài trời, khiến cho tỷ lệ trẻ em béo phì gia tăng không ngừng.

Mặt khác, tình trạng hút thuốc lá ngày càng phổ biến ở giới trẻ, là một yếu tố gây đề kháng insulin mạnh mẽ. Tất cả yếu tố kể trên đã góp phần làm cho dân số mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa.
Những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường là gì?
Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể đưa đến các biến chứng cấp tính và mạn tính. Các biến chứng cấp tính bao gồm tình trạng hôn mê do đường huyết tăng cao, như hôn mê nhiễm xêtôn axít và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu. 

Các biến chứng mạn tính bao gồm bệnh lý mạch máu lớn như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu nuôi chân có thể nguy hiểm đến tính mạng; bệnh lý mạch máu nhỏ như mù lòa do bệnh lý võng mạc, tiểu đạm, suy thận, và biến chứng thần kinh ngoại biên làm giảm chất lượng cuộc sống.
Có thể sống chung với tiểu đường trong bao lâu?
Ngày nay y khoa đã phát minh ra rất nhiều loại thuốc hữu hiệu giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Nếu người bệnh đái tháo đường tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đều đặn thì có thể có một đời sống giống như người bình thường.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt của người tiểu đường như thế nào là tốt?
Người đái tháo đường cần tránh hai thái cực: Kiêng khem quá mức đưa đến suy dinh dưỡng, hoặc sinh hoạt bừa bãi do tâm lý bất cần. Một chế độ ăn uống hợp lý bao gồm kiêng tuyệt đối các thức ăn ngọt (đường, bánh, kẹo), ăn vừa phải chất tinh bột (cơm, cháo, mì, phở, bún, v.v...), ăn nhiều rau và trái cây ít ngọt, hạn chế muối và thức ăn nhiều dầu mỡ, uống đủ nước. Về sinh hoạt, người bệnh nên cố gắng vận động tùy theo khả năng, chẳng hạn như tránh ngồi một chỗ quá lâu, tập thể dục hoặc chơi thể thao vừa sức và đều đặn. Người bệnh cũng cần tuân thủ toa thuốc được bác sĩ chỉ dẫn, và tái khám đúng hẹn để được theo dõi chặt chẽ.
Với đàn ông, bệnh tiểu đường được ví như kẻ thù nguy hiểm bởi nó gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này?
Bệnh đái tháo đường không được điều trị tốt có thể gây ra bệnh lý thần kinh tự chủ, trong đó có tình trạng bất lực, giảm ham muốn tình dục. Để khắc phục, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết nhằm phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả biến chứng này.
Ngoài thuốc tây, trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc nam có tác dụng chữa khỏi bệnh tiểu đường? Bác sĩ nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Các bài thuốc Nam là kinh nghiệm dân gian chứ chưa có bằng chứng khoa học thử nghiệm trên người bệnh đái tháo đường, nên vai trò điều trị hết sức hạn chế. Mặt khác, nếu người bệnh đái tháo đường sẵn có bệnh lý gan - thận, việc tự ý dùng thuốc Nam không đúng có thể làm chức năng gan - thận xấu hơn.
Lời khuyên của bác sĩ là người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động vừa phải, và khám ở những cơ sở y tế có uy tín để có thể sống vui, sống khỏe với căn bệnh đái tháo đường của mình.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Trắc nghiệm nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Vòng eo trên 80 cm ở phụ nữ và trên 89 cm ở đàn ông báo hiệu nguy cơ tiểu đường tuýp 2 bởi mỡ bụng sẽ giải phóng các chất làm đảo lộn hệ thống cơ thể.

9 trong 10 trường hợp tiểu đường là tuýp 2, gây ra bởi chế độ ăn phản khoa học, lười vận động và béo phì. Để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh của mình ít hay nhiều, bạn hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây do trang Times of India đưa ra rồi tính điểm và so sánh với bảng kết quả bên dưới.
[Caption]
Ảnh: wired.co.uk
Giới tính
Nữ: 1 điểm
Nam: 2 điểm
Theo một nghiên cứu, đàn ông tuổi 35-54 dễ bị tiểu đường hơn 2 lần.
Tuổi
Dưới 49 tuổi: 1 điểm
50-59 tuổi: 2 điểm
60-69 tuổi: 3 điểm
Trên 70 tuổi: 4 điểm
Người hơn 50 tuổi được cho là nhiều nguy cơ mắc bệnh bởi khi tế bào già đi, các ty lạp thể không hấp thụ insulin tốt như trước.
Vòng eo
Dưới 89 cm: 1 điểm
90-99 cm: 2 điểm
100-109 cm: 3 điểm
Trên 110 cm: 4 điểm
Mỡ bụng giải phóng các chất làm đảo lộn hệ thống cơ thể. Vòng eo trên 80 cm ở phụ nữ và trên 89 cm ở đàn ông báo hiệu khả năng bị tiểu đường khá cao.
Chỉ số BMI
Dưới 25: 1 điểm
25-29,9: 2 điểm
30-34,9: 3 điểm
Trên 35: 4 điểm
Các nhà khoa học chỉ ra người có chỉ số BMI trên 30 thuộc diện nguy hiểm vì dễ mắc bệnh tiểu đường hơn bình thường 7 lần. Giảm trọng lượng cơ thể xuống 5% sẽ hạn chế 50% nguy cơ này.
Dân tộc
Người châu Âu da trắng: 1 điểm
Không phải người châu Âu da trắng: 2 điểm
Người châu Phi, Nam Á và Trung Quốc là nhóm thường bị tiểu đường, nhất là cộng đồng Nam Á.
Gia đình
Có ai trong số bố mẹ, anh chị em bạn bị tiểu đường không?
Không: 1 điểm
Có: 2 điểm
Một đứa trẻ có bố hoặc mẹ bị tiểu đường có 30% nguy cơ phát triển bệnh.
Huyết áp
Bạn đã bao giờ bị cao huyết áp?
Chưa: 1 điểm
Rồi: 2 điểm
Gần 1/2 số bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao. Điều này còn có thể dẫn đến đột quỵ và suy thận.
Mang thai
Bạn đã từng bị chứng tiểu đường trong thai kỳ?
Chưa: 1 điểm
Rồi: 2 điểm
Mang thai khiến lượng glucose trong máu tăng cao mà cơ thể lại chưa kịp sản xuất đủ insulin. Khoảng 18 trên 100 phụ nữ mang thai bị chứng tiểu đường trong thai kỳ. Hiện tượng này thường qua đi sau khi sinh, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về sau lên 2 lần.
Sinh con
Bạn có bao giờ sinh con nặng trện 4,5 kg?
Không: 1 điểm
Có: 2 điểm
Phụ nữ sinh con càng nặng càng dễ mắc tiểu đường tuýp 2.
Sức khỏe tâm thần
Bạn có mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bất ổn tâm lý không?
Không: 1 điểm
Có: 2 điểm
Bảng kết quả:
Dưới 14 điểm: Nguy cơ mắc bệnh thấp.
14-19 điểm: Nguy cơ ở mức vừa phải. Bạn hãy lưu ý tránh xa các tác nhân có hại.
Trên 20 điểm: Nguy cơ rất cao. Đã đến lúc phải thay đổi lối sống và nên đi gặp bác sĩ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Mắc bệnh tiểu đường vì ăn khoai tây hàng ngày

Một nghiên cứu vừa công bố cho thấy những người ăn khoai tây hàng ngày có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn 33% so với người không ăn.


Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngayTạp chí Diabetes Care vừa công bố nghiên cứu cho thấy những người ăn khoai tây hàng ngày làm tăng 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của những người ăn 2-4 bữa khoai tây mỗi tuần là 7%. 
Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngay-Hinh-2Theo các chuyên gia y tế, khoai tây chiên có tác hại nhiều hơn so với khoai tây nướng, luộc hoặc nghiền
Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngay-Hinh-3Những người thường xuyên ăn khoai tây chiên kiểu Pháp 3 lần mỗi tuần có 19%nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong khi con số này ở người ăn khoai tây nghiền, luộc hoặc nướng
Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngay-Hinh-4Nghiên cứu này được tiến hành tại Mỹ với sự tham gia của 70.773 y tá và 40.669 chuyên gia y tế trong vòng 4 năm
Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngay-Hinh-5Isao Muraki, Tiến sĩ chuyên khoa về bệnh ung thư và tim mạch cho rằng, mặc dù khoai tây phổ biến ở nhiều quốc gia nhưng đây không phải là thực phẩm hoàn toàn tốt cho sức khỏe vì chứa hàm lượng cao tinh bột.
Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngay-Hinh-6Những món chế biến từ khoai tây khi ăn nóng càng khiến tinh bột dễ tiêu hóa và làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.Mac benh tieu duong vi an khoai tay hang ngay-Hinh-7Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên ăn các loại hạt nguyên cám như gạo, lúa mỳ và ngô thay vì khoai tây sẽ giúp giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Vì sao bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông?

Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm và phổ biến. Vào thời tiết lạnh giá của mùa đông, bệnh nhân tiểu đường khốn khổ với biến chứng của bệnh này.


Bệnh nhân điều trị tiểu đường tại BV Bạch Mai
Hàng trăm bệnh rình rập

Vừa vào mùa đông được mấy ngày, khoa khám bệnh của BVĐK Xanh Pôn đông bệnh nhân hẳn. Họ là những người đã về hưu, trong số đó có nhiều bệnh nhân tiểu đường đi khám đường huyết, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bác Vũ Thị Thìn trú tại Thịnh Hào, Đống Đa, Hà Nội cho biết, bác là bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 đã 8 năm. Năm nào cũng vậy bác sợ nhất là mùa đông vì mùa đông đến cơ thể mệt mỏi, lại còn tăng huyết áp. Có năm bác phải vào viện nằm cả tuần vì tăng huyết áp và tê bì chân tay.

Năm nay vừa lạnh có vài ngày nhưng bác đã thấy mệt lắm, thở nhiều hơn. Bác Thìn kể thời tiết lạnh này là khắc tinh của người già và những người cao huyết áp như bác. Bác đi khám cùng với hai đồng nghiệp cũ, người thì mỡ máu, người thì tăng huyết áp, người thì rối loạn mạch vành và trong 3 người cùng khám có hai người có tiền sử đái tháo đường.
Tại BV Nội tiết Trung ương cũng tương tự, nhiều bệnh nhân từ tuyến tỉnh lên bệnh viện khám vì biến chứng tim mạch, huyết áp của bệnh tiểu đường. Ông Nguyễn Văn Lung đến từ Bắc Giang đang điều trị biến chứng tim mạch của tiểu đường với các triệu chứng đau tức ngực. Ông Lung cho biết bệnh tiểu đường sợ nhất mùa đông vì mùa này năm nào ông cũng phải đi viện 1 – 2 lần.
Sát thủ giết người âm thầm
Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường – Giám đốc phòng khám nội tiết số 1 ngõ 133 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, trời lạnh sẽ làm cho huyết áp tăng lên, các biến chứng tim mạch, mạch vành, biến chứng bàn chân tăng lên. Tăng huyết áp cũng là thủ phạm gây nên tai biến tim mạch. Huyết áp quá cao có thể làm mạch máu não bị vỡ, gây ra xuất huyết não. Ở tim, huyết áp cao lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.
Mạch máu bị xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi, kèm theo huyết áp cao, độ nhớt dính của máu tăng, sự hình thành mảng xơ vữa cũng kéo theo rối loạn quá trình đông máu. Các cục máu đông được hình thành trong lòng mạch sẽ làm ứ trệ tuần hoàn, gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hay tắc mạch chi.
Vào mùa đông đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường tăng lên vì thói quen ăn nhiều hơn và ít vận động hơn nên bệnh nhân bị đái tháo đường càng khổ sở đối phó với các biến chứng của bệnh.

Khi trời lạnh tình trạng stress tăng lên, cơ thể chống lại cái lạnh, sinh ra nhiều chất chống lại stress càng làm tăng đường huyết. Một số trường hợp hormone không đủ nhiệt phải dùng nhiều calo gây giảm đường huyết. Lúc lạnh đường máu lúc tăng, lúc giảm nên chúng ta phải quản lý đường huyết thật tốt.

Đối với bệnh nhân tiểu đường phải lưu ý giữ vệ sinh cho sức khỏe, khi đi ra ngoài mặc đủ ấm, khi ở chăn bỏ từ từ, từ trên ngực xuống dần trước khi rời khỏi giường nên thực hiện các động tác xoa bóp cơ thể, làm cơ thể từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái vận động bằng cách làm nóng cơ thể, mạch máu lưu thông, nếu lúc này ra khỏi nhà thì cơ thể sẽ đỡ mệt mỏi hơn, không phải dùng nhiều hormone chống lại với cái lạnh giá.

BS Cường nhấn mạnh thêm, thói quen tập thể dục buổi sáng để không khí trong lành là quan điểm sai lầm vì không phải như thế. Mùa đông đi tập thể dục buổi sáng không tốt cho sức khỏe vì thời tiết lạnh giá khí độc thường ở dưới thấp. Nếu ta đi tập thể dục buổi sáng sớm dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên chờ ánh nắng lên khí độc bốc hơi lên cao rồi đi tập thể dục, lúc đó không khí mới thực sự trong lành.

Ngoài ra, khi gặp lạnh chúng ta có phản ứng đột ngột khiến vùng tưới máu ra ngoài co lại, giảm tưới máu trên da, gặp lạnh nhiều bị tê cóng, co mạch nên chúng ta phải khởi động để cho nóng cơ thể và mặc cho đủ ấm.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Những dấu hiệu vào buổi sáng chứng tỏ bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Mỗi năm, có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này, nhưng chỉ một số ít người trong họ biết mình có bệnh. Tiểu đường thường được gọi là "tên sát nhân thầm lặng" chính bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó.
Những triệu chứng báo bệnh nghiêm trọng khi ngủ dậy buổi sáng. Nghiên cứu chứng minh nhiều triệu chứng đặc biệt của bệnh sẽ lộ diện vào buổi sáng sớm, trong đó có bệnh tiểu đường, các bạn hãy lưu ý trước khi quá muộn.
Những dấu hiệu bệnh tiểu đường
Ra mồ hôi vào buổi sáng là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường

Dấu hiệu buổi sáng biểu hiện bệnh tiểu đường Cảm giác đói
Sau một đêm cơ thể nghỉ ngơi không nạp thêm năng lượng, cảm giác đói khi thức dậy vào buổi sáng là một hiện tượng rất bình thường.Tuy nhiên, nếu vào buổi sáng, bạn thường bị đánh thức rất sớm bởi những cơn đói bụng bất thường khiến bạn cảm thấy không chỉ thèm ăn mà còn vô cùng mệt mỏi, mất sức thì đó có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Nếu bạn bị đói vào sáng sớm do bệnh tiểu đường, cảm giác mệt mỏi sẽ không mất đi ngay sau khi bạn nạp năng lượng. Bạn chỉ có thể lấy lại sức lực của mình một cách rất chậm chạp kèm theo cảm giác khát nước, lưỡi khô, muốn uống nhiều nước.
Trong trường hợp bạn đã bị tiểu đường và đang uống thuốc điều trị mà vẫn gặp triệu chứng trên vào buổi sáng, hãy xem lại cách uống thuốc và liều lượng thuốc vì chứng tỏ chúng không có tác động tích cực đến tình trạng bệnh của bạn.
Hơi thở có mùi
Nhiều người chấp nhận tình trạng hơi thở có mùi sau một đêm ngủ dậy như một điều tất yếu nhưng nếu tình trạng này quá nặng thì điều đó có thể báo động những vấn đề sức khỏe của gan và dạ dày.
Bị ra mồ hôi
Buổi sáng thường rất mát mẻ và cơ thể đang trong giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài. Nếu bạn bị ra mồ hôi vào thời điểm này, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi đến mức ướt đẫm cả người, thì đó là biểu hiện bất thường.
Biểu hiện đó chính là lời báo động lượng đường trong máu của bạn quá thấp khiến cho chức năng của nội tạng bị rối loạn. Bạn cần chú ý bổ súng các loại vitamin và ăn nhiều hoa quả, nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể.
Dấu hiệu khác
Bên cạnh đó nếu có những dấu hiệu dưới đây cũng chứng tỏ bạn đã mắc bệnh tiểu đường,hãy đi khám trong thời gian sớm nhất!
Tiểu nhiều, khát nhiều
Nếu bạn muốn đi tiểu thường xuyên - đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để vào toilet, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Những quả thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế nó sẽ thúc bạn thức dậy - có khi là vài lần - trong đêm. Còn khát nhiều nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng để bù lại lượng dịch đã mất đi. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và "là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao".
Lâu lành vết thương
Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể - một điều cần thiết để vá lành vết thương.
Giảm cân
Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân - có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng - nhưng đây không phải là tín hiệu vui. Bởi vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào - nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế. Hai quả thận của bạn khi đó cũng phải làm việc cật lực để loại bỏ lượng đường dư, và điều này lại cần đến rất nhiều năng lượng. "Những quá trình này đều tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế bạn bị thiếu hụt calo".


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Giảm cân có thể chữa tiểu đường tuýp 2


Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa được bằng cách giảm cân - Ảnh: Telegraph
Phát hiện của các nhà khoa học ĐH Newcastle (Anh) cho thấy tiểu đường tuýp 2 gây ra do mỡ bám vào tuyến tụy và chỉ cần giảm dưới 1g mỡ tại cơ quan này có thể giúp đảo ngược căn bệnh, phục hồi lại chức năng sản xuất insulin.
Theo Telegraph, có khoảng 3,3 triệu người Anh bị mắc tiểu đường tuýp 2. Trước phát hiện của các nhà khoa học, cho đến nay người ta vẫn nghĩ căn bệnh này là mạn tính, vốn có thể gây mù lòa, đột quỵ, suy thận và hủy hoại chi.
Trong một thực nghiệm, 18 người béo phì bị tiểu đường tuýp 2 trải qua một cuộc phẫu thuật dạ dày và buộc phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Sau tám tuần họ đã hoàn toàn khỏi các triệu chứng của bệnh.
Các bệnh nhân trong độ tuổi 25-65 đã giảm được 13% trọng lượng so với ban đầu, đáng chú ý, tuyến tụy của họ giảm được 0,6g mỡ giúp cho việc sản xuất insulin trở lại bình thường.
“Nếu bạn hỏi phải giảm bao nhiêu kg để khỏi bệnh tiểu đường, câu trả lời là 1g, nhưng đó phải là mỡ trong tuyến tụy. Hiện tại cách duy nhất chúng ta có thể đạt được điều này chỉ là thông qua việc hạn chế hấp thu calorie”, giáo sư Roy Taylor của ĐH Newcastle nói.
Theo các nhà khoa học, tuy 1g mỡ có thể nghe không đáng là bao, bạn phải giảm rất nhiều cân nặng để mất đi chừng ấy mỡ trong tuyến tụy.
“Thực tế này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ một cơ thể khỏe mạnh để tránh bị tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, những ai có ý định áp dụng chế độ ăn ít calorie để giảm cân nên tham khảo trước với bác sĩ”, bác sĩ Alasdair Rankin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiểu đường Anh khuyến cáo.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317