Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Ăn kiêng có thể giảm bệnh tiểu đường

Thực hiện một số nghiên cứu về ăn kiêng, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng có mỗi liên hệ giữa việc ăn kiêng và bệnh tiểu đường.

Kết quả cho thấy ăn kiêng có thể làm giảm ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type II, thậm chí có thể khỏi bệnh đối với những người mới mắc bệnh.
Chế độ ăn kiêng trong vòng 8 tuần với 600 calo có thể làm giảm bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu của ĐH Newcastle (Anh) đã phát hiện ra rằng ăn kiêng không chỉ làm giảm lượng mỡ mà còn giúp tế bào tạo ra isuline.
Chất này hoạt động cùng thời điểm lượng mỡ biến mất và sau 8 tuần ăn kiêng mức tiểu đường sẽ trở về mức bình thường. Tuy nhiên các chuyên gia tiểu đường cho rằng bệnh nhân không nên tự ăn kiêng mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ vì đây là chế độ ăn kiêng rất nghiêm ngặt nên không thể tự ý ăn kiêng. Nghiên cứu này hi vọng sẽ giúp được 3 triệu người mắc bệnh tiểu đường ở Anh.
Theo Benh.vn

Ăn quế kiểm soát tiểu đường, chống viêm nhiễm

Quế được biết đến như một gia vị không thể thiếu trong một số món ăn nhưng hơn nữa nó đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ.

Quế và các chất dinh dưỡng của nó


Quế có hương vị ngọt, cay và mùi thơm rất đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp tuyệt vời các khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và magiê. Nó cũng chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hoá tuyệt vời cho cơ thể.

Lợi ích từ quế
- Giúp giảm cholesterol: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thêm nửa thìa bột quế có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch của bạn.
- Điều trị nhiễm trùng: Quế được biết với đặc tính chống khuẩn và vi khuẩn giúp ngăn chặn nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn nấm. Trong thực tế, thêm quế vào thức ăn để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm, nó như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên mà không gây hại cho sức khoẻ con người.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy quế có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt rất có lợi cho những người bị tiểu đường tuýp 2.
- Quế có tác dụng chống đông máu cực tốt
- Giảm viêm nhiễm với một thìa bột quế mỗi ngày có thể giúp giảm viêm khớp đau và sưng tấy.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Quế giúp làm giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Lượng chất xơ cao trong quế có thể trợ giúp cho những người bị hội chứng ruột kích thích.
- Làm ấm cơ thể: Vào mùa đông, khi thêm quế vào chế độ ăn uống giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại cái giá lạnh của thời tiết.
- Tăng trí nhớ: Quế giúp tăng trí nhớ và khả năng nhận thức của não bộ.
- Đặc tính chống ung thư: Trong quế có cả canxi và chất xơ, giúp loại bỏ dịch mật ( một loại chất lỏng màu vàng xanh của gan) và có thể ngăn chặn nguy cơ ung thư ruột kết.
Lưu ý: Mặc dù quế đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều quế có thể gây ra viêm các vị giác, sưng nướu răng và loét miệng do đặc tính có vị cay nóng của quế. Ngoài ra cần lưu ý với một số người có thể dị ứng với quế.
Theo Dân trí/MSN

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa, nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Tham khảo và lưu ý một số điểm sau đây để nhận biết được nguy cơ bệnh tiểu đường:
Khát nước và đi tiểu thường xuyên
Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Đói thường xuyên
Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên các cơn đói dữ dội.

Cần cảnh giác với những cơn mệt mỏi kéo dài -  Ảnh: Shutterstock
Sụt cân
Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói, nhưng trọng lượng cơ thể vẫn sụt giảm. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong các cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được tồn tại trong nước tiểu.
Mệt mỏi
Nếu các tế bào cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở mức bình thường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.
Mờ mắt
Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các ống kính mắt của bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt.
Thường xuyên mắc các bệnh lở loét, nhiễm trùng
Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
Một số người bị bệnh tiểu đường loại 2 có các mảng da sẫm màu, nếp gấp của các cơ quan thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.
Theo Vân Di - Thanh Niên

Phòng tiểu đường không khó

Theo các chuyên gia dinh dưỡng phòng tránh căn bệnh tiểu đường không phải là khó.

Bình thường, chất đường từ thực phẩm ăn vào sẽ được hấp thu vào máu, sau đó được đưa vào tế bào cơ quan bộ phận trong cơ thể nhờ chất insulin là một nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra.
Ở người đái tháo đường, chất insulin này được tiết ra không đầy đủ hoặc không hoạt động tốt làm cho lượng đường trong máu tăng quá cao, vượt khả năng giữ lại của thận, hậu quả là xuất hiện đường trong nước tiểu.
Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường, đến nay đã thấy có rất nhiều yếu tố liên quan. Cụ thể, yếu tố di truyền được đề cập khá mật thiết.
Trên một số cơ địa đặc biệt, khi gặp phải các yếu tố thuận lợi sẽ dễ dàng phát thành bệnh. Những căng thẳng (stress) về thể chất hay tinh thần sẽ làm tăng các nội tiết tố gây stress và làm tăng đường huyết. Những nhiễm trùng siêu vi cúm, quai bị, Rubella, Coxsackie B… hoặc một số loại thuốc có thể làm tổn thương tuyến tụy gây giảm tiết insulin.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy đái tháo đường có thể là một bệnh tự miễn, tức là bệnh do cơ thể tự sinh ra các chất chống lại chính tuyến tụy của ta.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh bệnh đái tháo đường loại 2 (thường gặp ở người 45 tuổi trở lên) là các rối loạn chuyển hóa của cơ thể như thừa cân béo phì, ít vận động cơ thể, tăng mỡ trong máu, cao huyết áp, viêm tụy, rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường, phụ nữ có tiền căn sinh con trên 4 kg (đái tháo đường thai kỳ)…
Như vậy, mặc dù có ảnh hưởng của các yếu tố di truyền - cơ địa nhưng việc phòng tránh đái tháo đường xảy ra trên từng cá thể vẫn có thể thực hiện được. Cụ thể bằng chế độ ăn uống điều độ và hợp lý, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, giữ mức cân nặng lý tưởng so với chiều cao.
Một chế độ ăn nhiều rau (khuyến cáo 300 g rau, củ/ngày cho người trưởng thành), khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít ngọt, thay một phần thịt bằng cá và đậu hũ, hạn chế thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ và các thức ăn, thức uống ngọt nhiều đường, kiểm soát lượng muối ăn… là rất cần thiết cho sức khỏe.
Đi bộ ít nhất 30 phút/ngày và liên tục 4-6 ngày/tuần là phương thức vận động thích hợp cho hầu hết các đối tượng. Các nghiên cứu cho thấy mỗi ngày cần bước đi từ 6.000 đến 10.000 bước là rất tốt.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm và thử đường huyết (sau khi nhịn đói 8 giờ) là những biện pháp cơ bản để tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý, giúp ích cho việc điều trị và hạn chế các biến chứng nặng nề của bệnh.
Theo BS CK1. Đào Thị Yến Thủy - Người lao động

Bạn hiểu thế nào về thuật ngữ “không có đường”?

Trên bao bì sản phẩm ngày nay có những sản phẩm in chữ “không có đường”. Vậy có phải bao giờ các sản phẩm này đều thực sự “không có đường”?

"Sugar free" hay còn gọi là "không có đường" có nghĩa rằng trong thành phần của sản phẩm có chứa dưới 0,5g đường/đơn vị suất ăn (serving size).
"No sugar added" dịch ra đúng nghĩa là sản phẩm không được "cho thêm đường" trong quá trình sản xuất và đóng gói, và sản phẩm có thể đã chứa sẵn chất đường tự nhiên trong đó.
Ví dụ như sữa chua hoa quả được làm ngọt từ đường aspartame có thể được viết "no sugar added" = "không thêm đường" bởi vì sản phẩm này không dùng đường kính để làm ngọt. Nhưng loại sữa chua này thực ra đã có sẵn 2 loại chất đường: đường lactose từ sữa và đường fructose từ quả chín.
Ở Việt Nam rất nhiều sản phẩm như vậy đang được bày bán có chữ "không có đường" vì dường như chúng ta không sử dụng chữ "không thêm đường" trên sản phẩm bao giờ?
Một hộp "sữa tươi không đường" 200ml đã có sẵn khoảng 9g đường. Không ngạc nhiên gì khi bệnh nhân uống loại sữa này lại thấy đường máu tăng thêm.
Do vậy, khi mua những sản phẩm "không có đường" chúng ta vẫn phải kiểm tra lại thông tin về dưỡng chất ghi trên bao bì để chắc rằng sản phẩm đó thực sự có đường hay không?
Những chữ như đường, glucose, fructose, sucrose, sugar, lactose, maltose, carbonhydrate đều chỉ thị rằng sản phẩm đó có chất đường.
Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Daithaoduong.vn

Tại sao người tiểu đường khó ngủ?

Chứng tê cóng hoặc đau tê bàn chân là nguyên do hàng đầu gây khó ngủ cho bệnh nhân tiểu đường.

Cảm giác tê và lạnh bàn chân khiến cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ khó khăn. Triệu chứng tê lạnh bàn chân là một phần thể hiện của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, cảm giác tê chân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp gây nên, thay đổi thuốc hạ áp cũng có thể giúp cải thiện được triệu chứng tê chân.

Tình trạng đường máu thay đổi quá nhanh hoặc ở 2 thái cực: tăng đường máu quá mức hoặc bị hạ đường máu cũng là những lý do khiến cho giấc ngủ bị cản trở.
Trong trường hợp đường máu tăng cao, bệnh nhân buộc phải dậy đi tiểu và uống nước nhiều lần. Còn khi bị hạ đường máu, bệnh nhân buộc phải thức dậy ăn khiến cho việc ngủ lại rất khó.

Ăn thiếu chất, cảm giác không chắc bụng cũng làm cho khó đi vào giấc ngủ. Ngược lại ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất khó tiêu, hoặc không ăn nhiều nhưng khi bị liệt dạ dày do tổn thương thần kinh tự chủ ở ruột gây cảm giác đầy tức bụng dẫn đến khó ngủ.
Uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối khiến bệnh nhân phải dậy đi tiểu giữa đêm cũng không tạo thuận lợi cho giấc ngủ được thông suốt.
Ở những người quá béo thường hay có rối loạn giấc ngủ bởi những cơn ngừng thở ngắn và làm cho đường máu tăng thêm (rất may là bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam còn chưa quá béo).
Cuôc sống tình dục bị sút kém (do trầm cảm, do biến chứng thần kinh, mạch máu ) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Theo ThS-BS. Nguyễn Huy Cường - Daithaoduong.vn

Chế độ ăn uống thừa chất béo gây bệnh tiểu đường týp 2

Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều chất béo và chuỗi phân tử gây ra tiểu đường týp 2.

Kết quả được các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ và Viện nghiên cứu Y khoa Sanford-Burnham tìm ra.

Tế bào beta tuyến tụy từ một con chuột với một chế độ ăn bình thường (trái) và của một con chuột với chế độ ăn giàu chất béo (phải)
Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Y học tự nhiên, số ra ngày 14 tháng 8 năm 2011.
Chẩn đoán ban đầu luôn khẳng định bệnh nhân tiểu đường loại 2 luôn có một điểm chung đó là béo phì. Nhu cầu hiểu biết chính xác cơ chế làm như thế nào mà chế độ ăn uống và căn bệnh béo phì lại gây ra bệnh tiểu đường loại 2, vốn từ lâu đã là đối tượng của các nghiên cứu Y khoa chuyên sâu.
Trong nghiên cứu kéo dài trên chuột và con người, nhóm các nhà nghiên cứu, được dẫn đầu bởi Jamey D. Marth, giám đốc Trung tâm Nanomedicine, đã phát hiện ra cơ chế mà bệnh tiểu đường loại 2 được kích hoạt bởi các tế bào tụy tạng, và sau đó dẫn đến những khiếm khuyết, về trao đổi chất trong các cơ quan và các mô khác, bao gồm cơ, gan và mỡ (chất béo). Cùng với nhau, tất cả các yếu tố trên đã làm trầm trọng thêm căn bệnh tiểu đường loại 2.
"Lúc ban đầu, chúng tôi thật sự ngạc nhiên khi phát hiện ra vai trò của tế bào beta tuyến tụy góp phần vào sự khởi đầu và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường," Marth cho biết.
"Qua quan sát các tế bào beta đã đóng góp đáng kể vào nhiều dấu hiệu bệnh, trong đó có việc đề kháng insulin như mong đợi. Chúng tôi ghi nhận kết quả nghiên cứu này, dù rằng, các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm khác được công bố trong vài thập kỷ qua đã ám chỉ đến khả năng này."
Ở những người khỏe mạnh, các tế bào beta tuyến tụy giúp giám sát việc sử dụng và vận chuyển đường glucose của dòng máu.
Khi lượng đường huyết cao, chẳng hạn như sau khi một bữa ăn, các tế bào beta được bổ sung lượng đường glucose và đáp ứng bằng cách tiết ra insulin trong thời gian lựa chọn và đo lường hồi đáp. Lần lượt, insulin kích thích các tế bào khác trong cơ thể lấy glucô, và chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo năng lượng.
Lần lượt, insulin kích thích các tế bào khác trong cơ thể để lấy glucoza, một chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất năng lượng.
Kết quả của nghiên cứu mới đã can thiệp vào hai nhân tố sao chép chính protein bật gen và tắt gen. Những yếu tố sao chép này, FOXA2 và HNF1A, vốn cần thiết cho việc sản xuất một enzyme được gọi là GNT-4a glycosyltransferase sửa đổi protein với cấu trúc một polisacarit cụ thể (polysaccharide hoặc đường). Việc lưu giữ vận chuyển glucose trong màng tế bào phụ thuộc vào thay đổi này, nhưng khi FOXA2 và HNF1A không hoạt động đúng, chức năng của enzyme GNT-4a giảm bớt rất nhiều.
Vì vậy, khi các nhà nghiên cứu cho những con chuột bình thường một chế độ ăn giàu chất béo, họ nhận thấy rằng các tế bào beta của động vật không thể cảm nhận và đáp ứng với lượng đường trong máu.
Chức năng của enzyme GNT-4a có thể ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường, thậm chí ở những động vật mắc bệnh béo phì. Giảm cảm nhận glucose của các tế bào beta được xem là một yếu tố quyết định quan trọng dẫn tới khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường loại 2.
"Hiện nay, chúng ta biết rằng bệnh béo phì có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, chúng ta có thể tìm ra biện pháp can thiệp rõ ràng," Marth cho biết.
Marth và các đồng nghiệp đang xem xét các phương pháp khác nhau để gia tăng thêm hoạt động của tế bào beta và enzyme GNT-4a ở người, như một phương tiện để ngăn chặn và có thể chữa bệnh tiểu đường type 2.
"Việc xác định các yếu tố ở cấp độ phân tử cho thấy mục tiêu điều trị mới và cách tiếp cận hướng tới phát triển một phương pháp điều trị phòng ngừa hoặc có thể có hiệu quả trong chữa bệnh tiểu đường loại 2," Marth tiếp tục. "Điều này có thể được thực hiện bằng liệu pháp gen tế bào beta hoặc bằng các loại thuốc giúp duy trì chức năng tế bào beta ở mức bình thường."
Tại Hoa Kỳ, hơn 24 triệu trẻ em và người người trưởng thành, chiếm gần 8% dân số, mắc bệnh tiểu đường. Ở người trưởng thành, bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90 đến 95% của tất cả các trường hợp chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu này được tài trợ chủ yếu bởi Viện quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận (NIDDK), một phần của Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH).
Các đồng tác giả của nghiên cứu này bao gồm Kazuaki Ohtsubo làm việc tại Viện nghiên cứu Y khoa Sanford-Burnham và Mark Z. Chen và Jerrold M. Olefsky đến từ Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ.
Theo Hồ Duy Bình - Khoahoc.com

Cho con bú để tránh bệnh tiểu đường

Các bà mẹ cho con bú, ít nhất là 1 tháng sau khi sinh sẽ tránh được nguy cơ bị tiểu đường týp 2.

Đây là công bố của các nhà khoa học Pennsylvania (Mỹ) trên “American Journal of Medicine”.

Bệnh tiểu đường týp 2 có nguyên nhân là do cơ thể không sản sinh được đủ lượng insulin cần thiết hoặc vô hiệu hóa các tế bào insulin để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. 
Qua nghiên cứu hơn 2.000 phụ nữ ở tuổi từ 40 - 78 bao gồm 3 nhóm: Nhóm không sinh con, nhóm sinh con nhưng không cho con bú và nhóm có cho con bú.
Kết quả cho thấy, 26,7% những người không cho con bú có dấu hiệu bị tiểu đường týp 2, trong khi đó, tỉ lệ này là 18% ở nhóm có cho con bú (ít nhất là 1 tháng sau sinh) và 17,5% ở nhóm chưa bao giờ sinh con.
Kết quả nghiên cứu này càng làm rõ hơn ích lợi của việc cho con bú cũng như chỉ ra bằng chứng về những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người mẹ, nếu từ chối không cho con bú.
Làm thí nghiệm trên động vật, các nhà khoa học thấy rằng, sự hình thành và sản sinh sữa ở tuyến vú đó chính là sự hình thành một quá trình sinh học mới và tác động lên lượng insulin có trong cơ thể.
Theo K.Y.M - Lao động/Reuters

Tại sao bệnh nhân đái tháo đường nặng không thể mổ?

Nhiều người khi bị tai nạn hoặc có vấn đề sức khỏe phải phẫu thuật cứ băn khoăn không biết tại sao bác sĩ lại... trả về nằm chờ.

Một số gia đình còn cố chạy chọt, xin xỏ bác sĩ để người nhà được mổ trong khi không hiểu: Người tiểu đường có chỉ số đường huyết cao nếu mổ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tại BV Việt Đức, nơi chuyên cấp cứu ngoại khoa và hầu như bệnh nhân phải mổ, rất nhiều trường hợp như thế. Có bệnh nhân gãy cả 2 chân, nằm thẳng cẳng bất động, rất đau đớn mỗi lần đi vệ sinh hoặc khi muốn xoay trở mình, nhưng chỉ vì chỉ số đường huyết quá cao mà đành... cứ nằm đó, ngày 2 lần tiêm isullin và chờ đợi.
Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trước khi mổ, nếu thấy đường huyết cao,
bệnh nhân sẽ được điều trị cho đến khi đường huyết ở mức an toàn
 
Giải thích về việc tại sao bệnh nhân đái tháo đường nặng không thể mổ, PGS.TS Tạ Văn Bình, viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa cho biết, đường máu cao sẽ khiến bệnh nhân khó liền xương.
 
Không chỉ mổ kết xương, tất cả các phẫu thuật đều chống chỉ định với bệnh nhân đái tháo đường, bởi lẽ, trong quá trình gây mê, bệnh nhân có đường huyết cao rất dễ hôn mê luôn, nguy hiểm đến tính mạng.
 
Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trước khi mổ, nếu thấy đường huyết cao, bệnh nhân sẽ được điều trị cho đến khi đường huyết ở mức an toàn (thường là dưới 10).
 
Trường hợp bệnh nhân cần phải mổ ngay, nếu không mổ sẽ nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ sẽ mổ cấp cứu và trong quá trình mổ, isullin được truyền liên tục vào người.
 
Bệnh nhân và người nhà không nên quá lo lắng, sốt ruột khi cần mổ ngay để làm giảm sự đau đớn mà cứ phải chờ, bởi lẽ, "chờ" trong trường hợp này là an toàn cho người bệnh. Trong khi nằm viện, bệnh nhân nên hợp tác với bác sĩ trong việc tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt.
 
Nhiều trường hợp, khách vào thăm không biết nên mang biếu cam quýt, bánh, sữa...; Người nhà bệnh nhân thì quan niệm... đã vào viện là phải tẩm bổ để lấy sức, vậy nên, tiêm isullin nhưng bệnh nhân vẫn chén cật lực hoa quả ngọt, sữa béo... vậy là việc điều trị sẽ kéo dài và tốn kém.   
Theo Hoài Hương - Khoa học và Đời sống

Cách phòng tránh tiểu đường hiệu quả

Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao. Nguyên nhân do đâu? Tạp chí Prevention (Mỹ) mách bạn 10 cách dưới đây để có thể tránh xa căn bệnh này.

Giảm 5% trọng lượng cơ thể

Dù bạn có béo và lười luyện tập tới đâu, chỉ cần trọng lượng cơ thể của bạn giảm được 5 %, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm 70%.

Mỗi ngày đi bộ 35 phút

Theo nghiên cứu của Phần Lan, việc đi bộ có thể khiến insulin trong cơ thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Mỗi tuần đi bộ 4 tiếng, mỗi ngày 35 phút có thể giảm 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chú trọng thực phẩm giàu chất xơ


Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao có thể bảo đảm bao gồm ít nhất 5g chất xơ thô trong đó. Do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như ung thư vú, tiểu đường và trúng gió.

Không ăn fast food quá 2 lần/tuần

Theo nghiên cứu của Mỹ. Ăn đồ ăn nhanh quá 2 lần/tuần sẽ khiến độ mẫn cảm của các cơ quan trong cơ thể đối với insulin giảm một nửa. Còn ăn thịt nguội hoặc xúc xích quá 5 lần/tuần sẽ làm tăng 43% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tốt nhất nên ăn ít thịt, nhiều rau xanh

Nhục quế giúp giảm hàm lượng đường trong máu. Các nhà khoa học Đức phát hiện ra nhục quế có tác dụng làm giảm mỡ máu, do đó giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Bạn có thể cho bột nhục quế vào cà phê, hoặc hòa với mật ong uống.

Hít thở sâu 3 lần trước khi làm việc

Áp lực trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia, trước khi làm bất kỳ việc gì, tốt nhất bạn nên hít thở sâu 3 lần để giảm áp lực.

Ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày

Đối với những người thường ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi. Những người ngủ quá 8 tiếng mỗi ngày lại có nguy cơ mắc tiểu đường gấp 3 lần.

Không ở 1 mình

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần ở những người sống 1 mình so với những  người khác. Theo các chuyên gia, nếu bạn ở một mình, nên duy trì cách thức sinh hoạt có lợi cho sức khoẻ.

Lưu ý sau 45 tuổi

Những người có chỉ số lượng đường trong máu là 100-125mg/dL dễ phát bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm.

Sau 45 tuổi, những người béo, hoặc gia đình có tiền sử tiểu đường, hay tiền sử cholesterol hoặc huyết áp cao nên quan tâm hơn đến lượng đường trong máu.

Theo Dân trí

Nhiều chứng cứ cho thấy thuốc trừ sâu liên quan đến bệnh tiểu đường

Người nhiễm hàm lượng thuốc trừ sâu với mức độ tương đối cao trong máu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.


Một chiếc máy bay phun hóa chất diệt côn trùng trên cánh đồng lúa mì (Ảnh: Reuters)
 
Ngày 18/8, theo Reuters, các nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chăm sóc bệnh đái tháo đường (Hoa Kì) đã chỉ rõ có mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và các loại thuốc trừ sâu cũ gồm organochlorines và những hóa chất khác được xếp vào loại hữu cơ khó phân hủy (POPs).
 
Organochlorines hiện nay bị cấm sử dụng tại Hoa Kì và những nước phát triển khác, sau khi nghiên cứu phát hiện chúng có liên quan tới ung thư và những nguy cơ tiềm ẩn khác đối với sức khoẻ.
 
Tuy nhiên, như tên gọi của chúng, POP lưu lại trong môi trường nhiều năm và góp phần tạo nên mỡ động vật và mỡ con người.
 
Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe và phúc lợi xã hội Riikka Airaksinen, Phần Lan đã tiến hành đo lượng POPs trong máu ở 2.000 người lớn tuổi. Kết quả cho thấy chỉ hơn 15% người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng nghiên cứu phát hiện rằng những người nhiễm độc chất ở mức độ cao nhất thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao nhất.
 
Theo Trung tâm phòng chống bệnh tật tại Mỹ, những thức ăn chứa nhiều chất béo như các sản phẩm từ sữa, dầu cá, và mỡ động vật là nơi lưu trữ của POPs.
 
Những nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm cho thấy một số chất POP gây giảm khả năng cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu – một nguyên do có liên quan đến bệnh tiểu đường.
 
Ngoài POPs, viện Riikka Airaksinen cũng cho biết những nghiên cứu riêng lẻ không cho thấy thuốc trừ sâu organochlorines có liên quan đến bệnh tiểu đường. Nhưng nếu nghiên cứu tổng thể cơ thể con người, bệnh tiểu đường và organochlorines có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng nội dung chi tiết chưa được công bố.
 
Theo Minh Hoàng - Sài Gòn Tiếp Thị/ Reuters

Gạo Basmati phù hợp cho người tiểu đường

Basmati là giống gạo hạt dài có nguồn gốc từ Ấn Độ và Pakistan, gồm hai loại trắng và nâu.

Loại nâu cho lượng calori cao hơn trắng khoảng 6%. Đặc trưng của gạo này là thơm và không dẻo, cho cơm rời, khi nấu chín hạt gạo gần như nở dài gần gấp đôi nhưng lại không tăng chiều rộng. Trong gạo, thường có một tỷ lệ nhất định không phải Basmati.

Gạo Basmati
Theo nghiên cứu của cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh quốc (Food Standards Agency) – nước nhập 70% sản lượng 270.000 tấn gạo Basmati từ Ấn Độ và Pakistan xuất sang EU, và theo mã thực hành đối với gạo do GAFTA phát triển, gạo Basmati được đánh giá nguồn thực phẩm cho chất bột đường thấp.

Màu trắng
Theo hiệp hội Đái tháo đường Canada, gạo chỉ số đường huyết (glycaemix index) thấp so với những loại gạo khác, với mức trung bình giữa 56 và 69, thích hợp hơn cho người mắc bệnh tiểu đường so với các loại hạt khác.
Cách nấu cơm từ gạo Basmati
Nguyên liệu: 1 chén gạo Basmati, 3 chén nước, 1 muỗng càphê dầu ôliu, một ít muối.
Thực hiện: vo gạo cho thật sạch ngâm vào nước 15 phút, cho nước trên gạo khoảng một lóng tay vì gạo sẽ nở khi ngâm.
Cho ba chén nước, dầu ôliu và muối vào nồi nấu cho sôi rồi cho gạo đã ngâm vào nấu 15 phút. Đổ cơm qua rổ cho ráo nước, cho cơm vào nồi trở lại, vặn lửa thật nhỏ, cho nồi cơm lên bếp đậy nắp lại 10 phút sau là cơm chín.
Lấy đũa xới cơm lên, cơm nấu cách này bời rời ngon lắm. Nấu cách này loại bỏ hết chất bột đường trong nước đi, nếu nấu bằng nồi cơm điện, nước bột đường sẽ rút vào cơm trở lại.
Theo Khởi Thức - Sài Gòn tiếp thị

Thực phẩm chứa sữa giúp phòng bệnh tiểu đường

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thực phẩm chứa sữa có khả năng phòng chống bệnh tiểu đường.



Thực phẩm chứa sữa giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Theo đó, nồng độ acid trans-palmitoleic có trong sữa, pho mát, sữa chua và bơ có khả năng làm giảm bệnh tiểu đường týp 2.
Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ tiến hành với 3.700 người, theo đó những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa sữa có nồng độ acid  trans-palmitoleic cao và giảm nguy cơ tiểu đường týp 2 tới 60%.
Trưởng nhóm nghiên cứu Dariush Mozaflarian cho biết, những nghiên cứu trước đó chưa chỉ rõ nguyên nhân vì sao thực phẩm chứa sữa giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ chỉ ra được một chất cụ thể có tác dụng phòng bệnh.
Tuy nhiên, cần phải tiếp tục tiến hành nghiên cứu liệu nồng độ acid trans-palmitoleic có đóng vai trò quyết định trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2 hay không.
Mặc dù vậy, các bác sĩ cũng khuyến cáo, không nên dùng quá nhiều thực phẩm có chứa sữa, bởi chúng giàu chất béo, nếu ăn uống không điều độ sẽ bị tăng cân.
Do vậy, lời khuyên của các bác sĩ là nên dùng thực phẩm chứa sữa ít chất béo. Tất cả mọi người, dù mắc hay không mắc bệnh tiểu đường, cần áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo, hạn chế muối đường, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả.
Không nên tăng cường chỉ một loại thực phẩm nào đó với hy vọng ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2.
Theo Song Minh - Lao động/BBC

Phát hiện mới về cơ chế đái tháo đường týp 2 ở người béo phì

Các nhà khoa học ĐH California mới đây đã giải mã cụ thể được tại sao một chế độ ăn nhiều chất béo có thể dẫn tới đái tháo đường týp 2.

Thừa cân và béo phì - một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là một trong những yếu tố nguy cơ chính của đái tháo đường týp 2. Tỷ lệ béo phì gia tăng góp phần làm tăng gấp đôi số ca đái tháo đường trong 30 năm trở lại đây.

Trên tạp chí Nature Medicine, các tác giả đã chỉ ra rằng chất béo làm cản trở quá trình “cảm nhận” lượng đường máu thông qua các tế bào beta ở tuyến tụy; đồng thời khẳng định rằng những hiểu biết sâu hơn về cơ chế này sẽ giúp cho việc phòng và chữa đái tháo đường.


Trong cơ thể, đường máu được kiểm soát bởi tế bào beta của tụy. Nếu lượng đường máu cao, tế bào này sẽ giải phóng ra insulin là một loại hormon giúp làm tăng tiêu thụ glucose, do đó làm hạ mức đường máu. Tham gia quá trình này có vai trò chính của enzym GnT-4a, nó cho phép tế bào beta hấp thụ glucose, qua đó nó có thể nhận biết được lượng đường trong máu.

Những thử nghiệm trên chuột cho thấy với một chế độ ăn giàu chất béo làm tăng axit béo tự do trong máu. Những axit béo tự do cản trở 2 protein là - FOXA2 và HNF1A - là 2 protein tham gia quá trình sản xuất enzym GnT-4a.

Kết quả là chúng làm tế bào không nhận ra được lượng đường máu trong cơ thể, do đó biểu hiện những triệu chứng của đái tháo đường týp 2. Cơ chế này cũng tương tự trên tế bào ở tuyến tụy của người.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Jamey Marth cho rằng khi làm tăng lượng enzym GnT-4a sẽ giúp chống lại đái tháo đường týp 2, cùng với những hiểu biết ở cấp độ phân tử về các phản ứng hóa sinh trong cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường sẽ giúp đề xuất những biện pháp phòng và chữa bệnh mới.

“Chúng ta có thể hy vọng vào việc thực hiện liệu pháp gen trên tế bào beta hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng giữ cho tế bào beta tuyến tụy đảm bảo được chức năng bình thường.” Ông cho biết.

Theo Hoàn Võ - Dân trí/BBC

Suy thận - Biến chứng trầm trọng nhất do đái tháo đường

Chứng kiến nhiều người bị suy thận do Đái tháo đường phải chạy thận nhân tạo suốt đời, tôi rất sợ. Khi họ ra đi cũng là lúc gia đình khánh kiệt.

Điều lo lắng trên đây của một người bệnh Đái tháo đường hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nay hơn 40% số bệnh nhân chạy thận nhân tạo là do biến chứng Đái tháo đường trên thận (thống kê tại Mỹ).
Suy thận được coi là biến chứng trầm trọng nhất đồng thời là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh ĐĐái tháo đường .
Đối với bệnh Đái tháo đường , một số biến chứng có thể được phát hiện  sớm hơn bởi các dấu hiệu tổn thương tại chỗ như:  biến chứng mạch máu có dấu hiệu của bệnh mạch vành (đau thắt ngực),  cao huyết áp,  rối loạn mỡ máu; biến chứng thần kinh ngoại biên (tê bì, châm chích, bỏng rát)…
Còn biến chứng thận giai đoạn sớm chỉ có thể phát hiện nhờ một số xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật cao, không phải cơ sở y tế nào cũng đáp ứng được.

Quá trình phá hủy thận do Đái tháo đường
Chức năng quan trọng của thận là lọc tất cả các chất độc hại và nước dư thừa từ máu. Thận làm việc như một hệ thống lọc nước. Máu “sạch” sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc hại sẽ loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu.
Thận còn đóng vai trò như một tuyến nội tiết, tiết ra một số loại hormon kích thích tạo hồng cầu cho máu. Ngoài việc lọc, thải chất độc trong máu, thận còn đảm bảo áp lực mạch máu (huyết áp) và duy trì nồng độ muối trong máu; giúp cân bằng môi trường axít-kiềm cho máu và các dịch khác trong cơ thể, sự cân bằng này rất cần thiết cho các chức năng sống.
Ở những người mắc bệnh Đái tháo đường , lưu lượng máu đến thận nhiều hơn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau một thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá tải, hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến chất đạm bị lọt ra ngoài.
Giai đoạn đầu, người bệnh đi tiểu ra chất đạm (vi đạm niệu hay Microalbumin niệu) không thường xuyên. Giai đoạn muộn được tính từ khi xuất hiện đạm niệu đại thể  thường xuyên, lúc này thận đã bị tổn thương với các triệu chứng: phù, protein niệu, hồng cầu niệu, tăng huyết áp, đôi khi có hội chứng thận hư, chức năng thận giảm rồi suy thận

Giải pháp để phòng ngừa biến chứng
Đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến gây suy thận -  biến chứng được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất đối với người bệnh Đái tháo đường .
Song biến chứng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, hút thuốc lá…). Kiểm tra microalbumin niệu định kỳ 06 tháng/lần sẽ giúp phát hiện biến chứng thận sớm hơn và hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tổn thương do Đái tháo đường cũng là một trong những giải pháp hữu ích cho người bệnh.
Theo Nguyễn Thị Mai - Lao động

Vitamin D giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ thực phẩm và Dinh dưỡng Iran

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với 90 bệnh nhân tiểu đường, chia làm 3 nhóm theo phương cách hằng ngày cho họ ăn một lượng sữa chua nhất định:

- Nhóm thứ nhất được cung cấp sữa chua bình thường
- Nhóm thứ hai sữa chua có nhiều vitamin D
- Nhóm thứ ba có nhiều cả vitamin D lẫn calcium.
Kết quả sau 12 tuần, lượng đường trong máu ở hai nhóm sau có sự cải thiện rõ rệt - nhất là với người bị bệnh tiểu đường týp 2 - một dạng tiểu đường phổ biến nhất khi cơ thể có vấn đề với việc sản xuất insulin trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.
Có điều khá thú vị là từ những năm 1980 đã có những nghiên cứu về sự liên quan giữa vitamin D và bệnh tiểu đường, nhưng kết quả không rõ rệt.
Trong  nghiên cứu này, việc chuyển biến lượng đường trong máu là khá rõ rệt sau 3 tháng: Những người ở nhóm thứ nhất có lượng đường tăng từ 187 – 203mg/dL máu, còn những người ở nhóm thứ hai và ba có lượng đường giảm từ 184 xuống còn khoảng 172mg/dL, trong khi mức độ đường trong máu cao hơn 126mg/dL được coi là người có bệnh.
Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng, sữa chua bình thường làm tăng hemoglobin A1C – yếu tố làm tăng lượng đường trong máu theo thời gian, nhưng nếu có bổ sung vitamin D thì sẽ làm cho lượng hemoglobin A1C giảm xuống.   
Theo K.Y.M - Lao độngReuters

Hít phải khói thuốc nhiều dễ mắc tiểu đường

Những người hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động đều có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường týp 2 hơn so với những trường hợp khác.

Các chuyên ra cho rằng, phát hiện mới về mối liên quan giữa những người hít phải khói thuốc gián tiếp với bệnh tiểu đường là một điều bất ngờ.
Tiến sĩ John P. Forman thuộc Bệnh viện Brigham and Women (Boston), người đứng đầu nghiên cứu trên, và các cộng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu những dữ liệu được thực hiện từ năm 1982 với hơn 100.000 phụ nữ. Những phụ nữ này được hỏi về mật độ họ tiếp xúc với khói thuốc như thế nào.
Sau 24 năm, kết quả thu về như sau: Cứ 18 người thì có 1 người thông báo mắc bệnh tiểu đường loại 2. Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ ước tính, cứ 13 người dân Mỹ thì có 1 người mắc tiểu đường.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người hút nhiều hơn 2 gói thuốc mỗi ngày có nguy cơ mắc tiểu đường cao nhất.
Mỗi năm, có khoảng 30 người nghiện thuốc lá bị chẩn đoán mắc bệnh trong số 10.000 người tham gia nghiên cứu. Cứ 10.000 người không hút thuốc nhưng tiếp xúc thụ động với khói thuốc thì có 25 người bị tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên đó là nguy cơ mắc bệnh ở những người đã từng hút thuốc (và không còn hút nữa) lại cao hơn: Cứ 10.000 người thì có 39 người mắc bệnh hàng năm. Và những người trước đây đã từng hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người tiếp xúc với khói thuốc hàng ngày 12%.
Hiện các nhà khoa học cũng chưa rõ tại sao thuốc lá lại có mối liên quan với căn bệnh tiểu đường, có thể là do viêm nhiễm trong hệ thống tim mạch và các tế bào.
Tiến sĩ David Nathan, người đứng đầu Trung tâm Bệnh tiểu đường tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), cho biết kết quả của nghiên cứu này không có nghĩa là những người hút thuốc nên duy trì thói quen này, cũng không có nghĩa là phụ nữ dễ bị bệnh tiểu đường hơn đàn ông khi họ hít phải khói thuốc lá.
Bệnh tiểu đường týp 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường.
Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường. Biến chứng của bệnh có thể gây chết người. Bệnh thường gặp ở những người trưởng thành và đôi khi có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện.
Theo T.H - 3Tpharma/AolHealth

Thịt lợn muối - nguy cơ lớn gây tiểu đường

Chỉ hai lát thịt lợn muối mỗi ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn thêm 50%, các nhà nghiên cứu khẳng định.

Thịt muối có khả năng lớn gây tiểu đường.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ đã tìm hiểu hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn của hơn 440.000 người trải qua thời kỳ dài từ 14 đến 28 năm.

Họ tìm thấy chỉ 100g thịt đỏ mỗi ngày cũng đủ để tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 25%. Nhưng thịt đã qua chế biến, trong đó có thịt băm và các loại món lạnh như giăm bông, thịt muối sấy khô thì có ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
Chỉ 50gram mỗi ngày, tương đương với 2 lát thịt muối, hoặc một lát thịt băm trong bánh kẹp hamburger, là đủ tăng nguy cơ mắc bệnh lên hơn 50%.
Ngày càng nhiều người mắc căn bệnh tiểu đường, và hàng triệu người khác đang mắc nhưng chưa được chẩn đoán. Bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hóoc môn insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Triệu chứng của tiểu đường tuyp 2 gồm thường xuyên thấy khát, mót tiểu và mệt mỏi triền miên. Bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như mù lòa, suy thận, đau tim đột quỵ....
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.
Theo T.An - Vnexpress

Món ăn, bài thuốc dành cho thai phụ bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường bình thường đã nguy hiểm đối với sức khỏe, khi người phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì mức độ nguy hiểm lại tăng lên nhiều lần.

Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp… Uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh
Bệnh tiểu đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nửa giai đoạn đầu của thai nghén, chủ yếu liên quan tới việc thai nhi hấp thụ lấy đường glucoza và acid amin.
Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng kháng insulin, khiến cho insulin tiết ra không đầy đủ mà dẫn tới. Loại bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như dễ gây sảy thai, tăng huyết áp, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Đông y cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh tiêu khát, chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, lại do ăn uống không điều độ, cuộc sống tinh thần hay căng thẳng, tình dục mệt mỏi quá độ.
Tiểu đường khi mang thai chia hai loại. Một loại có triệu chứng điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, trọng lượng giảm, thị lực giảm, đường máu cao.
Loại khác là trường hợp không có triệu chứng, tức là tiểu đường dạng ẩn, trong gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền sử sinh nở con to, dị dạng.
Nguyên tắc ăn uống
- Người bệnh tiểu đường lúc mang thai cần ăn ít chất ngọt và các thức ăn tinh bột; lúc mang thai, đại đa số cơ thể âm hư nên ăn các thức ăn bổ âm giải nhiệt như mộc nhĩ trắng, bách hợp…
Ngoài ra, do tiểu nhiều nên mất nhiều thủy phần, phải bổ sung thể dịch và chất điện giải, nên uống nhiều nước canh, ăn hoa quả để bớt háo khát như quýt, lê tươi, rau xanh…
Giới thiệu một số món ăn bài thuốc:
Một số món ăn bài thuốc dành cho người tiểu đường lúc mang thai để bạn tham khảo và áp dụng:
Bài 1:
Sinh sơn dược 120g, nấu với 1 lít nước, thay trà uống lúc ấm, uống hết thì ăn sơn dược.
Bài 2:
Bột sinh sơn dược 80g, hạt sen bỏ lõi 20g, xích đậu giã nhừ 15g, bột gạo nếp 500g, trộn đều làm thành viên tròn nhỏ, nấu canh cùng ăn.
Hai bài trên dùng cho người tiểu đường lúc mang thai, ăn uống không điều độ.
Bài 3:
Râu ngô 50g, nước 1,5 lít, sắc còn 700ml, chia thành hai lần uống hết trong ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, khát nhiều.
Bài 4:
Cám tiểu mạch, nấu cháo ăn, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần một bát, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai có âm hư, người bức bối.
Bài 5:
Rễ lau tươi 30g, gạo tẻ 50g, thêm nước 1,5 lít, sắc rễ lau, lấy 1 lít nước sắc, cho gạo vào, nấu cháo ăn. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, âm hư, miệng khát.
Bài 6:
Râu ngô 30-60g, thịt trai 50-200g, cùng nấu, thêm gia vị, uống cách ngày, dùng chữa bệnh tiểu đường, miệng khát.
Bài 7:
Mướp đắng 150g, bỏ hạt, ruột, rửa sạch, thái lát mỏng, cho dầu lạc vào chảo đun, sau cho mướp đắng, lửa to xào đến 10 phần chín 7, thêm 100g đậu phụ, chút muối, tiếp dùng lửa to xào đến chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, đói, ăn nhiều.
Bài 8:
Lá khoai lang 50g, bí xanh 100g, cùng thái vụn thêm nước vừa đủ nấu chín, ăn mỗi ngày một lần. Dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều uống nhiều.
Bài 9:
Hành củ tươi 100g, rửa sạch, dùng nước sôi hãm, thêm xì dầu vừa đủ làm rau ăn cơm, mỗi ngày hai lần, dùng chữa bệnh tiểu đường khi mang thai, ăn nhiều.
Bệnh tiểu đường khi mang thai rất nguy hiểm, cần chẩn đoán, chữa trị sớm. Nhất là trường hợp trạng thái chứng bệnh không rõ, cần hỏi tỉ mỉ tiền sử bệnh để giúp chẩn đoán.
Mấu chốt của việc chữa trị là khống chế ăn uống để khống chế lượng đường huyết trong máu không cho tăng quá có thể dẫn đến sảy thai, hôn mê do tăng đường huyết.
Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa. Chữa trị bằng món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.
Theo Sức khỏe và đời sống

Thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Một nghiên cứu mới đây cho thấy ăn hai phần thịt xông khói và xúc xích hoặc một phần thịt nguội/ngày làm tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y tế công cộng Harvard đã công bố kết quả nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về vấn đề này trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.
Ăn 50g thịt đỏ được chế biến sẵn/ngày làm tăng 51% nguy cơ tiểu đường týp 2, trong khi ăn 100g thịt đỏ chưa được chế biến sẵn/ngày làm tăng 19% nguy cơ.
Tuy nhiên, nguy cơ bị tiểu đường týp 2 giảm nếu thịt đỏ được thay thế bằng quả hạnh, thịt trắng, sữa ít béo hoặc protein ngũ cốc nguyên cám.

Theo Liên Mai - An ninh Thủ Đô/ AFP

Ăn nhiều cá ngăn ngừa đái tháo đường

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, cá là một thực phẩm cực kỳ hữu hiệu trong ngăn chặn bệnh đái tháo đường, nhất là ở nam giới.

Nhiều thực phẩm được coi là tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mới đây một công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học Dinh dưỡng lâm sàng (American Journal of Clinical Nutrition) cho thấy cá là một thực phẩm cực kỳ hữu hiệu trong ngăn chặn bệnh đái tháo đường, nhất là ở nam giới.
Đây là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, xứ sở của cá và hải sản.
Công trình được thực hiện trên 22.921 nam giới và 29.759 nữ giới tuổi từ 45 - 75 không bị bệnh đái tháo đường. Theo dõi suốt 5 năm liền về chế độ ăn uống và bệnh tật, người ta thấy có tất cả 971 trường hợp bị đái tháo đường, trong số đó có 572 nam giới (2,4%) và 399 nữ giới (1,3%).
Đánh giá yếu tố nguy cơ người ta thấy ăn cá làm giảm nguy cơ đái tháo đường với tổng nguy cơ chỉ chưa đến 1% (0,73%).
Đây là một kết quả quá lý tưởng vì cá biển là một loại thực phẩm không quá đắt, không quá hiếm lại dễ sử dụng nên nó là thực phẩm tiềm năng phòng ngừa đái tháo đường.
Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu tiếp theo để khẳng định điều này nhưng kết quả được tìm ra đã cho thấy nhiều giá trị từ cá ngoài dinh dưỡng.
         
Theo Lâm Phúc - Sức khỏe & Đời sống/ Medscape

Người bị tiểu đường khi ít ăn rau xanh, nên uống thuốc gì thay thế?

Tôi hay đi công trình hàng tháng trời trong rừng, ít rau xanh, vậy những lúc như thế, tôi có thể mua thuốc gì thay thế rau xanh?

 

Tôi có dịp được chị khám bệnh cho 2 lần khi vào điều trị tại BV Chợ Rẫy. Tôi rất cảm kích trước sự ân cần và thái độ dịu dàng của chị với bệnh nhân.

Do hoàn cảnh công tác, hiện tôi đã chuyển về Đắc Lắc sinh sống và làm việc. Tại đây có rất ít hoặc gần như không có phòng khám tiểu đường. Tôi chỉ uống thuốc mà chị kê toa từ 6 năm trước, thỉnh thoảng tôi đi thử HbA1c, thường từ 6,9 - 7,9.

Tôi đã mua máy thử đường và tôi muốn nhờ chị tư vấn mua máy hoặc thiết bị để thử nước tiểu. Hiện VN có bán máy thử này không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu, nhờ chị tư vấn dùm tôi.
 
Tôi hay đi công trình hàng tháng trời trong rừng, ít rau xanh, vậy những lúc như thế, tôi có thể mua thuốc gì thay thế rau xanh, vì chỉ ăn tinh bột thì đường huyết tăng cao?

Khi xuống TPHCM công tác tôi thường có rất ít thời gian nên không thể vào khám tại bệnh viện, nhờ chị giúp cho địa chỉ phòng khám của chị. Tôi cảm ơn chị nhiều. Mong chị lúc nào cũng khỏe và giữ mãi sự dịu dàng, ân cần với bệnh nhân như xưa.

Lê Anh Hiếu - Đắc Lắc


Chào anh Hiếu,

Rất cảm ơn anh Hiếu vì những lời nhận xét tốt đẹp. Đối với BS, không có gì vui hơn là nhận được sự quí mến chân thành của người bệnh. Riêng câu hỏi hôm nay đối với tôi rất là thú vị, vì chúng rất gần gũi với đời sống thường nhật của nhiều người ĐTĐ, cảm ơn anh đã hỏi.

Trường hợp của anh rất cần có máy thử đường máu mang theo mình (không cần thử đường hay một số chất khác trong nước tiểu bằng máy cá nhân, do vậy không nên quan tâm). Quan trọng khi sử dụng các máy này, anh lưu ý code máy nên hiệu chỉnh tương thích với code que đang dùng.
 
Que dùng phải còn hạn sử dụng, và bảo quản que trong điều kiện tốt (không đặt máy lẫn que vào nơi nóng hoặc độ ẩm cao, mở nắp lấy que xong hãy đậy nhanh lại ...).

Khi có sẵn máy, anh nên thử đường huyết sáng đói và 2 giờ sau ăn (sáng hoặc trưa hoặc chiều…). Nếu ở giới hạn cho phép (đường huyết đói 90-120mg/dL, đường huyết 2g sau ăn không quá 140 -160 mg/dL) thì mỗi tháng phải đo đường ít nhất 1 lần. Nếu đường huyết chưa ổn định thì tần số thử có thể gần hơn để điều chỉnh thuốc hạ đường huyết sớm và phù hợp.

HbA1c nên thử mỗi 6 tháng. Lứa tuổi của anh, HbA1c ở mức 6,5 - 7 là đẹp nhất. Ngoài ra anh cũng nên lưu ý đến số đo huyết áp, giữ ở mức < 130/80 mmHg là được.
 
Ăn ít rau xanh làm khó kiểm soát đường huyết, nhất là đường huyết sau ăn và có thể ảnh hưởng bất lợi đến lipid máu. Anh có thể ăn thêm chất xơ như măng khô, nấm tươi (chọn nấm thông dụng ăn được an toàn) hoặc nấm khô, nấu đậu còn nguyên vỏ (dùng với một ít chất tạo ngọt như đường isomalt, aspartame…), bắp luộc, khoai lang luộc thay thế một phần chất bột đã chế biến (là mì gói, bún khô, miến khô, bánh mì…) và cố gắng tận dụng rau lá thiên nhiên xung quanh một cách thông minh và khéo léo.

Không có thuốc gì có thể thay thế rau xanh, vì ngoài chất xơ, rau còn có thêm vitamin và một số khoáng chất, yếu tố vi lượng. Ở các hiệu thuốc có bán những viên hoặc dạng bột (pha vào nước) được cho là bổ sung thêm fiber vào khẩu phần ăn. Nhiều tháng đi công tác xa như vậy, anh nên dùng thêm 1 viên đa sinh tố mỗi ngày.

Anh có thể liên hệ trực tiếp với BS khi cần ở địa chỉ: 109/9 Lê Quốc Hưng, P.12, Q.4, TPHCM.

Thân mến!

TS.BS Lê Tuyết Hoa
  
Không có thuốc gì có thể thay thế rau xanh, vì ngoài chất xơ, rau còn có thêm vitamin
và một số khoáng chất, yếu tố vi lượng - Ảnh: internet
 
Kính chào bác sĩ,

Tôi là Phương Nghi hiện đang sống tại Cầu Giấy, Hà Nội. Cân nặng: 43 kg, chiều cao 150 cm, nữ, 28 tuổi, bị viêm giáp mạn tính.

BS nội tiết kê cho tôi uống Levothyrox 50mg. Đã uống được hơn 3 tháng nay. Hiện sức khỏe tôi vẫn bình thường, ăn ngủ được, không bị sút cân. Nhưng gần đây khi ngủ tôi hay bị giật mình, chân tay lạnh (mặc dù người nóng).

Đi khám đông y, BS đông y nói thận, gan hơi yếu, và kê cho mấy thang thuốc (đã sắc sẵn) để mát gan, dưỡng thận.

Tôi muốn hỏi, khi đang dùng Levothyrox mà uống thuốc đông y như vậy thì có tác dụng phụ gì không?Mong được BS trả lời sớm.Xin cám ơn bác sĩ rất nhiều.

 Phương Nghi - Hà Nội


Chào chị Phương Nghi

Chị hỏi một vấn đề BS rất khó trả lời. Khó vì không biết trong thang thuốc của chị có những gì, và khi biết rõ thành phần, thì cũng chưa có một đánh giá  hay một nghiên cứu nào trước đây khảo sát sự tương tác của Levothyrox với chúng cả.

Thông thường, mọi người vẫn khuyên uống thuốc tây cách xa đông dược từ 2-4 giờ trở lên. Lời khuyên này không có gì chắc chắn rằng đã được chứng minh là an toàn và đảm bảo hiệu quả của cả 2 loại thuốc. Nhưng đây là một ví dụ điển hình trong cuộc sống mà chúng ta rất thường gặp: có rất nhiều lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm mà không phải từ kết quả của nghiên cứu khoa học.
Chị cần tham khảo thêm ý kiến của thầy thuốc lương y.

Ngoài ra, khi dùng cả hai thứ thuốc, chị hãy lắng nghe những thay đổi của cơ thể, và nhờ BS theo dõi chức năng tuyến giáp của chị nhằm đảm bảo chúng vẫn trong giới hạn cho phép.

TS.BS Lê Tuyết Hoa


Thưa bác sĩ,

Em mới lấy chồng, chưa có con. Chồng em bị tiểu đường typ 2, năm nay 30 tuổi, 1,7m, nặng 76kg. Bác sĩ có thể tư vấn dùm em về bệnh tiểu đường được không ạ? Ví dụ về ăn uống, sinh hoạt, quan hệ vợ chồng. Tụi em muốn có con thì có ảnh hưởng gì không hay cần phòng tránh gì không?

Ở TPHCM thì chữa trị ở đâu là tốt nhất ạ? Em biết rất ít về bệnh tiểu đường, hiện tại em rất hoang mang. Mong bác sĩ tư vấn thật kỹ dùm em. Em cần làm gì để giúp chồng trong quá trình điều trị ? Em xin cảm ơn!

Khanh Nguyen - nguyen...@gmail.com


Chào em,

Em có thể xem lại những câu trả lời trước của chị về ăn uống và luyện tập thể lực trong bệnh ĐTĐ ở những tuần trước trong cuối tháng 6 và tháng 7 được không em. Những áp dụng này đúng và cần thiết cho tất cả mọi người bệnh ĐTĐ. Điều quan trọng là luôn chắc chắn rằng đường huyết và huyết áp của chồng em luôn được kiểm soát.

Quan hệ vợ chồng là tùy tình cảm và sự hứng khởi của đôi bạn. Không có gì trở ngại nếu chồng em không có những biến chứng của ĐTĐ. Và tùy theo biến chứng hay bệnh đi kèm mà y khoa sẽ có những lời khuyên hợp lý.

Việc có con luôn được khuyến khích có sớm trong trường hợp của hai bạn.

Các BV công và tư  tại TPHCM đều có điều trị ĐTĐ. Những BV có chuyên khoa ĐTĐ như BV Chợ Rẫy, BV Nguyễn Trãi, BV Nguyễn Tri Phương, BV Nhân Dân 115, Nhân Dân Gia Định, BV An Bình… Ngoài ra còn có TT Dinh Dưỡng TPHCM.

Em nên tìm hiểu thêm về bệnh ĐTĐ từ sách vở báo chí, tham gia các cau lac bộ dành cho người ĐTĐ do các BV trên tổ chức, tư vấn trực tiếp với các BS chuyên khoa… Chồng em rất cần sự hỗ trợ từ người thân để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu.

TS.BS Lê Tuyết Hoa


Chào bác sĩ,

Tôi là bạn đọc nữ, 37 tuổi, bệnh tiểu đường 5 năm, gần đây siêu âm thấy có u tuyến vú (BS bảo là u lành, chứa dịch) và hạch nách. BS siêu âm màu tại Hòa Hảo bảo tôi tái khám mỗi 3 tháng.

Tôi có bệnh tiểu đường nên rất lo sợ bệnh có thể khiến các hạch hoặc các u này phát triển thành ung thư. Giữa việc uống thuốc hàng ngày ảnh hưởng gì tới việc phát triển các hạch này không BS?
 
Tâm trạng của tôi từ khi bệnh rất thất thường.Tôi rất mong lời khuyên từ BS.Việc tái khám siêu âm mỗi 3 tháng kéo dài đến khi nào? Có cách gì xử lý 1 lần không, thưa BS ?

Trúc Ngân - Củ Chi, TPHCM

Chào chị Ngân,

Chị có hai bệnh cùng lúc: u vú và ĐTĐ. Phần nhiều chúng không liên quan đến nhau. Nhưng quan trọng nhất là chị phải giữ đường huyết ổn định bằng ăn uống, tập thể lực và thuốc nếu có chỉ định.
Những thắc mắc của chị về u vú sẽ được bác sĩ ung bướu tư vấn cặn kẽ và khoa học hơn BS ĐTĐ rất nhiều.

Một u ở vú có rất nhiều đặc điểm mà BS nào cũng quan tâm: kích thước, có thay đổi theo chu kỳ kinh không, có di động khi sờ không, có thay đổi làn da bên trên hay xung quanh không, có đau, có hạch lân cận ? Những đặc điểm này gợi ý khả năng lành/ác của u.

Ngoài ra BS cũng sẽ yêu cầu chị chụp nhũ ảnh và làm sinh thiết u bằng cách chọc hút qua kim nhỏ. Kết quả nhuộm soi dưới kính hiển vi cho biết loại mô học (tế bào) của u. Kết hợp nhiều yếu tố như vậy BS mới có thể có một kết luận ban đầu được.

Việc mổ lấy u cũng là một lựa chọn điều trị. Do vậy chị hãy đến chuyên khoa ung bướu để được theo dõi và xử trí thích hợp, chị nhé.
 
TS.BS Lê Tuyết Hoa

Rối loạn tình dục ở bệnh nhân nữ mắc bệnh tiểu đường

Tình dục đóng vai trò quan trọng trong quan hệ vợ chồng. Nhưng nếu bạn mắc phải bệnh kinh niên như tiểu đường thì ham muốn tình dục sẽ bị đẩy lùi.

“Ít ham muốn là hiện tượng khá phổ biến đối với phụ nữ mắc các bệnh kinh niên, bởi nếu bạn không có sức khoẻ tốt, thì tình dục sẽ không bao giờ là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn," bác sỹ Mario Skugor, một chuyên gia khoa Nội tiết thuộc Bệnh viện Cleveland Clinic tại Ohio, cho biết.
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm ham muốn tình dục một cách trực tiếp. Bệnh này có thể huỷ hoại các mạch máu, ngăn cản các dòng máu chảy vào các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả âm đạo, bác sĩ William Petit, giám đốc Trung tâm Tiểu đường Joslin của Bệnh viện Trung ương Connecticut, giải thích như vậy.
Điều này sẽ làm mất đi khả năng kích dục ở phụ nữ, làm giảm chất bôi trơn âm đạo và khiến cho phụ nữ cảm thấy bị đau trong quá trình giao hợp.
Ngoài ra, “Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, nó sẽ có thể ảnh hưởng sâu sắc tới chức năng thần kinh," bác sĩ Petit nói. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường và có liên quan đến việc các dây thần kinh bị huỷ hoại, và góp phần gây ra các vấn đề rối loạn tình dục.
Trên thực tế, có tới 35% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phải trải qua các rối loạn tình dục, bao gồm ít ham muốn tình dục, khó bị kích dục và khó đạt đến cực khoái, theo Viện Nghiên cứu Sức khoẻ Quốc gia.
Việc đầu tiên cần làm là kiểm soát mức đường huyết của bạn. Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm được nguy cơ gặp phải các vấn đề phức tạp, trong đó có các khó khăn trong quan hệ tình dục.
Sau đây là một số cách giúp bạn vượt qua một số tình trạng mà bạn phải đối mặt do bệnh tiểu đường của mình gây ra, để giúp bạn có thể quay trở lại được cảm giác khoái cảm ban đầu.
Tình trạng: Giảm sự kích dục
Giảm ham muốn tình dục: Về lâu dài, đường máu cao có thể huỷ hoại các mạch máu và giảm dòng máu chảy tới nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có bộ phận âm đạo và âm vật.
Dòng máu hạn chế vào các cơ quan sinh dục này có thể gây khó khăn cho việc kích thích tình dục.
Việc bạn cần làm: "Một phần của giải pháp là trao đổi với bạn tình của bạn," bác sĩ Petit nói. Câu trả lời cho việc kích thích ham muốn tình dục chính là những “khúc dạo đầu” (thông tin hay cho hầu hết phụ nữ).
Những cử chỉ vuốt ve âu yếm trong “khúc dạo đầu” sẽ làm tăng hưng phấn và làm tăng lượng máu chảy vào các bộ phận sinh dục. "Nếu bạn tình đang cao hứng, thì giải pháp này có thể chỉ đơn giản làm giảm đi đôi chút," bác sĩ Petit nói thêm.
Tình trạng: Khô âm đạo

Giảm ham muốn tình dục: Sự huỷ hoại các dây thần kinh tới các tế bào nằm trong âm đạo có thể làm khô âm đạo và sẽ dẫn tới khó khăn và không thoải mái trong khi giao hợp. 2/3 số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường gặp phải tình trạng khô âm đạo, bác sĩ Skugor cho biết.
Việc bạn cần làm: Sử dụng dầu bôi trơn có thể tan trong nước hay vô số các loại thuốc giúp âm đạo hết khô.
Nếu bạn ở giai đoạn mãn kinh và đang gặp phải tình trạng khô âm đạo (đó cũng là một biểu hiện của thời kỳ mãn kinh), hãy nói với bác sĩ của bạn liệu có thể dùng liệu pháp hooc-môn được hay không.
Tình trạng: Rối loạn tiết niệu
Giảm ham muốn tình dục: Bệnh tiểu đường cũng có thể huỷ hoại các dây thần kinh có chức năng kiểm soát chức năng bài tiết, bao gồm bàng quang hoạt động quá mức, buồn đi tiểu, tần suất đi tiểu nhiều, thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, hoặc thậm chí là đi tiểu vô thức (đái dầm).
Hơn nữa, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn bị ảnh hưởng bất kỳ tình trạng nào trong số các biểu hiện này, “tình dục có lẽ sẽ không đứng ở vị trí cao trong danh sách," Dr. Petit nói. Về mặt tâm lý học và cơ học, bạn đương nhiên sẽ không ở trong trạng thái đó.
Việc bạn cần làm: Đối với bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Uống nhiều nước có thể giúp bạn ngăn ngừa các ảnh hưởng khác của bệnh.
Phải luôn kiểm soát chặt chẽ đường huyết của bạn để có thể giảm thiểu các biến chứng.
Tình trạng: Suy nhược
Giảm ham muốn tình dục: Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và béo phì, dễ trở thành nạn nhân của trạng thái suy nhược.
“Có thể họ sẽ không thể đi bộ được, có một số công việc họ bị hạn chế làm, cơ thể của họ trông không khoẻ mạnh, mọi người cười nhạo họ hoặc họ bị phân biệt đối xử," bác sĩ Dr. Skugor nói.
Khi bạn bị suy nhược, tất nhiên bạn sẽ chẳng còn ham muốn tình dục nữa, bác sĩ nói. Thêm vào đó, thậm chí nếu bạn không quá mập, bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ có thể gây ra một số vấn đề tình dục, và bạn có thể trở nên mệt mỏi, cáu giận và bạn sẽ không còn hứng thú với chuyện gối chăn nữa.
Việc bạn cần làm: Tới gặp bác sĩ để xin ý kiến tư vấn và lời khuyên. Và nếu bạn cho rằng thuốc chống suy nhược làm giảm ham muốn của bạn, hãy nhớ rằng: một loại thuốc có tên là Wellbutrin (buproprion) nói chung không làm tăng các rối loạn về tình dục và trên thực tế còn “tăng khả năng đạt được khoái cảm cho phụ nữ”, bác sĩ Dr. Skugor cho biết.
Tất nhiên một số loại thuốc chống suy nhược mới hơn có tránh nguy cơ suy giảm chức năng tình dục cả cả nam và nữ.
Tình trạng: Lo lắng
Giảm ham muốn tình dục: Nếu đường huyết của bạn hạ xuống, bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng. Khi bạn cảm thấy bồn chồn lo sợ và có cảm giác không giống mình hàng ngày, thì chuyện gối chăn không luôn xuất hiện trong tâm trí bạn, bác sĩ Skugor lý giải.
Việc bạn cần làm: Bạn nên ăn để cân bằng mức đường huyết để giảm bớt căng thẳng lo âu. Một giải pháp tình thế cho tình trạng hạ đường huyết là ăn nhẹ một món gì đó.
Nếu bạn có xu hướng đường huyết thấp, hãy trao đổi với bác sỹ để điều chỉnh cho hợp lý.
Tình trạng: Mệt mỏi
Giảm ham muốn tình dục: Bệnh nhân tăng đường huyết phải đi tiểu nhiều lần nên không thể ngủ ngon được, bác sĩ Dr. Skugor cho biết. Thêm vào đó, bệnh nhân sẽ bị mất nước và hôn mê, và sẽ có một cảm giác chung là buồn chán.
Việc bạn cần làm: Tất nhiên, việc cần làm nhất là phải kiểm soát đường huyết. Nhưng nếu như bạn thấy sự mệt mỏi là một vấn đề (thường xuyên), bạn hãy thử gần gũi nhau vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi mà bạn có nhiều năng lượng nhất, dù là sáng sớm, chiều tà hay khi màn đêm tới.
Dù bạn làm gì, "đừng tự nói với mình, “tôi đoán là căn bệnh tiểu đường của tôi thôi; Tôi phải sống chung với các biến chứng của nó,” bác sĩ Dr. Petit gợi ý. "Có những thứ bạn có thể làm để giải toả cảm giác mệt mỏi liên quan đến rối loạn chức năng tình dục”.
Hãy tìm một người mà bạn thích nói chuyện, có thể người đó là bác sĩ của bạn, là chuyên gia y tế, hay một bác sĩ nội tiết. Họ sẽ giúp bạn chăm sóc sức khoẻ, đưa ra lời tư vấn, phương pháp điều trị và và kê đơn thuốc.
Nếu bạn vẫn cảm thấy trong trạng thái mệt mỏi thì cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường mà muốn sinh con thì cần phải theo dõi đường huyết rất chặt chẽ.
Trên thực tế, mức đường huyết cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn bình thường trước khi bạn quyết định có thai. Và hãy đọc thêm tài liệu để bạn có thể hiểu thêm về bệnh tiểu đường do thai nghén.
Hãy lưu ý rằng, bệnh tiểu đường cũng có thể gây khó khăn trong chuyện chăn gối đối với cả nam giới.
Theo Daithaoduong.vn