Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Dấu hiệu cho biết tuyến giáp đang lâm nguy

Khi bị suy giáp, cơ thể dễ có những thay đổi bất thường như rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, da khô, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục…

3 loại cây, quả dân dã giúp bạn đẩy lùi bệnh tiểu đường

Với lối sống hiện đại ngày nay, bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gần như đã xuất hiện ở mức độ phổ biến, được coi là một căn bệnh giết người thầm lặng, gây tỉ lệ tử vong cao.

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm những vị thuốc Nam để hỗ trợ cho việc điều trị đạt được hiệu quả hơn.
Búp ổi
Trong trường hợp bạn bị đái tháo đường, có thể dùng lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây 100 gam; Đậu bắp 100 gam; Búp ổi tươi 20 gam.
Ba thứ này cho vào nồi hoặc ấm đất nấu với 2 lít nước đun lửa than còn lại 500 ml chia uống thường xuyên trong ngày. Ngoài ra, với bệnh đái tháo đường phải thực hiện tốt chế độ ăn uống hàng ngày như mỗi bữa ăn chỉ cần một bát cơm và hai bát rau, phải kiêng khem các thức ăn giàu tinh bột như bánh mỳ, khoai lang, khoai mỳ, nên ăn bánh tráng và bún tươi thay cơm càng tốt.
Mướp đắng đẩy lùi bệnh tiểu đường
Đây là một phương thuốc truyền thống. Loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường và đã được dùng từ thời xa xưa. Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 - 7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào bữa tối và thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện được mức độ đường trong máu.
Chữa bệnh tiểu đường bằng hoa ti-gôn
Các nghiên cứu cho thấy cây Hoa ti gôn có các đặc tính như giảm đau, chống viêm.
Tại Mỹ người ta đã dùng các bộ phận trên không (trừ rễ cây) làm trà thảo dược. Các trà nóng đã được làm sẵn sàng từ phần trên không của cây này được sử dụng theo truyền thống để phòng ngừa và điều trị các chứng ho và đau liên quan đến bệnh cúm (2Mitchell và Ahmad, 2006 SA Mitchell và MH Ahmad, A xem xét các nghiên cứu dược tại trường Đại học của phương Tây Indies, Jamaica, Tây Ấn Độ Tạp chí y học 55). 
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng A. leptopus chất chiết xuất từ thực vật trưng bày chống thrombin, giảm đau, chống viêm, chống bệnh tiểu đường và lipid peroxidation ức chế hoạt động.
Tương tự như trà Diệp hạ châu, người ta cũng đóng gói 5g/túi trà để hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Dùng cây Hoa tigon như một loại trà thảo dược để chống viêm, giảm đau, chống lạnh, chứng bệnh ho, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng cách dùng hàng ngày như trà. Người ta lấy phần thân bỏ rễ cây đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 5 g hãm với nước đun sôi (50 ml) uống trong vòng cho 6h đồng hồ để chữa các chứng bệnh kể trên.


Người tiểu đường ăn mặn hại tim

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật, những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối, nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với không lạm dụng.

ĐH Niigata (UNP) Nhật Bản vừa kết thúc nghiên cứu mang tên Japan Diabetes Complications Study nhằm nhận biết nguy cơ biến chứng ở người Nhật mắcbệnh đái tháo đường. Nghiên cứu phát hiện thấy, những người mắc bệnh tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối có nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với nhóm không lạm dụng muối. 
Đái tháo đường là căn bệnh có nhiều đường trong máu, cơ thể kháng insulin làm cho đường đi thẳng vào dòng máu thay vì sản xuất năng lượng cho cơ thể.
Người tiểu đường ăn mặn hại tim
Nhóm người tham gia có độ tuổi trung bình 40-70, hiện đang được điều trị ngoại trú thuộc 59 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn nước Nhật. Tổng thể có 1.588 người tham gia, trả lời câu hỏi liên quan đến khẩu phần ăn hàng ngày và nguy cơ biến chứng tim mạch trong vòng 8 năm. Những người tình nguyện được chia thành 4 nhóm.
Kết quả, nhóm ăn trung bình 5,9 gam muối/ngày có nguy cơ gia tăng bệnh tim gấp 2 so với nhóm ăn trung bình 2,8 gam. Hiệu ứng bất lợi nhất của việc ăn mặn là làm cho việc khống chế đường huyết gặp khó khăn. Vì vậy, nhóm chuyên gia khuyến cáo nhóm người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nên giảm ăn muối để giúp duy trì ngưỡng đường huyết tối ưu, hạn chế biến chứng do đường huyết tăng gây ra, nhất là nguy cơ biến chứng gây bệnh tim mạch.



Thức uống ưu việt cho người đái tháo đường


 muop dang
1. Nước khổ qua (mướp đắng)
Các nghiên cứu của y học hiện đại gần đây cho thấy khổ qua có hoạt tính sát khuẩn, có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Nước ép khổ qua tươi có tác dụng chữa đái tháo đường tuýp 2 mới mắc (khi chưa phải dùng thuốc Tây y), phối hợp với các loại sulfamid chữa đái tháo đường tuýp 2 để tăng tác dụng, đồng thời giúp phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, lão hóa…
Lưu ý:
- Bạn có thể dùng mướp khổ qua khô pha như pha trà, sau đó dùng dần thay nước uống hàng ngày.
- Khi dùng mướp khổ qua sấy khô bạn nhớ bảo quản không ẩm mốc, tránh các vi khuẩn gây có hại xâm nhập.
2. Nước vối
nuoc-voi
Cây vối có nhiều dược tính quý, chữa được nhiều loại bệnh như vàng da, gan, ghẻ lở, các bệnh tiêu hóa… Đặc biệt, vối hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường rất tốt. Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. 
Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Nước vối sẽ giúp bạn bình ổn đường huyết, giảm mỡ máu, chống lão hoá, thanh nhiệt – tốt cho bệnh nhân đái tháo đường và người có nguy cơ cao.
Lưu ý:
- Nếu xác định sử dụng nước vối, ban nên sử dụng thường xuyên
- Nước vối tươi có tác dụng tốt hơn vối đã ủ.
3. Gạo lứt
nc' gạo lứt
Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường có lượng đường trong máu cao hơn người bình thường và như vậy cơ thể họ sẽ dần không còn khả năng sản sinh ra insulin để phá hủy lượng đường dư thừa. 
Trong khi đó, nếu ăn gạo lứt rang có thể tăng cường lượng khoáng chất, chất xơ, vitamin, phòng ngừa rối loạn mỡ máu, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp. Điều quan trọng hơn là không tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu như gạo trắng.
Lưu ý:
- Với gạo lứt rang, trước khi nấu không cần vo đãi để tránh mất dinh dưỡng. Trong thời gian đầu ăn chưa quen, bạn có thể trộn 50% gạo lứt rang với 50% gạo trắng khi nấu để đảm bảo sức khỏe phòng bệnh đái tháo đường.
- Ban đầu nếu không quen bạn có thể rang gạo lứt và nấu lấy nước và bảo quản để làm thức uống hàng ngày.
4. Trà xanh
nuoc-tra
Không chỉ là loại thức uống chứa ít calo, những kết quả nghiên cứu sơ bộ còn cho thấy trà giúp phòng chống một số căn bệnh mãn tính. Trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim nguyên nhân gây chết người hàng đầu của bệnh đái tháo đường chính là bệnh tim. 
Một trong những lý do khiến những bệnh nhân đái tháo đường phải chịu đựng nguy cơ mắc bệnh tim rất cao chính là do cơ thể của họ sản xuất ra nhiều chất AGEs (là các hợp chất trong cơ thể đến từ thức ăn và các loại đồ uống chúng ta tiêu thụ mỗi ngày). Bên cạnh đó trà giúp bạn thêm tỉnh táo và mang lại sự sảng khoái, giúp chống ôxy hóa lưu giữ nét trẻ trung cho bạn.
Lưu ý:
- Bạn nên uống trà không đường hoặc thêm một chút chất tạo ngọt nhân tạo.
- Để tránh nạp nhiều calo, bạn nên uống trà với sữa tách kem.


Dân văn phòng bị stress có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Stress tại nơi làm việc tăng 45% nguy cơ tiểu đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người chịu căng thẳng nhất tại nơi làm việc tăng 45% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, yếu tố vốn cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ, mù lòa và cắt cụt chi.
Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho giới văn phòng.Căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho giới văn phòng.
Các chuyên gia đến từ Viện Dịch tễ học ở Munich, Đức đã rút ra kết luận trên sau khi tiến hành theo dõi 5.337 đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 29 - 66 đang làm việc toàn thời gian. Trong khoảng thời gian 12 năm, gần 300 người trong số các đối tượng nghiên cứu này, vốn trước đó khỏe mạnh, đã phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ngoài việc đo chỉ số khối cơ thể (BMI) và xem xét tiền sử bệnh của , nhóm nghiên cứu đã khảo sát mức độ stress của những người tình nguyện tại nơi làm việc. Trong đó, căng thẳng cao tại nơi làm việc được định nghĩa là đối mặt với vô số yêu cầu, nhưng chẳng có mấy quyền kiểm soát đối với cách thức thực hiện mọi thứ.
GS Karl-Heinz Ladwig, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Theo dữ liệu của chúng tôi, gần 1/5 số người lao động đang phải hứng chịu tình trạng căng thẳng cao tại nơi làm việc".
Khi khớp các bệnh nhân với những kết quả về căng thẳng công việc, ông Ladwig và các cộng sự khám phá ra rằng, những người bị căng thẳng nhiều nhất tại nơi làm việc dường như tăng gần gấp đôi nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy, ngay cả đối với những lao động có chỉ số BMI tương đối lành mạnh, căng thẳng tại nơi làm việc vẫn là một yếu tố nguy cơ lớn.
Thông thường, chỉ số BMI cao từ 30 trở lên mới được xem là thuộc vùng nguy hiểm dễ bị bệnh tiểu đường.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ mức căng thẳng công việc cao dẫn tới bệnh tiểu đường như thế nào, nhưng họ nhận định, việc tiếp xúc liên tục với lượng hoóc môn stress tăng cao đã làm rối loạn sự cân bằng glucose của cơ thể. Lượng glucose cao trong máu sau đó có thể làm tổn hại hệ tuần hoàn và các cơ quan then chốt của cơ thể.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 từng được coi là bệnh của tuổi già do trước đây thường tấn công những người từ tuổi trung niên trở đi. Tuy nhiên, hiện đối tượng mắc bệnh đã mở rộng và xuất hiện ở cả lứa tuổi vị thành niên và thanh niên ngoài 20 tuổi.
TS Alasdair Rankin, giám đốc phụ trách nghiên cứu của Hiệp hội các bệnh tiểu đường Anh, tuyên bố, các nhà khoa học đang bắt đầu tìm hiểu về vai trò của stress cũng như tình trạng làm việc quá nhiều đối với việc phát triển bệnh tiểu đường. 
Theo ông, ngoài việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách kiểm soát cân nặng, thông qua một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, việc kiểm soát căng thẳng tại nơi làm việc cũng rất quan trọng và tốt cho sức khỏe của chúng ta nói chung.


Hạt cười tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Mỗi ngày ăn khoảng 100 gr hạt cười (quả hồ trăn) có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bệnh nhân tiểu đường, theo nghiên cứu đăng trên Journal of the American Heart Association.

Ảnh minh họa

Các nhà khoa học thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ) phát hiện chỉ cần ăn một nắm hạt cười hai lần mỗi ngày (chừng 150 hạt mỗi ngày) có tác dụng bảo vệ động mạch ở bệnh nhân tiểu đường khỏi bị tổn hại cũng như giúp giảm huyết áp.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nhưng ăn hạt cười có thể giúp giải quyết vấn đề này. Hạt cười còn chứa nhiều chất béo tốt, chất xơ, kali và các chất chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe.  

Những lưu ý về luyện tập thể thao cho người bị tiểu đường

Rèn luyện sức khỏe và chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân tiểu đườngđạt kết quả tốt trong quá trình luyện tập, giảm mỡ và kiểm soát lượng đường trong máu. Những lưu ý sau đây sẽ giúp người tiểu đường phòng tránh được nguy hiểm và đạt hiệu quả khi tập luyện.

Những người bị tiểu đường cần có chế độ tập thể dục và dinh dưỡng riêng. Ảnh minh họa: internet
Trước tiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách theo dõi bệnh tiểu đường trước khi bắt đầu luyện tập. Chuẩn bị các thiết bị theo dõi lượng đường như máy bơm insulin, máy theo dõi hàm lượng glu-cô (CGM) và kiểm tra sức khỏe. 
Xác định chỉ số đường huyết để có chương trình luyện tập phù hợp. Khi được bác sĩ đồng ý cho luyện tập, bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn về thể thao và bệnh tiểu đường.
Tránh bị hạ đường huyết trước, trong và sau thời gian tập luyện rất quan trọng. Nếu bị hạ đường huyết trong lúc tập luyện, nên đợi đến khi lượng đường tăng đến100 mg/dL. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc insulin, không nên bắt đầu các bài tập nâng cao sức bền trong 1 tuần sau khi hạ đường huyết đột ngột.
Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần và động kinh. Khi bắt đầu một môn thể thao đòi hỏi sức bền, nên tuân theo năm lời khuyên sau:
1. Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép.
2. Luôn chuẩn bị lượng đường dự trữ - thuốc đường (glucose tablet), nước uống thể thao, gel hoặc thanh năng lượng - khi luyện tập.
3 . Đeo vòng cảnh báo y tế ID , hoặc bất kỳ thẻ y tế giúp các nhân viên y tế lưu ý đến bạn để có sự giúp đỡ kịp thời.
4. Đảm bảo ăn đầy đủ và uống nhiều nước trong quá trình luyện tập. Mất nước càng làm tăng nguy cơ tăng đường huyết và lượng đường cao trong máu.
5. Kiểm soát lượng đường trong máu
-Thực phẩm cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn, thức ăn nhẹ và đồ uống phải phù hợp với người bị tiểu đường và theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.
-Trước khi luyện tập: Ăn nhẹ, khoảng 200 calo gồm tinh bột, protein và chất béo. Ví dụ, ½ chén bột yến mạch và ½ cốc sữa không béo hoặc một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với một muỗng canh bơ đậu phộng (15 gram tinh bột / 7 gram protein / 9 gram chất béo.) Khẩu phần này giúp tiêu thụ chất xơ khi luyện tập.
-Trong khi tập: Sau khi tập được khoảng 45 đến 60 phút, tiêu thụ 15 gram các chất bột đường đơn giản như uống khoảng 200 ml thức uống bổ sung năng lượng (khoảng 1 ly), nửa trái chuối, một nắm nho khô hoặc các chất bột đường thay thế khác (ví dụ: gel thể thao hoặc kẹo bọc đường).
-Sau khi tập: Ăn no để tránh giảm đường huyết.
Trong vòng 15 phút sau khi tập nên ăn một bữa nhẹ, như 1-2 hũ sữa chua không chất béo và một quả táo nhỏ (35 gram tinh bột/ 7 gram protein) hoặc các loại bánh có chứa protein tự làm hay chế biến sẵn. Ăn uống bình thường sau 2 giờ; kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Kiệt sức sau khi tập có thể là do hạ đường huyết.
Bổ sung nước: Uống nước thường xuyên trước, trong và sau khi tập luyện; uống khoảng 200 ml - 400 ml (khoảng 1-2 ly nước) nước trước khi tập thể dục, và tiếp tục uống nước trong và sau khi hoạt động thể chất để bổ sung lượng chất lỏng đã mất. Sau khi tập được 2 giờ, màu nước tiểu phải trong suốt. Nếu không thì tiếp tục uống nước đến khi nước tiểu đổi màu.


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Chỉ dẫn giúp ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả

Ung thư tuyến giáp khá hiếm gặp song nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bệnh nhân. Tốt nhất, bạn nên có biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.