Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Khi tuyến giáp trục trặc

Tuyến giáp giữ vị trí quan trọng trong việc sản xuất các hormone có tác dụng kiểm soát quá trình trao đổi chất để cung cấp năng lượng nuôi cơ thể.




Tuy nhiên, trước nay, ngoài bệnh bướu cổ khá quen thuộc, rất ít người biết chỉ cần tuyến giáp “chấp chới” rối loạn, toàn thân đã “não nề” chưa kể những nguy hiểm khi tuyến giáp cường hay suy….
TS-BS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ với bạn đọc xung quanh vấn đề này.
Thực phẩm từ đậu nành không tốt cho bệnh bướu cổ 
Xin BS cho biết tuyến giáp là gì? Tầm quan trọng của tuyến giáp đối với cơ thể ra sao?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể. Đàn ông thường có tuyến giáp lớn hơn phụ nữ. Người phương Tây thường có tuyến giáp lớn hơn người châu Á, phụ nữ khi có thai thì tuyến giáp cũng to hơn khi không có thai. Tuyến giáp có thùy phải và thùy trái kèm một eo tuyến giáp và nằm ngay vùng trước cổ. Vì vậy, khi tuyến giáp bị bướu người ta hay gọi là bướu cổ.
Tuyến giáp cung cấp hormone tuyến giáp gọi là T3 và T4, rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.
Được biết, sự mệt mỏi, tăng cân, cảm giác ớn lạnh, không thể tập trung suy nghĩ hoặc lúc nào cũng chảy mồ hôi, hồi hộp… là những dấu hiệu báo động tuyến giáp không bình thường. BS có thể nói rõ hơn về những triệu chứng này?
Những triệu chứng trên biểu hiện sự suy giảm của hoạt động tuyến giáp, thường gọi là suy giáp. Bệnh suy giáp thường là bẩm sinh, có khi là mắc phải do bướu giáp lớn chèn ép mô tuyến giáp lành, hay sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp để điều trị ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân thường bị béo phì, ớn lạnh cơ thể, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và khả năng tình dục.
Một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất là chứng Hashimoto. Hội chứng này là gì?
Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một dạng bệnh tự miễn của tuyến giáp. Bệnh này có khi phát triển thành bướu giáp, có khi không. Mô tuyến giáp trong bệnh này rất cứng, có nhiều mạch máu, đụng vào là chảy máu. Bệnh có thể gây ra hội chứng cường giáp hay suy tuyến giáp tùy thể loại. 
Bệnh rất khó điều trị, đôi khi ngoài các phương pháp sử dụng hormone tuyến giáp đối với bệnh nhân suy giáp hay thuốc chống cường giáp khi bệnh nhân có hội chứng cường giáp, còn phải sử dụng thêm các loại thuốc ức chế miễn dịch và nhất là phải sử dụng corticoide trong thời gian dài với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh có gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi hay không thì còn nhiều tranh cãi, các nhà khoa học cũng chưa kết luận chính thức.
Vì sao cùng là tuyến giáp nhưng có người bị suy, có người lại bị cường? Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt suy giáp và cường giáp?
Ngoài các triệu chứng lâm sàng chỉ điểm về suy giáp như đã nói ở phần trên, các triệu chứng của hội chứng cường giáp thường cho ta thấy là bệnh nhân hay hồi hộp, tim đập nhanh, sụt cân nhanh mặc dù ăn uống khá nhiều, hay đổ mồ hôi, da khô, lông dễ rụng, tay run nhẹ, mất ngủ v.v… Cũng rất khó nói ai dễ bị cường giáp hay dễ bị suy giáp. Tuy nhiên cường giáp thường xảy ra ở phụ nữ có bướu tuyến giáp, có yếu tố gia đình: con gái trong gia đình có mẹ hay chị gái bị bệnh này thường có tần suất mắc bệnh cao.
Nếu không chữa trị, suy tuyến giáp có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và khiến nạn nhân có nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp nặng, sự thiếu hụt hormone trầm trọng có thể khiến người bệnh bất tỉnh và thân nhiệt giảm ở mức nguy hiểm đến tính mạng. Tăng tuyến giáp mà không được chữa trị đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm về tim mạch và khiến xương dễ gãy. Riêng phụ nữ mang thai mà bị bệnh suy hay cường giáp thì có thể sinh non, sẩy thai. Điều này có đúng không, thưa BS?
Đúng vậy, tuy nhiên, việc tăng cholesterol ở người bị hội chứng cường giáp cũng không đáng kể nên nguy cơ xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân bị hội chứng cường giáp là không cao.
Nhiều người cho biết khi bị bệnh tuyến giáp, họ phải uống hormone suốt đời (để tăng hoặc để giảm) và họ bị phụ thuộc vào lượng hormone này. Đây có phải là phương pháp tối ưu? Trường hợp nào thì được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp?
Nếu bệnh nhân bị suy giáp, dù bẩm sinh hay mắc phải thì đều phải uống hormone tuyến giáp đến hết đời. Mỗi ngày một viên Thyroxin giá khoảng hơn 1.000đ. Với bệnh nhân bị cường giáp phối hợp với bướu giáp thì phải sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp cho đến khi trở về bình giáp, thông thường là từ ba-sáu tháng và sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp. Nếu sau mổ, bệnh tiến triển tốt thì không cần phải uống thuốc. Trường hợp phải cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư tuyến giáp thì sau phẫu thuật, bệnh nhân phải uống hormone tuyến giáp đến hết đời, mỗi ngày một viên.
Ung thư tuyến giáp có phải do những bệnh về tuyến giáp ở trên (suy giáp, cường giáp, rối loạn tuyến giáp, viêm giáp Hashimo) gây ra hay không, thưa BS?
Ung thư tuyến giáp là một bệnh hay gặp, bệnh ít khi kết hợp với viêm tuyến giáp Hashimoto và ít gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp. Còn về nguyên nhân và cách phòng chống thì cho đến nay y học chưa lý giải được.
Có thể lý giải như thế nào khi nhân viên một đơn vị kiểm ra sức khỏe định kỳ hàng năm và đồng loạt có vấn đề về tuyến giáp, như bướu nhân tuyến giáp? Liệu có phải là do vấn đề dinh dưỡng hay không? Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp có khó không, thưa BS?
Bướu giáp thể nhân, nhất là những nang nhỏ giống như u nang buồng trứng hay u nang tuyến bã trên cơ thể là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Đường kính nhỏ, có khi chỉ 0,5cm. Ngày xưa những bướu này khó phát hiện. Bệnh nhân nên tới chuyên khoa nội tiết khám, siêu âm kỹ hoặc chọc dò bằng kim nhỏ (FNA) để xác định, nếu không phải là ung thư tuyến giáp thì không phải lo lắng nữa.
Trong việc phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp, vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng, nên ăn đủ chất, trong đó có iốt. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều iốt quá, vì nếu hàm lượng iốt cao cũng dễ gây bướu giáp. Tránh ăn nhiều thực phẩm có chất gây bướu giáp như bắp cải, sữa đậu nành v.v…
Xin cám ơn BS.


Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 1, là một tình trạng mãn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không có, nội tiết tố cần thiết để cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng.

Khoảng 90 % trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Các dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường loại 1 bạn cần biết.
Khát nước và đi tiểu thường xuyên
Khi cơ thể dư thừa, tích tụ đường trong máu, chất lỏng được kéo từ các mô dẫn đến cơ thể cảm thấy khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Thay đổi thị lực đột ngột
Nồng độ glucose trong máu tăng lên khiến thủy tinh thể thay đổi hình dạng và sưng lên. Điều này dẫn đến làm thay đổi thị lực.
Tăng sự thèm ăn và giảm cân đột ngột
Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng có thể giảm cân - đôi khi rất nhanh. Nếu không có nguồn cung cấp đường năng lượng, và các mô cơ bắp đơn giản là chất béo có thể co lại.
dau-hieu-nhan-biet-som-benh-tieu-duong-loai-1
Nếu cơ thể bạn khát nước và đi tiểu thường xuyên, rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Buồn ngủ, ngủ nhiều và thậm chí là hôn mê
Cơ thể không có đủ lượng đường trong tế bào có thể dẫn đến các triệu chứng buồn ngủ, ngủ nhiều.
Khó thở và thường có cảm giác sững sờ
Hôn mê, bất tỉnh là những dấu hiệu cơ thể bạn đã nhiễm ketoacidosis - axit tiểu đường.
Ngoài ra nếu hơi thở có mùi giống như mùi trái cây, đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang sử dụng chất béo như năng lượng từ glucose là không có sẵn trong tế bào. Rất có thể cơ thể đã nhiễm ketoacidosis - axit tiểu đường và có thể đe dọa cuộc sống của bạn.


Suy giáp bẩm sinh ở trẻ: không phát hiện sớm, nguy hiểm khó lường

Trẻ sinh ra mắc bệnh suy giáp bẩm sinh nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.





Phát hiện sớm hiệu quả phục hồi sẽ cao

Chị Minh (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con chị sinh ra đủ ngày, khỏe mạnh, nặng 3,2 kg. Những tháng đầu sau sinh, bé bị vàng da, táo bón, mẹ nghĩ do sữa mình không tốt. Khi được 7 tháng, trong khi các bạn khác đã biết chơi đùa thì bé vẫn ngây ngô, lừ đừ. 

Cháu cũng béo bệu, người yếu ớt, hay ốm, rốn lồi. Thấy tình trạng đó của con đưa con đến khám tại bệnh viện Nhi trung ương, chị mới biết bé mắc bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh.

BS Nguyễn Thu Hằng, BV nhi Trung ương cho biết, nội tiết tố tuyến giáp là chất cần thiết cho não bộ và cơ thể phát triển từ lúc mới sinh cho tới khi trưởng thành. Nếu bị thiếu, não và cơ thể không phát triển dẫn đến trẻ bị ngu đần và thấp còi. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bổ sung đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp trong vòng hai tuần đầu sau sinh sẽ giúp trẻ phát triển bình thường.

Làm việc tại bệnh viện BS Hằng chia sẻ chị từng gặp những trường hợp phát hiện muộn bệnh suy giáp bẩm sinh để lại hậu quả rất nặng nề hết khả năng điều trị. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh nhân, chiều cao có tăng nhưng sẽ bị hạn chế, còn trí tuệ có vẻ không phát triển được nữa.

BS Hằng phân tích thêm, suy giáp bẩm sinh ở trẻ em là do rối loạn nội tiết do thiếu hoặc do khiếm khuyết tác động của hormone tuyến giáp đưa đến tình trạng chậm phát triển thể chất, tâm thần và vận động ở trẻ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ tử vong, bị lùn và đần độn suốt đời.

Vì tuyến giáp là nơi sản xuất ra một loại nội tiết tố tăng trưởng, gọi là Thyroxin, kích thích cho cơ thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi tuyến giáp không thể sản xuất được nội tiết tố này thì gọi là suy giáp và nếu tình trạng này xảy ra từ khi trẻ mới được sinh ra.

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ: không phát hiện sớm, nguy hiểm khó lường 1
Trẻ sinh ra mắc bệnh suy giáp bẩm sinh nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Ảnh minh họa

Nên làm các xét nghiệm trước khi mang thai

Trên thế giới, cứ 3.500 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Tại Việt Nam, tỉ lệ này là 1/2.500. Trong năm 2013, bệnh viện Từ Dũ đã xét nghiệm ngoại viện cho 24.613 trẻ và phát hiện 8 trẻ mắc căn bệnh này.

Theo BS Hằng, trẻ mắc suy giáp bẩm sinh là do trong quá trình hình thành thai nhi, tuyến giáp không được di chuyển tới đúng vị trí của nó và hậu quả là nó không thể hoạt động bình thường. Hoặc ở một số trẻ, tuyến giáp nằm đúng vị trí nhưng không phát triển nên cũng không sản xuất được Thyroxin.

Trẻ bị suy giáp bẩm sinh chỉ hồi phục trở về bình thường khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 - 3 tuần đầu sau sinh.

Dấu hiệu của trẻ bị suy giáp bẩm sinh ở giai đoạn sơ sinh thường là vàng da sơ sinh kéo dài, chậm thải phân su và sau này táo bón kéo dài, màu da chuyển sang xám chì, tái, ngủ rất nhiều, không linh hoạt với tiếng động, bú kém, có khi bỏ bú, ít khóc, tiếng khóc khan, lưỡi to bè, thò ra ngoài, thường hay có thoát vị nhất là thoát vị rốn, chậm lên cân, tay chân lạnh.

Ở giai đoạn sau sinh và trẻ nhỏ, chậm phát triển thể chất chậm biết đi, chậm lên cân chiều cao phát triển kém, tóc ngắn, thưa, khô, giòn, dễ gãy, răng mọc chậm…

Triệu chứng bệnh ở tuổi dậy thì có thể bao gồm: chậm phát triển tâm thần, không linh hoạt và học kém, tiếp thu chậm…

Suy giáp bẩm sinh nếu không điều trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng chậm phát triển trí tuệ không hồi phục, trẻ suy giáp bẩm sinh luôn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do sự phát triển chậm của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là dễ nhiễm trùng đường hô hấp nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 

Ngoài ra trẻ suy giáp bẩm sinh luôn tăng cholesterol máu, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành sau này ở những trẻ bệnh.

Để hạn chế bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị mang thai phải được làm xét nghiệm tầm soát để phát hiện sớm bệnh suy giáp.

Trong quá trình mang thai người mẹ cần nên kiểm tra định kỳ.

Để phát hiện sớm trẻ có bị suy giáp bẩm sinh, cách phát hiện sớm nhất là qua chương trình sàng lọc sơ sinh. Sau sinh 48h, trẻ sẽ được lấy mẫu máu ở gót chân hay mu bàn tay để làm xét nghiệm.


5 thực phẩm gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường đang trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nếu biết cách chăm sóc, quản lý bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh và chung sống hòa bình với căn bệnh này.





1. Kẹo
Kẹo và những sản phẩm khác như si rô, nước ngọt và bánh quy được coi là có rất ít giá trị dinh dưỡng nhưng có nhiều đường, chúng sẽ khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tăng vọt lên, đôi khi đến mức nguy hiểm. Nếu bạn thèm đồ ngọt hãy dùng trái cây.
2. Nước ép trái cây
Theo Naturalnews, trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì hàm lượng chất xơ cao sẽ làm chậm sự hấp thu đường và giữ lượng đường trong máu ổn định.
Tuy nhiên, nước ép trái cây cộng thêm đường, sữa có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên khá nhanh chóng.
Đồ uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường sẽ bao gồm trà đá không đường hoặc cà phê nguyên chất hoặc nước lọc.
3. Trái cây sấy khô
Trong khi trái cây tươi là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường thì trái cây khô lại hoàn toàn trái ngược. Vì trong quá trình mất nước, các chất đường trong các loại trái cây tập trung và có thể được cơ thể hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
4. Bánh kếp và si rô
Bánh kếp với si rôcó lẽ là sự lựa chọn bữa sáng tồi tệ nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Bánh chủ yếu được làm từ bột tinh chế và hầu hết sirô có chứa chất tạo màu nhân tạo và hương liệu. Cả bột tinh chế và siro sẽ làm tăng vọt các loại đường trong máu một cách nhanh chóng. Gà rán hoặc món ăn giàu protein khác là một sự lựa chọn tốt hơn nhiều.
5. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên kiểu Pháp cũng là một lựa chọn khủng khiếp đối với bệnh nhân tiểu đường, bởi vì khoai tây chứa lượng tinh bột cao.
Khoai tây chiêncũngrất béo nên có thể dẫn đến tăng cân và phát triển của bệnh tim. Salad hoặc xà lách trộn là sự lựa chọn lành mạnh hơn nhiều.


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Cách giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả

Những người bị bệnh tiểu đường hoặc đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thường nhận được lời khuyên kiểm soát lượng đường trong máu hoặc theo dõi chỉ số đường huyết.

Trên thực tế, tất cả những người bị bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát lượng đường trong máu của mình. Bài viết này sẽ tập trung vào những biện pháp quan trọng giúp bạn kiểm soát đường huyết.
Biết rõ chỉ số đường huyết của mình và thiết lập giới hạn cần thiết
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về mục tiêu mà họ muốn bạn phấn đấu đạt được. Để biết mức độ lượng đường trong máu của bạn, bạn phải sử dụng đường kế và kiểm tra máu của bạn. Nếu bạn không có đường kế, hãy đi khám bác sĩ để biết được lượng đường trong máu là bao nhiêu.
Cách giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả theo lời khuyên của các chuyên gia y tế Hoa Kỳ.
Cách giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả theo lời khuyên của các chuyên gia y tế Hoa Kỳ.
Hãy chắc chắn bạn biết cách sử dụng đường kế. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, lau khô trước khi đo đường. Cách tốt nhất để đo chính xác lượng đường là thực hiện theo những bước sau:
Đầu tiên bạn nên chắc chắn đo đường huyết vào buổi sáng, khi bạn đang đói, tức là đo đường sau 8 tiếng, kể từ bữa ăn cuối cùng của bạn. Kết quả sẽ là mức đường huyết lúc đói của bạn. Mức độ này sẽ cho bạn biết lượng đường huyết thực tế của bạn khi bạn không ăn uống gì. Nó là một trong những điều đầu tiên bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đường huyết lúc đói là 70-130 mg/dl (3,9-7,2 mmol/l).
Theo khuyến cáo của Hiệp hội các nhà Nội tiết Lâm sàngMỹ (AACE), đường huyết đói dưới 110 mg/dL(6,1 mmol/L).
Bác sĩ của bạn cần phải biết lượng đường trong máu khi đói của bạn để đưa ra đánh giá, nếu cần thiết sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát mức độ đường huyết qua đêm.
Một đến hai giờ sau khi bắt đầu bữa ăn
Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo lượng đường trong máu nên đạt kết quả ít hơn 180 mg/dl (10,0 mmol / L) đo 1-2h sau khi bắt đầu bữa ăn.
Hiệp hội các nhàNội tiếtLâm sàngMỹ (AACE) khuyến cáo lượng đường huyết nên đạt kết quả ít hơn 140 mg/dl (7,8 mmol / L) 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn.
Nếu lượng đường huyết ổn định trước bữa ăn và tăng cao sau khi ăn, đó có thể là do người bệnh quên dùng thuốc theo thời gian chỉ định hoặc do thức ăn mà họ đã tiêu thụ.
Biết cách đo lường tinh bột
Hãy theo dõi những điều căn bản để trợ giúp bệnh tiểu đường của bạn. Lên kế hoạch ăn uống và biết được hàm lượng tinh bột có trong những thứ bạn ăn trong bữa ăn của mình. Nếu bạn ăn nhiều tinh bột hơn so với khuyến cáo, thường sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn nâng cao. Nếu bạn không ăn đủ lượng tinh bột cần thiết, bạn có thể bị hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp.
Biết việc tập thể dục ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào
Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước, trong và sau khi bạn tập thể dục. Nếu bạn đang tiêm insulin hoặc dùng một loại thuốc có thể làm giảm hàm lượng insulin, bạn cần phải biết việc tập thể dục ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Luôn mang theo đồng hồ đo đường, thuốc và điện thoại di động khi bạn khi tập thể dục.
Bệnh tật ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn
Nếu bạn bị bệnh, hãy gọi cho bác sĩ của bạn và báo cho họ biết bạn cảm thấy như thế nào. Việc làm này rất hữu ích, giúp các bác sĩ có cái nhìn tổng thể về những gì đang xảy ra. Luôn có sẵn kết quả đo nồng độ lượng đường trong máu và nhiệt độ của bạn. Đó là những gì mà bạn phải làm nếu bạn bị bệnh tiểu đường.
Căng thẳng và thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn
Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự căng thẳng. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn để xem điều đó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào. Nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về những cách để giúp bạn kiểm soát căng thẳng và cách để thư giãn, giúp bạn ngủ ngon.
Hoóc môn cơ thể
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ nhận thấy có một sự thay đổi mức độ lượng đường trong máu của họ tại những thời điểm khác nhau của thai kỳ. Hãy theo dõi biểu đồ mức độ đường trong máu của bạn và nhờ bác sĩ của bạn tư vấn nếu bạn cần phải thực hiện bất kỳ thay đổi nào, dựa trên kết quả của bạn.
Thuốc men
Nói chuyện với bác sĩ và dược sĩ của bạn khi bạn bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới. Một số loại thuốc không được dùng cho người bệnh tiểu đường, sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Bạn cần một loại thuốc tiểu đường để kiểm soát đường huyết khi nó gia tăng hoặc xuống thấp.
Mất nước
Mất nước có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết bạn cần bổ sung bao nhiêu nước là hợp lý.
Kiểm soát lượng đường máu rất quan trọng để giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.