Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Kiểm soát đường máu giúp bảo vệ mắt và thận

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn quốc là 5,42%, tại miền núi phía Bắc 4,82%, đồng bằng sông Hồng 5,81%, duyên hải miền Trung 6,37%, Tây Nguyên 3,82%, Đông Nam Bộ 5,95%, Tây Nam Bộ là 7,18%.

Hội nghị chuyên ngành về nội tiết chuyển hóa của Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam được tổ chức 2 năm một lần. Mục tiêu chính của hội nghị là đánh giá lại các hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác điều trị chuyên khoa trong nước và xác định những nhiệm vụ của chuyên ngành trong giai đoạn tới; đồng thời động viên các nhà khoa học nỗ lực hơn vì sự nghiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị và theo dõi bệnh nhân thuộc chuyên ngành nội tiết, đái tháo đường và bệnh lý chuyển hóa trên toàn quốc.
Đái tháo đường là tình trạng tăng đường máu mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbonhydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hoá lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin.

Ảnh minh họa
Kiểm soát đường máu để bảo vệ mắt và thận.

Các loại đái tháo đường:
- Đái tháo đường týp 1: tế bào β tuỵ bị phá hủy do các nguyên nhân miễn dịch dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối. Điều trị bắt buộc phải dùng insulin.
- Đái tháo đường týp 2: là tình trạng kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối. Có thể điều trị bằng chế độ ăn, tập luyện, thuốc uống hoặc insulin.
- Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp đường máu khởi phát hoặc phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Điều trị có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện hoặc phối hợp với tiêm insulin.
- Đái tháo đường khác: đái tháo đường thứ phát:Đái tháođườngxuất hiện sau viêm tuỵ, xơ sỏi tuỵ, các bệnh nội tiết khác…đái tháođườngdo thuốc: glucocorticoid…đái tháo đường phối hợp với các hội chứng miễn dịch khác: Hội chứng Down, Hội chứng Klinefelter…

BV Nội tiết Trung ương cũng cho biết, hiện nay số lượng người mắc bệnh đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng do thay đổi về lối sống, sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh còn thấp.

Hiện Dự án quốc gia phòng chống đái tháo đường đã triển khai lập bản đồ dịch tễ học đái tháo đường tại 6 vùng sinh thái trong toàn quốc với mục tiêu xác định tỷ lệ mắc đái tháo đường tại 6 vùng sinh thái ở Việt Nam năm 2012 và một số nguy cơ với bệnh đái tháo đường. Dự án đã điều tra trên 11.000 người trong độ tuổi từ 30 - 69 tuổi.

Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn quốc là 5,42%; trong đó tại miền núi phía Bắc 4,82%, đồng bằng sông Hồng 5,81%, duyên hải miền Trung 6,37%, Tây Nguyên 3,82%, Đông Nam Bộ 5,95% và Tây Nam Bộ là 7,18%.

Đồng thời, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người dưới 45 tuổi; những người có vòng eo lớn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người có vòng eo bình thường; những người có huyết áp tăng cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người không bị tăng huyết áp...

Các chuyên gia cho biết, các biến chứng lâu dài của bệnh đái tháo đường như biến chứng mắt và thận ngày được quan tâm vì đây là nguyên nhân quan trọng gây mù lòa và suy thận giai đoạn cuối. 
Qua nghiên cứu cho thấy biến chứng mắt gặp ở 23,5% số bệnh nhân, biến chứng thận gặp ở 22,2% số bệnh nhân, biến chứng mắt và thận đồng thời phát hiện ở 13,6% số bệnh nhân. Thời gian mắc bệnh càng dài thì tỷ lệ biến chứng càng cao. Biện pháp tốt nhất làm chậm quá trình bệnh lý tại mắt và thận là kiểm soát đường máu...

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ thường gặp ở các bệnh nhânđái tháođườngtýp 1.đái tháođườngtýp 2 triệu chứng thường không rõ ràng, bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh hoặc khi nhập viện đã có các biến chứng cấp hoặc mạn tính của đái tháo đường.
Biểu hiện của bệnh đái tháo đường:
- Mệt mỏi, gầy sút 2 - 15 kg có thể kéo dài trong nhiều tháng.
- Đái nhiều 3-10 lít/ngày, khát nhiều và uống nhiều. Có thể có dấu hiệu mất nước: lưỡi khô, da khô, nhăn nheo, mắt trũng, môi đỏ.
- Cảm giác đói nhiều, ăn nhiều.
- Da hay bị ngứa và dễ bị nhiễm trùng, lâu liền vết thương.
- Giảm thị lực.
- Chuột rút cẳng chân vào ban đêm, tê bì chân tay.
- Giảm tình dục, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt.
- Ở người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt, ngã (do mất nước).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét