Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Cấp cứu hôn mê do đái tháo đường

(thaythuocvietnam) -  - Đường huyết mao mạch thấp < 3,9mmol/l Chuẩn đoán xác định: hạ đường huyết
Đường huyết mao mạch thấp < 3,9mmol/l
Chuẩn đoán xác  định: hạ đường huyết
Bệnh nhân tỉnh
Hỏi bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường có các triệu chứng:
- Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được
- Có cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu.
- Cảm giác tay chân nặng nề, yếu.
- Da xanh tái.
- Vã mồ hôi thường ở lòng bàn tay, trán, nách.
- Hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng, mất bình tĩnh.
- Có hiện tượng tăng tiết nước bọt.
- Cảm giác ớn lạnh trong người chạy dọc sống lưng
- Run tay
- Nhịp tim nhanh, thường nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất.
- Tăng huyết áp tâm thu
- Có thể có cơn đau thắt ngực, cảm giác nặng vùng tim
- Cảm giác đói cồn cào, cảm giác nóng rát vùng dạ dày
- Có thể có cơn đau thắt dạ dày, đau vùng thượng vị
- Có thể có buồn nôn, nôn
- Nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt
- Có thể có biểu hiện kích động, rối loạn nhân cách
- Nói cười vô cớ
- Có biểu hiện ảo giác.
  Kiểm tra đường huyết mao mạch < 3,9mmol/l chẩn đoán xác định hạ đường huyết do đái tháo đường.
Xử  trí tại chỗ
- Cần cho ăn ngay tối thiểu 15g đường (3 miếng đường).
- 100ml nước ngọt (nước đường, nước hoa quả pha đường, cocacola).
- Sau đó cho ăn phở hoặc cơm, bánh mì.
Bệnh nhân hôn mêcó một số triệu chứng:
- Da tái xanh
- Vã mồ hôi thường ở lòng bàn tay, trán, nách
- Nhịp tim nhanh, thường nhịp nhanh xoang, có thể gặp cơn nhịp nhanh thất hoặc trên thất.
- Tăng huyết áp tâm thu
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt 1/2 người, tổn thương thần kinh sọ não, rối loạn cảm giác, vận động.
- Tình trạng hôn mê thường yên lặng, hôn mê sâu không kèm theo các triệu chứng mất nước và đái nhiều. Không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Có thể có biểu hiện thần kinh khu trú kèm theo
Babinski dương tính (+) hai bên
- Hôn mê sâu có thể phản xạ gân xương giảm
- Co giật toàn thân, có thể gặp co giật khu trú kiểu động kinh.
- Không có rối loạn nhịp thở
- Tăng trương lực cơ toàn thân.
Đường huyết mao mạch < 3,9mmol/l đôi khi chỉ còn vết
Xử  trí tại chỗ
- Tiêm tĩnh mạch dung dịch đường glucose 20-30% (40-60ml) có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh
- Nếu bệnh nhân ở trạng thái kích thích vật vã khó tiêm truyền tĩnh mạch có thể tiêm glucagon 1mg tiêm bắp, sau 10 phút có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh
- Bệnh nhân bị hạ đường huyết kéo dài (thuốc uống hạ đường huyết) sau cấp cứu như trên để tránh tái phát phải đặt đường truyền tĩnh mạch: truyền glucose 10%  1000ml/4giờ; 1000ml/12giờ sau chuyển ngay đến bệnh viện chuyên khoa để theo dõi và điều trị
- Bệnh nhân tỉnh: cho uống nước đường hoặc sữa hoặc ăn thêm bữa, kiểm tra đường huyết 4giờ/lần để tránh đường huyết quá cao
- Hôn mê kéo dài do cấp cứu muộn hoặc do tai biến như phù não hoặc tai biến mạch máu não: phải được theo dõi tại bệnh viện
+ Duy trì đường máu bằng glucose 10%
+ Chống phù não bằng hydrocortisone 100mg  4giờ/ lần hoặc truyền mannitol
+ Xử trí nguyên nhân: tại viện
    Bệnh nhân sử dụng insulin phải hướng dẫn lại phương pháp lấy thuốc, bảo quản và cách tiêm, lấy đúng liều lượng, cách dự phòng và xử lý khi bị hạ đường huyết.
    Bệnh nhân do dùng sulfamid hạ đường huyết, đặc biệt người già phải truyền glucose 10% liên tục 24 giờ và chuyển phòng cấp cứu để theo dõi.
    Bệnh nhân có rối loạn ý thức nặng phải vào viện để điều trị và theo dõi. 
Đường huyết cao (> 16mmol/l hoặc máy thử đường huyết mao mạch cho kết quả cao)
Chuẩn  đoán: hôn mê do tăng đường huyết, kèm theo các biểu hiện:
- Thở nhanh, sâu, kiểu thở Kussmaul
- Mất nước: mặt hốc hác, mắt trũng, môi khô, da khô.
- Mạch nhanh, huyết áp tụt.
Xử  trí tại chỗ:
- Đặt đường truyền tĩnh mạch: truyền dung dịch natriclorid 0,9%  500ml.
- Tiêm 10 đv insulin nhanh tĩnh mạch.
- Chuyển tới bệnh viện chuyên khoa điều trị.
 
PGS.TS. Đỗ Trung Quân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét