Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Biến chứng của đái tháo đường

Giảm thị lực, tàn phế do cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não, tim mạch… là những nguy hiểm mà người bệnh phải đối mặt nếu không có các biện pháp phòng tránh.

Số người mắc đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 2010 trên thế giới có 285 triệu người và thì năm 2030 con số này sẽ tăng lên 438 triệu. Trong đó, 80% người bệnh đang sống ở các nước đang phát triển do sự gia tăng nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, lối sống ít vận động và sự đô thị hóa. Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý nếu bệnh không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

 
Tim mạch là một trong những biến chứng thường thấy của bệnh đái tháo đường
Kiểm soát tốt đường huyết (bao gồm đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn) có vai trò quan trọng trong phòng ngừa biến chứng. Nghiên cứu cho thấy nếu đường huyết ổn định trong thời gian trung bình 8 năm sẽ giảm được 30% biến chứng mạch máu nhỏ (biến chứng mắt, thận và thần kinh ngoại biên) và 15% biến chứng mạch máu lớn (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và viêm tắc động mạch chi dưới).
Ở người đái tháo đường, biến chứng tim mạch cao hơn 3-5 lần so với người bình thường. Đây là những biến chứng đe dọa tính mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, đột quỵ. Để ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, ngoài kiểm soát đường huyết, người bệnhcần điều trị các yếu tố nguy cơ như mỡ máu, huyết áp và kiểm soát cân nặng ở người quá cân, béo phì.
Kiểm soát cân nặng hợp lý ở người đái tháo đường bị quá cân, béo phì có vai trò rất quan trọng. Người béo phì, đặc biệt béo bụng là nguyên nhân chủ yếu gây kháng insulin, mỡ máu cao còn gây độc làm chết tế bào bê ta của tụy và làm suy giảm chức năng tiết insulin của tụy.
Người béo phì có rối loạn mỡ máu, cao huyết áp… tăng nguy cơ bị dái tháo đường typ 2 từ 2 đến 5 lần so với cộng đồng. Trên thế giới, khoảng 70-80% người bị đái tháo đường typ 2 là người béo phì. Người đái tháo đường béo phì ngoài việc khó khăn trong kiểm soát đường huyết (do kháng insulin) còn làm tăng nguy cơ bi các bệnh khác như tim mạch, tổn thương các khớp (đặc biệt khớp gối), rối loạn hô hấp do sự thâm nhiễm mỡ các cơ hô hấp… Do vậy, điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường týp 2, người đái tháo đường béo phì cần phải giảm cân, béo bụng.
Điều trị tiểu đường là sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thuốc; trong đó chế độ dinh dưỡng là nền tảng của điều trị. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, huyết áp và giảm cân ở những người bệnh béo phì.
Chế độ dinh dưỡng tăng cường sử dụng các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết, co nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi không ngọt, các sản phẩm họ đậu… giúp hạ đường huyết, giảm rối loạn mỡ máu và insulin sau ăn. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn làm tăng cảm giác no của dạ dày, giảm năng lượng đưa vào cơ thể nên giúp cho người bệnh béo phì giảm cân.
Thực phẩm có hệ thống phóng thích chậm với sự hiện diện của hệ thống đường đặc biệt với sucromalt, fibersol, chromium picolinate, không gây tăng đột biến chỉ số đường huyết. Đồng thời, người bệnh vẫn được cung cấp đủ năng lượng thiết yếu. Chế độ ăn hạn chế chất béo, nội tạng động vật (nhiều cholesterol) và tăng cường các axít béo không no có trong dầu thực vật, mỡ cá như MUFA, Omega 3… làm hạn chế quá trình xơ vữa mạch, có tác dụng phòng và điệu trị bệnh lý tim mạch, hạn chế sự tăng cân.
Dinh dưỡng điều trị luôn có vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường, có tác dụng phòng ngừa biến chứng và nếu biến chứng đã xuất hiện thì dinh dưỡng đúng sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét