Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Cái chết không báo trước ở người bệnh tiểu đường

Đái tháo đường vốn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó âm thầm phá huỷ hàng loạt các bộ phận trên cơ thể người bệnh như tim mạch, thận, mắt, chân tay…

Tuy nhiên nó cũng có thể dẫn tới những cái chết không báo trước nếu biến chứng là đột quỵ (tai biến mạch máu não) hay nhồi máu cơ tim.
60% bệnh nhân đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch
Dưới sự chủ trì của BS. Lâm Đình Phúc và PGS.TS. Đỗ Trung Quân, ngày 30/06 vừa qua, CLB người mắc bệnh Đái tháo đường Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt quý 2/2012 với chủ đề “Tổn thương mạch máu và thần kinh ở người đái tháo đường”.
Theo các chuyên gia, có tới 60% bệnh nhân đái tháo đường tử vong do nguyên nhân tim mạch. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ (tai biến mạch máu não) lên 1,8 đến 2 lần, làm nguy cơ tử vong tăng lên 6 lần ở người có thêm bệnh mạch vành. Thời gian mắc tiểu đường càng lâu, nguy cơ bị tai biến càng cao.
Huyết khối (cục máu đông) là một trong những nguyên nhân dẫn đến
đột quỵ - nhồi máu cơ tim
 
Vì sao bệnh đái tháo đường lại dẫn đến những tai biến này? Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều có tăng huyết áp. Thêm vào đó, đái tháo đường làm phá huỷ toàn bộ hệ thống mạch máu của cơ thể. Nó làm giảm quá trình tổng hợp PGI2 (yếu tố giãn mạch) khiến mạch máu bị co hẹp, đồng thời gây ra các rối loạn chuyển hoá như làm tăng triglyceride, tăng LDL (tăng mỡ máu), giảm HDL, làm đẩy nhanh tiến trình xơ vữa động mạch.
 
Mạch máu bị tổn thương cũng dẫn đến sự hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch, làm cho mạch máu bị tắc, máu không thể lưu thông. Nếu động mạch vành (mạch máu nuôi tim) bị tắc sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, mạch máu não bị tắc sẽ gây ra nhồi máu não (tai biến mạch máu não). Đó chính là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều tai biến tim mạch. Trong đó tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người tiểu đường.
Hãy phòng bệnh ngay hôm nay
Các chuyên gia cho biết, bản thân bệnh đái tháo đường đã là một yếu tố nguy cơ cao khiến người bệnh có thể bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim bất cứ lúc nào. Vì vậy phải phòng bệnh càng sớm càng tốt.
Ngoài việc thay đổi lối sống và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như huyết áp, đường huyết, HbA1c, cholesterol (mỡ máu)... một việc làm hết sức quan trọng, đó là phải ngăn ngừa được huyết khối (cục máu đông).
 
Hiện nay, các thuốc chống huyết khối như aspirin, clopidogrel… mới chỉ được dùng trong điều trị và phòng bệnh cấp 2 (ngăng ngừa tái phát ở người đã bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim), chứ chưa được sử dụng lâu dài trong phòng bệnh cấp 1 (phòng ngừa để không bị mắc bệnh), vì nhóm thuốc này có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hoá (chảy máu dạ dày – tá tràng).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét