Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Không nhất thiết chích insulin

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh đái tháo đường được phát hiện lúc mang thai, gồm cả bệnh có sẵn trước đó nhưng chưa được phát hiện.

Thống kê cho thấy tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi tùy theo châu lục (châu Á cao hơn châu Âu, châu Mỹ), quốc gia, sắc tộc (da trắng ít hơn da màu). Tần suất mắc bệnh dao động từ 1-14% số thai phụ.
Dưới góc độ khoa học, trong bốn nhóm thuốc điều trị đái tháo đường, insulin chính là thuốc tốt nhất, hợp sinh lý nhất. Gần đây, các nhà bào chế còn tiến thêm một bước sản xuất được insulin analog, với chức năng vượt trội hẳn insulin thông thường.
Nhược điểm lớn nhất của liệu pháp insulin là phải dùng dạng tiêm chích. Dù các nhà khoa học cũng nỗ lực nghiên cứu để sản xuất các dạng insulin không chích như: hít, ngậm, uống, ghép da... nhưng nói chung hiện vẫn chưa có dược phẩm khả dụng nào được đưa ra thị trường.
Vấn đề phức tạp thứ hai khi chích insulin là khâu bảo quản thuốc. Do vậy từ năm 2005, Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra khuyến cáo nên dùng thuốc uống cho đái tháo đường thai kỳ.
Ở châu Âu, Mỹ, các bác sĩ đã dùng thuốc uống cho bệnh nhân có thai. Hai loại thuốc được dùng là glyburide (họ sulfonylurea) và metformin, vốn quen thuộc với bác sĩ và bệnh nhân nội tiết.
Ở Việt Nam, việc điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ vẫn dùng liệu pháp chính là chích insulin cho người bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét