Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Cắt cụt chi mới biết bị đái tháo đường

Sau khi xét nghiệm máu và được chỉ định tháo khớp ngón chân bà Nụ mới bàng hoàng hay tin mình bị đái tháo đường đã lâu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trường hợp của bà Nguyễn Thị Nụ (62 tuổi, TPHCM): bà đi khám do ngón chân cái đau, tê, mất cảm giác, nhiễm trùng lan rộng sau một lần cắt lẹm móng chân. Sau khi xét nghiệm máu và được chỉ định tháo khớp ngón chân bà mới bàng hoàng hay tin mình bị ĐTĐ đã lâu.
 
Những triệu chứng tê, mất cảm giác, nhiễm trùng là biến chứng do bệnh lâu ngày không được điều trị. Bà ngậm ngùi cho biết bản thân không thấy triệu chứng điển hình nào nên đã chủ quan với bệnh. Dù đã được chỉ định tháo khớp ngón cái nhưng những ngón còn lại của bà cũng rất khó giữ.
 
Theo một thông báo của WHO tháng 3/2005 cứ 6 người mắc ĐTĐ có 1 người bị loét bàn chân. Trên phạm vi toàn cầu cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân buộc phải cắt cụt chi. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên rằng, cần hết sức lưu ý với những triệu chứng của bệnh lý bàn chân ở người ĐTĐ như: đau cách hồi, đau về ban đêm, da bàn chân đỏ, bóng nhẫy, mất lông ngón chân, móng dày lên, xanh tái khi giơ chân lên… 

Trong đó triệu chứng đau cách hồi là triệu chứng điển hình nhất. Đau cách hồi đặc trưng bằng cơn đau âm ỉ hoặc đau co cứng lại như bị chuột rút, đa phần xảy ra ở bắp chân. Đau chỉ xảy ra khi đi bộ và hết khi người bệnh ngừng đi bộ mà không cần phải ngồi xuống.
 
Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng bàn chân là kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng/lần, phát hiện sớm bệnh và kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết và HbA1c (chỉ số phản ánh mức độ biến chứng của bệnh ĐTĐ), để phòng ngừa biến chứng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét