Cùng trong gia đình sẽ có quan hệ di truyền và kiểu ăn uống tương đương, do vậy sẽ càng làm tăng khả năng cả gia đình bị mắc bệnh tiểu đường.
Một cách đơn giản để tiên liệu một người có thể bị mắc bệnh tiểu đường hay không là thử đường máu sau ăn 1-2 giờ.
Nếu
đường máu sau ăn 1giờ >7,8mmol/l (>140mg/dl) hoặc đường máu sau
ăn 2giờ >6,7mmol/l (>120mg/dl) được coi là đã có rối loạn chuyển
hóa đường glucose.
Khả năng chuyển thành bệnh tiểu đường thực sự rất lớn trong vòng 6 tháng đến 2 năm nếu không thay đổi gì về lối sống.

Nếu
lỡ may có rối loạn chuyển hóa đường glucose, cá nhân người đó nên kiểm
soát đường máu thường xuyên trong từng bữa ăn bằng máy đo đường máu cá
nhân, giảm lượng chất bột đường và quả ngọt cho đến mức đường máu sau ăn
dưới mốc đã nêu ở trên.
Ví
dụ: nếu đang ăn bữa tối 2 bát cơm và thức ăn như thường quy. Đo đường
máu sau ăn 2 giờ >8mmol/l: nên ăn giảm xuống 1,5 bát cơm thậm chí
1bát cơm. Ăn bù thêm bằng thức ăn như thịt, cá, đậu phụ, các loại hạt
lạc, hạt điều. Kiểm tra lại mức đường máu xem đã đạt được mục tiêu hay
không?.
Đo thử thường xuyên như vậy sẽ xác định được mức ăn hợp lý cho từng người.
Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Daithaoduong.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét