Nhiều người khi bị tai nạn hoặc có vấn đề sức khỏe phải phẫu thuật cứ băn khoăn không biết tại sao bác sĩ lại... trả về nằm chờ.
Một số gia đình còn cố chạy chọt, xin xỏ bác sĩ để người nhà được
mổ trong khi không hiểu: Người tiểu đường có chỉ số đường huyết cao nếu
mổ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tại BV Việt Đức, nơi chuyên cấp cứu ngoại khoa và hầu như bệnh nhân phải mổ, rất nhiều trường hợp như thế. Có bệnh nhân gãy cả 2 chân, nằm thẳng cẳng bất động, rất đau đớn mỗi lần đi vệ sinh hoặc khi muốn xoay trở mình, nhưng chỉ vì chỉ số đường huyết quá cao mà đành... cứ nằm đó, ngày 2 lần tiêm isullin và chờ đợi.
Tại BV Việt Đức, nơi chuyên cấp cứu ngoại khoa và hầu như bệnh nhân phải mổ, rất nhiều trường hợp như thế. Có bệnh nhân gãy cả 2 chân, nằm thẳng cẳng bất động, rất đau đớn mỗi lần đi vệ sinh hoặc khi muốn xoay trở mình, nhưng chỉ vì chỉ số đường huyết quá cao mà đành... cứ nằm đó, ngày 2 lần tiêm isullin và chờ đợi.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trước khi mổ, nếu thấy đường huyết cao,
bệnh nhân sẽ được điều trị cho đến khi đường huyết ở mức an toàn
Giải thích về việc tại sao bệnh nhân đái tháo đường nặng không thể
mổ, PGS.TS Tạ Văn Bình, viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn
chuyển hóa cho biết, đường máu cao sẽ khiến bệnh nhân khó liền xương.
Không chỉ mổ kết xương, tất cả các phẫu thuật đều chống chỉ định
với bệnh nhân đái tháo đường, bởi lẽ, trong quá trình gây mê, bệnh nhân
có đường huyết cao rất dễ hôn mê luôn, nguy hiểm đến tính mạng.
Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, trước khi mổ, nếu thấy đường
huyết cao, bệnh nhân sẽ được điều trị cho đến khi đường huyết ở mức an
toàn (thường là dưới 10).
Trường hợp bệnh nhân cần phải mổ ngay, nếu không mổ sẽ nguy hiểm
đến tính mạng, các bác sĩ sẽ mổ cấp cứu và trong quá trình mổ, isullin
được truyền liên tục vào người.
Bệnh nhân và người nhà không nên quá lo lắng, sốt ruột khi cần mổ
ngay để làm giảm sự đau đớn mà cứ phải chờ, bởi lẽ, "chờ" trong trường
hợp này là an toàn cho người bệnh. Trong khi nằm viện, bệnh nhân nên hợp
tác với bác sĩ trong việc tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt.
Nhiều trường hợp, khách vào thăm không biết nên mang biếu cam quýt,
bánh, sữa...; Người nhà bệnh nhân thì quan niệm... đã vào viện là phải
tẩm bổ để lấy sức, vậy nên, tiêm isullin nhưng bệnh nhân vẫn chén cật
lực hoa quả ngọt, sữa béo... vậy là việc điều trị sẽ kéo dài và tốn
kém.
Theo Hoài Hương - Khoa học và Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét