Người nhiễm hàm lượng thuốc trừ sâu với mức độ tương đối cao trong máu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Một chiếc máy bay phun hóa chất diệt côn trùng trên cánh đồng lúa mì (Ảnh: Reuters)
Ngày
18/8, theo Reuters, các nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chăm sóc bệnh đái
tháo đường (Hoa Kì) đã chỉ rõ có mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường tuýp 2
và các loại thuốc trừ sâu cũ gồm organochlorines và những hóa chất khác
được xếp vào loại hữu cơ khó phân hủy (POPs).
Organochlorines
hiện nay bị cấm sử dụng tại Hoa Kì và những nước phát triển khác, sau
khi nghiên cứu phát hiện chúng có liên quan tới ung thư và những nguy cơ
tiềm ẩn khác đối với sức khoẻ.
Tuy nhiên, như tên gọi của chúng, POP lưu lại trong môi trường nhiều năm và góp phần tạo nên mỡ động vật và mỡ con người.
Một
nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe và phúc lợi xã hội Riikka
Airaksinen, Phần Lan đã tiến hành đo lượng POPs trong máu ở 2.000 người
lớn tuổi. Kết quả cho thấy chỉ hơn 15% người đang mắc bệnh tiểu đường
tuýp 2, nhưng nghiên cứu phát hiện rằng những người nhiễm độc chất ở mức
độ cao nhất thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao nhất.
Theo
Trung tâm phòng chống bệnh tật tại Mỹ, những thức ăn chứa nhiều chất
béo như các sản phẩm từ sữa, dầu cá, và mỡ động vật là nơi lưu trữ của
POPs.
Những
nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm cho thấy một số chất POP gây giảm
khả năng cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu – một nguyên do có
liên quan đến bệnh tiểu đường.
Ngoài
POPs, viện Riikka Airaksinen cũng cho biết những nghiên cứu riêng lẻ
không cho thấy thuốc trừ sâu organochlorines có liên quan đến bệnh tiểu
đường. Nhưng nếu nghiên cứu tổng thể cơ thể con người, bệnh tiểu đường
và organochlorines có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng nội dung chi
tiết chưa được công bố.
Theo Minh Hoàng - Sài Gòn Tiếp Thị/ Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét